Nghĩa lịch sử

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 86)

7. Bố cục

2.4.2.nghĩa lịch sử

Triết học đạo đức của Kant đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nền triết học cổ điển Đức, khơi dậy cảm hứng cho các trào lưu triết học phương Tây từ thế kỷ XIX đến nay. Sự ảnh hưởng đó thể hiện trong triết học Mác, chủ nghĩa Kant mới, triết học hiện sinh và một số học thuyết triết học chính trị phương Tây hiện đại.

Đối với triết học cổ điển Đức, nhất là với Hêghen thì phạm trù tự do ý

chí và nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của đạo đức học Kant đã

được Hêghen kế thừa và phát triển. Mặc dù phạm trù tự do ý chí được hiểu rất khác nhau nhưng cũng như Kant, Hêghen đã lấy phạm trù đó làm điểm xuất phát cho triết học pháp quyền của mình.

Sự tự quyết của ý chí trong triết học đạo đức của Kant nói chung cũng như đạo đức Kant trong tác phẩm phê phán lý tính thực hành là cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy ý chí đặc biệt là của A. Sôpenhauơ. Từ chỗ khẳng định rằng thế giới là ý chí và tưởng tượng bản chất của ý chí là ham muốn mù

84

quáng, Sôpenhauơ đã đi đến khẳng định rằng không có tự do ý chí thực sự và vì vậy cũng không thể có đạo đức chân chính. Như vậy, trên thực tế quan đểm của Sôpenhauơ về ý chí hoàn toàn đối lập với quan điểm của Kant. Cũng chính vì sự đối lập này mà đạo đức của Sôpenhauơ trở thành đạo đức học chủ nghĩa bi quan, của sự thương cảm.

Triết học của Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng là một trong những tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mác. Khẳng định nhiệm vụ của triết học là nghiên cứu bản chất con người hay lý giải vấn đề: con người là gì? Triết học đạo đức của Kant đã đặt nền tảng cơ sở lý luận cho triết học Mác.

Chủ nghĩa Kant mới mà đại biểu là Lănggơ (1828-1875) và H.Côhen (1842–1918) cho rằng triết học đạo đức của Kant là một học thuyết về lý luận xã hội chủ nghĩa, bởi nguyên tắc đạo đức của nó là mệnh lệnh tuyệt đối và nó đã trở thành chuẩn mực của hành động đạo đức phổ biến của con người. Nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người không bao giờ được xem con người chỉ là phương tiện mà luôn là mục đích trong triết học của Kant là tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là cương lĩnh đạo đức để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Vì vậy theo chủ nghĩa Kant mới, Kant chính là người xây dựng nền móng cho chủ nghĩa xã hội.

Đối với triết học hiện sinh mà đại biểu là K.Giaxpơ, Haiđơgơ và Xáctơrơ thì vấn đề con người và ý nghĩa cuộc sống con người trong đạo đức học Kant đã khơi dậy cảm hứng cho các nhà triết học hiện sinh, đi tìm bản chất con người trong đời sống nội tâm của chính mình.

Một số học thuyết chính trị xã hội hiện đại như Một học thuyết về sự

công bằng của nhà triết học người Mỹ John Rawls cũng chịu ảnh hưởng bởi

tư tưởng đạo đức của Kant. Mặc dù đề cập tới sự công bằng dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng cơ sở lý luận của nó đều bắt nguồn từ nguyên tắc tôn

85

trọng phẩm giá của con người trong triết học đạo đức của Kant. Rawls đưa ra hai nguyên tắc của công bằng nhằm đảm bảo về quyền tự do cơ bản và bình đẳng trong việc phân phối phúc lợi xã hội trong đó ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo đảm bình đẳng về tự do cơ bản, bởi nó là sự thể hiện nhân phẩm của con người.

Khi xây dựng học thuyết về đạo đức trong triết học phê phán của mình, ngoài việc coi quy tắc đạo đức là cái có quyền uy tối cao, là mệnh lệnh tuyệt đối mà con người cần tuân theo, Kant còn coi tự do là lý tưởng đạo đức cao đẹp nhất mà nhân loại cần hướng tới.

Sự mở đầu và kết thúc của Phê phán lý tính thực hành là nguyên tắc về tự do, là sự tự trị của ý chí con người. Ngoài ra, điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ ở Kant đều được xây dựng dựa trên việc khẳng định tinh thần có năng lực chịu trách đạo đức của con người. Điều này có nghĩa: cho dù con người có biện minh cho mình bằng bất kỳ hoàn cảnh nào dẫn tới hành vi này hay hành vi khác thì nó vẫn tự do hành động theo một cách xác định. Chúng ta không lấy tự do ở đâu cả nếu chúng ta không kiên quyết trở thành những người tự do. Vì quy tắc đạo đức ở Kant dựa vào tự do còn tự do dựa vào quy tắc đạo đức, cho nên con người trở thành con người tự do cũng có nghĩa là trở thành con người đạo đức. Thiếu những quyết định và những hành vi đạo đức tự do của bản thân chúng ta và của những người khác thì tự do và đạo đức sẽ không được khẳng định và bảo vệ trong thế giới. Với tư cách thực thể có tính người, có lý tính, chúng ta chịu trách nhiệm về tự do và về đạo đức. Do vậy một sự phán xét nghiêm khắc về đạo đức được đề ra cho mỗi người trong chúng ta và cho tất cả chúng ta.

Qua những đánh giá trên, ta có thể thấy rằng triết học của Kant nói chung và đạo đức học của Kant nói riêng đặc biệt là đạo đức học trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành đã có một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến

86

nhiều nhà triết học sau Kant. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập nền kinh tế cả thế giới đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại muốn chung sống hòa bình thì triết học Kant giống như một định hướng bởi mục đích cao nhất trong triết học của ông là hướng tời một nền hòa bình vĩnh cửu, tới những giá trị tốt đẹp Chân – Thiện – Mỹ. Đạo đức học Kant có ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay, khi xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành một xu hướng tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Kant không tham gia xây dựng lý luận về nhà nước pháp quyền như Rútxô, Môngtexkiơ nhưng ông đã đưa ra quan niệm về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, theo đó đạo đức là nền tảng, là cơ sở để từ đó có thể xây dựng nên các quy phạm pháp luật. Đến lượt mình, pháp luật lại tác động ngược trở lại củng cố các quan niệm đạo đức. Mối quan hệ này cũng đã lý giải xác đáng cho triết học đạo đức Kant thời kỳ này luôn gắn liền với thực tiễn và trên tinh thần phê phán.

87

KẾT LUẬN

“Hai điều ngập tràn tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới

mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi” [35, 278]. Câu nói nổi tiếng ấy của Kant cũng chính là sự khái quát sâu sắc cho toàn bộ hệ thống triết học của Kant nói chung cũng như triết học đạo đức của ông nói riêng. Và những nhà triết học sau Kant và cả loài người cũng nghiêng mình trước tài năng và nhân cách cao quý của nhà triết học người Đức bởi tất cả những gì mà ông để lại cho hậu thế, đặc biệt là những giá trị nhân bản trong triết học đạo đức.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng những quan niệm về đạo đức của Kant vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Triết học đạo đức của ông ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, nước Đức đang ở trang thái trì trệ về kinh tế và chịu sự thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Phổ lạc hậu. Trong hoàn cảnh ấy, trên tinh thần “phê phán” nhìn thẳng vào hiện thực đạo đức học của Kant đã có những đóng góp mang tính vạch thời đại, hướng con người tới những giá trị chân chính nhất. Đạo đức học của Kant là sự kế thừa tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng kiệt xuất của nhân loại suốt từ thời kỳ cổ đại như Xôcrat, Platon, Aritxtot đến thời trung cổ là sự ảnh hưởng bởi Tomat Đacanh và đặc biệt là thời kỳ cận đại với những tên tuổi như Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ, Rutxô vv triết học của Kant ngày càng kiện toàn và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Tính nhân văn, nhân đạo là tư tưởng cốt lõi trong triết học đạo đức của Kant. Triết học đạo đức của Kant cho rằng mục đích của con người là sự Thiện – tối cao, tức là sự hợp nhất giữa cảm nhận hạnh phúc và đức hạnh. Con người cần sống tốt để xứng đáng được hạnh phúc, và sống tốt có nghĩa là thực hiện trách nhiệm đạo đức của mình phù hợp với quy luật đạo đức. Tuy nhiên để đạt được sự Thiện – tối cao này thì con người cần tin rằng mình có tự do, có sự bất tử của linh hồn và sự tồn tại của Thượng đế.

88

Từ cách tiếp cận giữa đạo đức học của Kant ta có thể nhận thấy rằng đọc triết học Kant khó đến mức giống như đi chân trần mà vượt qua đỉnh Everest, hay vượt qua đáy Đại Tây Dương. Có như thế chúng ta mới thấy hết ý nghĩa to lớn của triết học đạo đức nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống triết học của ông. Chúng ta phải thừa nhận rằng tư tưởng đạo đức học của Kant dù có cả những mặt tích cực và hạn chế như triết học đạo đức Kant còn nhiều điểm mang tính phi lịch sử, phi giai cấp cũng như thiếu cơ sở hiện thực nhưng đã để lại những dấu ấn lâu dài và sâu đậm trong lịch sử triết học phương Tây cũng như trong nhân loại.

Đạo đức của Kant hướng tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ, hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu, hướng tới con người. Khi trả lời cho ba câu hỏi: “Tôi có thể biết được cái gì?”, “Tôi cần phải làm gì”, “Tôi có thể hi vọng cái gì” đặc biệt là câu hỏi thứ hai “Tôi cần phải làm gì”, ta thấy rằng đạo đức học của Kant không chung chung, trừu tượng mà vận dụng vào cuộc sống, đề cao vị trí và vai trò của con người và đây cũng chính là tiền đề cho đạo đức học của Mácxit sau này.

Kế thừa những tư tưởng tiến bộ trong triết học Kant, các nhà triết học cổ điển Đức, các nhà triết học mácxít và nhiều trào lưu triết học hiện đại đều cho rằng con người là trung tâm của các vấn đề triết học. Tất cả các vấn đề của triết học từ Kant trở về sau đều đề cập đến những giá trị của con người, ý nghĩa của cuộc sống con người và nghiên cứu nó như một chủ thể của quá trình hoạt động thực tiễn, mặc dù sự lý giải về những vấn đề này rất khác nhau. Triết học Mác – Lênin cũng là sự kế thừa sâu sắc những hạt nhân hợp lý của triết học cổ điển Đức nói chung và triết học đạo đức của Kant nói riêng về mặt lý luận. Triết học đạo đức của Kant giống như một bức thông điệp hòa bình vẫn còn vang vọng trong tâm thức của loài người nhắn nhủ rằng họ hãy thông cảm, hợp tác và yêu thương lẫn nhau, cũng nhau chung sống ở một thế giới hòa bình. Có thể nói lịch sử triết học Châu Âu từ thế kỷ XIX chỉ là lịch

89

sử tiếp thu, truyền bá, đấu tranh, cải biên lại những ý tưởng của Kant. Triết học đạo đức của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông khi các nhà chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ít nhiều đều dựa trên những di sản tư tưởng của Kant để áp dụng cho phong trào đấu tranh của dân tộc mình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì giữ được những giá trị đạo đức con người là một vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết. Chính vì vậy đạo đức học của Kant đã tiến một bước trên con đường giúp con người định hướng lại giúp chính bản thân mình những giá trị nhân văn nói chung và những giá trị đạo đức nói riêng. Ở Việt Nam, tư tưởng đạo đức của Kant tuy được tiếp nhận muộn hơn song đã có những ảnh hưởng to lớn đối với đời sống xã hội. Trong truyền thống người Việt có thói quen lấy các câu châm ngôn (ca dao, tục ngữ, thành ngữ) làm phương châm cho hành động, định hướng việc làm của mình. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ cũng thường dạy con cái mình bằng các câu tục ngữ, thành ngữ - đây là một nét đẹp đạo đức trong việc giáo dục nhân cách con người Việt.

Trong thời đại ngày nay, tuy kinh tế của chúng ta đang trên đà hội nhập còn khá nhiều khó khăn song người dân Việt Nam vẫn nêu cao và gìn giữ những giá trị tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc như các phong tục tập quán, các nét đẹp văn hóa, những phạm trù đạo đức cơ bản của con người với con người. Thiết nghĩ, khi xã hội đảm bảo có những giá trị đạo đức thì đó mới là một xã hội văn minh, một xã hội thấm đẫm sự nối kết và yêu thương.

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vĩnh An (2008), Hỏi đáp siêu hình học, Nxb Văn hóa Sài Gòn.

2. Lý Anh - Vương Tiểu Lý(2005), Tinh hoa trí tuệ nhân loại, Người dịch: Nguyễn Tuấn Minh, Nxb Lao động.

3. Bernerd Morichere và nhóm giáo sư triết học các trường đại học Pháp(2010), Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại, Biên dịch: Phan Quang Định, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

4. Bryan Magee (2003), Câu chuyện Triết học, Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn: dịch, Phạm Viên Phương hiệu đính, Nxb Thống kê.

5. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 21. 6. C.Mác, Ph.Ăng ghen (1983), Tuyển tập gồm 6 tập, tập 4, Nxb Sự thật,

HN.

7. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 1. 8. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 3 9. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 20

10.Các triết gia lớn (1999) ( Les grandes Philosophies), Nxb Thế giới

11. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2004), Triết học cổ điển Đức: Những vấn

đề nhận thức luận và đạo đức học, NXB Chính trị Quốc Gia

12.Nguyễn Duy Cần (1993), Tinh hoa đạo học Đông Phương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

13.Quang Chiến (chủ biên - 2000), Chân dung Triết gia Đức, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

14.Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), Triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII R.

Đềcáctơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

15.Nguyễn Trọng Chuẩn - Đỗ Minh Hợp (2001), Quan điểm lịch sử triết

91

16.Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), Imannuel Kant – Người sáng lập triết học

cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội.

17.David E.Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Người dịch: Lưu Văn Hy và nhóm Trí tri, Nxb Văn hóa Thông tin.

18. Dagobert D.Runes (2009), Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại, Người dịch: Phạm Văn Liễn, Nxb Văn hóa Thông tin.

19.Nguyễn Tiến Dũng (2009), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Văn nghệ, TP.Hồ Chí Minh.

20.Trần Thái Đỉnh (1974), Triết học Kant, Nxb Văn hóa Thông tin.

21. ĐHQGHN, ĐHKHXHNV (2006), Tư tưở ng triết ho ̣c Viê ̣t Nam trong bối cảnh du nhâ ̣p các tư tưởng Đông –Tây nửa đầu thế kỉ XX , Nxb Đa ̣i học Quốc Gia Hà Nội

22.Edward Craig (2010), Triết học, Phạm Kiều Tùng dịch, Nxb Tri thức. 23. Frit Jof Capra (1999), Đạo của vật lý, Nxb Trẻ.

24.Forrest E.Braid (2006), Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến

Derrida, Người dịch: Lưu Văn Hy - Đỗ Văn Thuấn, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

25.Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên - 2006), Triết học: Phần 1 - Lịch sử triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 86)