Quan niệm của Kant về hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 37)

7. Bố cục

2.1.Quan niệm của Kant về hành vi đạo đức

Triết học đạo đức của Kant chủ yếu được đề cập đến trong tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành” (1788), ngoài ra còn đề cập đến trong 02 tác phẩm: “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức” (1785), “Siêu hình học của đạo đức” (1797).

Triết học đạo đức của Kant là đạo đức học về hành vi nghĩa là nó đưa ra những tiêu chuẩn giá trị đạo đức, trên cơ sở đó đánh giá hành vi cư xử của con người. Chính xác hơn, triết học đạo đức của Kant là đạo đức học về trách nhiệm, bởi ông cho rằng chỉ những hành vi xuất phát từ trách nhiệm đạo đức mới được xem là hành vi đạo đức. Nội dung triết học đạo đức của Kant nhằm trả lời câu hỏi “Tôi cần phải làm gì ?” hay chính xác hơn là tôi cần phải làm gì để hành vi của tôi được đánh giá là hành vi đạo đức. Theo Kant, tiêu chuẩn đánh giá giá trị hành vi không phải là mục đích nhằm đạt tới của hành vi mà là tính chất của ý chí, chỉ những hành vi xuất phát từ ý chí tốt mới được coi là hành vi đạo đức. Khẳng định về vấn đề này, ông viết: “ ý chí là sự thôi thúc từ bên trong, phân biệt với sự cưỡng chế từ bên ngoài ” [35, XIX].

Một ý chí tốt là một ý chí vô điều kiện, không bị chi phối bởi bất kỳ nguyên nhân nào, một ý chí tự quyết. “ Nói cách khác, ý chí biểu thị năng lực giữ khoảng cách với các động lực tự nhiên” [35, XIX]. Kant tuyên bố rằng: “thậm chí hình dáng con người thường xuyên thành đạt mà lại không được một đặc điểm của thiện chí và ý chí trong sạch tô điểm, sẽ không bao giờ đem lại sự thỏa mãn cho người quan sát vô tư, có lý tính. Kant nhấn mạnh rằng giá trị đạo đức của hành vi không nằm ở đâu khác ngoài chính nguyên tắc ý chí. Giá trị đó chỉ liên quan đến quan niệm chứ không liên quan đến hành vi hay những hậu quả bề ngoài của hành vi. Một hành vi dẫn đến kết quả xấu vẫn được coi là tốt nếu nó xuất phát từ một ý chí tốt.

35

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 37)