7. Bố cục
2.4.1. nghĩa thời đại
Đạo đức học của Kant có một ý nghĩa thời đại sâu sắc, mặc dù ra đời từ cuối thế kỷ XVIII nhưng sau hơn 200 năm, ý nghĩa thời đại của những quan niệm về đạo đức trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành nói riêng và toàn bộ đạo đức học của Kant còn nguyên giá trị.
Tuy đạo đức Kant còn nhiều hạn chế nhưng bỏ qua tất cả những gì là hạn chế, chúng ta thấy đạo đức học của Kant nói chung cũng như trong riêng tác phẩm Phê phán lý tính thực hành nói riêng có những giá trị thời đại đáng lưu ý. Là một người có tinh thần phê phán và khả năng tiên tri lịch sử, nhà triết học cổ điển Đức đã đặt ra một số tình huống có vấn đề cho cả lịch sử hiện tại và cho cả nhân loại, đó là:
Thứ nhất, ông nhận thấy rằng sự phân hóa giàu nghèo trong chủ nghĩa tư bản có nguy cơ dẫn tới suy thoái đạo đức, dẫn đến tình trạng làm con người đánh mất bản tính tự nhiên vốn có ban đầu của mình, bởi vậy trong bất kỳ tác phẩm lớn nhỏ nào của mình đề cập đến đạo đức ông cũng luôn nhắc đến giá
77
Đạo đức học của Kant có ý nghĩa phương pháp luận to lớn cho chúng ta trong thời đại ngày nay khi nghiên cứu những giá trị của nhân loại. Như vậy, tính nhân loại hay giá trị người nói chung là nền tảng đạo đức của mỗi con người, từ nền tảng vững chắc đó tính giai cấp, tính dân tộc mới được hình thành. Trong quá trình phát triển của lịch sử, tính nhân loại, tính dân tộc dường như ít bị thay đổi trong khi đó tính giai cấp luôn bị biến đổi theo sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội. Điều này nhắc nhở chúng ta phải có một thái độ thực sự khoa học khi tiếp cận các giá trị đạo đức nhân loại, tránh quan điểm tuyệt đối hóa giai cấp, tính dân tộc trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức.
Thứ hai, trong đạo đức học của mình, nhà triết học Đức không chỉ đề cao giá trị nhân loại của con người, mà ông còn đề cao ngay chính bản thân con người. Theo ông, con người là một tồn tại cao nhất trong mọi tồn tại hiện có trong vũ trụ chỉ có con người – mới trở thành lý tưởng của cái đẹp, trong tất cả tồn tại của thế giới chỉ có con người trong diện mạo của nó với tư cách là một tồn tại biết suy nghĩ mới có thể là lý tưởng xuất phát từ mục đích của sự hoàn thiện. Mọi hành động của loài người phải xuất phát từ mục đích của con người, mà mục đích cao nhất của con người chính là tự do, tự chủ. Con người là chủ thể có nhân cách, đồng thời là chủ thể hành động, nó cũng là mục đích tối cao của tự nhiên, cho nên con người có mục đích tự thân, nghĩa là không một ai có thể sử dụng nó như một phương tiện nếu không vì mục đích con người. Với quan điểm này, nhà triết học cổ điển Đức đã dự báo rằng, trong tương lai vấn đề nhân quyền sẽ trở thành một trong những vấn đề cốt yếu của nhân loại, và điều đó hiện nay đã trở thành hiện thực. Quan điểm này của Kant càng có ý nghĩa to lớn hơn trong cuộc đấu tranh chống khủng bố hiện nay của loài người.
78
Thứ ba, sống trong thời đại khoa học đang phát triển, nhà triết học Đức đã cảm nhận và dự báo rằng khoa học là con dao hai lưỡi, nó mang lại cho nhân loại nhiều giá trị vật chất, nhưng nếu tuyệt đối hóa thì nó cũng mang lại nhiều hậu họa khôn lường như tha hóa đạo đức và hủy hoại môi trường tự nhiên sinh thái. Điều dự báo của Kant đã thành hiện thực ở phương Tây sau đó khi xã hội phương Tây giàu có về vật chất nhưng lại nghèo nàn về văn hóa và tinh thần, tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Đó cũng là nguyên nhân làm phát sinh các trào lưu triết học phương Tây hiện đại mà mục đích chủ yếu là tập trung luận giải vấn đề con người. Về vấn đề này, Nguyễn Văn Huyên nhận xét: “Ý tưởng nhân đạo của triết học Kant cho đến hôm nay vẫn còn giữ nguyên tính chất thời sự. Nó cho ta phương pháp nhìn nhận tương lai để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phi nhân đạo của thuyết vị khoa học – kỹ thuật hiện đại; chống lại quan điểm quan niệm tách biệt mâu thuẫn và đối lập giữa tiến bộ khoa học công nghệ với tiến bộ xã hội loài người; và ý nghĩa lớn lao nhất có tính nhân loại bao trùm nhất là nó cho ta thấy rằng, ý nghĩa cuộc sống con người không phải cái gì trừu tượng mà là thực tiễn cụ thể; hơn nữa, không chỉ là cụ thể của hiện tại mà còn của tương lai, của những khả năng”[30, 282].
Thứ tư, bằng ý tưởng nhân đạo độc đáo của mình, Kant đã dự báo được xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng hợp tác chuyển từ đối đầu thành đối thoại của loài người xuất phát từ mục đích chung của nó.
Ý nghĩa thời đại mà đạo đức học Kant để lại cho hậu thế ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức con người dưới nhiều góc độ.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao và theo đó, cũng xuất hiện những điều kiện "thuận
79
lợi" cho sự "thăng tiến" về đạo đức và tinh thần của con người theo hướng "phú quý sinh lễ nghĩa” cùng với khả năng nảy sinh những giá trị đạo đức tiêu cực. Khi đời sống vật chất được nâng cao, ở con người để nảy sinh tâm trạng hưởng thụ, tham lam, làm giàu bằng mọi thủ đoạn. Do vậy, khả năng phát triển đạo đức theo xu hướng tích cực mà chúng ta nói trên không phải tự nhiên mà có hay được thực hiện một cách tự động, mà cần phải đấu tranh với những thói hư tật xấu bằng hình thức pháp luật, bắt mọi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi đạo đức của mình. Trong nền kinh tế thị trường, mọi mệnh lệnh hành chính cùng với những lời hô hào đạo đức chung chung đều trở nên vô tác đụng. Thực tiễn đã cho thấy, ngày nay, toà án dư luận không còn uy thế trong xã hội, ở đâu có sự buông lơi về pháp luật đối với những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục thì ớ đó, các hiện tượng tiêu cực càng tăng lên.
Chính vì lẽ đó, việc xây dựng đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải là sự kết hợp một cách tổng thể giáo dục đạo đức và thi hành luật pháp. Nếu chỉ áp dụng thuần tuý phương pháp giáo dục, tuyên truyền sẽ không thắng nổi sức mạnh của tập quán, của sự thờ ơ, coi thường và phớt lờ dư luận. Nếu không dựa vào những biện pháp pháp luật sẽ không tác động được đến ý thức công dân, đến lối suy nghĩ của con người trong quá trình xây dựng những giá trị đạo đức mới và đấu tranh với những hành vi đạo đức đối lập như là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá giao tiếp để làm cho mỗi con người đều phải tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức mới một cách tự nhiên và dần dần trở thành thói quen, trở thành một nhu cầu tinh thần là yếu tố không kém phần quan trọng.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của con người, chúng ta cần quan tâm đến giáo dục đạo đức trong gia đình, trường học
80
và tập thể lao động. Mỗi một môi trường giáo dục đó thực hiện một chức năng giáo đục khác nhau và đều cần phải quan tâm đến những yếu tố như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học cá nhân (nhân cách), trình độ học vấn môi trường lao động và học tập v.v bởi tất cả những yếu tố đó đều có tác dụng với những mức độ khác nhau tới việc hình thành hành vi đạo đức con người. Ở đây, môi trường xã hội có tác động lớn đến hành vi đạo đức cá nhân, nhưng môi trường xã hội chỉ có thể quy định những khả năng khác nhau của hành vi con người, còn việc cá nhân đó lựa chọn khả năng nào, hành vi nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức chủ quan, ý chí cá nhân. Do vậy, để sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới thu được những kết quả mong muốn thì việc nâng cao trình độ văn hoá của con người, tăng cường giáo dục là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hành vi đạo đức tích cực cho phép cá nhân có được những đánh giá toàn diện về tình huống, nhìn thấy trước hậu quả của hành vi, lựa chọn phương thức xây dựng chính kiến đạo đức và tinh thần kiên định đạo đức cho mình.
Nói tóm lại, việc đẩy nhanh sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã đặt ra trước chúng ta một vấn đề gay gắt là làm sao khắc phục được sự tha hoá của con người do những cơ cấu xã hội sinh ra. Và có thể khẳng định rằng mọi tiến bộ xã hội loài người không tách rời tiến bộ của ý thức đạo đức và có thể nói, tính đạo đức là phương tiện nâng loài người lên cao nếu không muốn nói nó là lực lượng thứ nhất, bởi tiến bộ đạo đức không tỷ lệ thuận với tiến bộ trí tuệ và vật chất. Xã hội giàu có, văn minh không đồng nhất với xã hội có đạo đức, người giàu có, người thông minh không có nghĩa là người tốt, người có đạo đức. Về vấn đề này Kant đã từng trăn trở: "Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ cương, văn hoá và văn minh, nhưng thời đại đạo đức trở thành phổ quát thì hãy còn xa mới đạt đến. Về tình trạng hiện nay của loài người, có thể nói rằng, sự hưng thịnh của một số quốc gia đi liền với sự bất hạnh của đa số
81
công chúng. Và còn một vấn đề đặt ra, bây giờ sống trong trạng thái văn hoá , liệu chúng ta có hạnh phúc hơn thời nguyên thuỷ không. Trong thực tế, cần phải làm như thế nào cho loài người trở nên hạnh phúc nếu không làm cho họ trở nên đạo đức và thông minh? Đến khi đó điều ác có vì thế mà giảm thiểu không?"[54, 70].
Với ý nghĩa đó, trong thế giới năng động và biến đổi hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự phong phú về đời sống vật chất, con người càng không thể để rơi vào trạng thái đạo đức tiêu cực được nảy sinh từ cơ cấu kinh tế - xã hội hiện đại, để mất đi nhân cách chân chính của mình với một ý thức tự hào mình là Con người. Chúng ta cần phải chủ động tìm ra lối thoát khỏi tình huống đó, chủ động xây dựng những điều kiện mới cho sự nảy sinh những giá trị đạo đức tốt đẹp, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại, phân tích và nhìn nhận một cách khoa học những giá trị đạo đức cũ để phân biệt đúng, sai và kế thừa nó trong quá trình xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp vả thích ứng với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Chỉ có trên cơ sở kết hợp một cách tổng thể giáo dục đạo đức với thi hành luật pháp, tăng cường áp lực xã hội đối với những hành vi đạo đức cá nhân, chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức, những hậu quả tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với đạo đức xã hội. Với ý nghĩa tích cực đó, đạo đức học của Kant đã góp phần đem lại những giá trị cao đẹp nhất về phương diện con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn nữa, trở thành chữ Người viết hoa.
Trong một cuộc điều tra do Viện Giá trị, trường đại học Tổng hợp San Diego tiến hành về Những định hướng đạo đức cơ bản nhằm đánh giá mức độ quan trọng trong mắt người được phỏng vấn về những cân nhắc có liên quan đến những phẩm chất đạo đức đa dạng. Câu hỏi được thiết kế có liên quan đến 9 nội dung: yêu cầu tôn giáo, lương tâm, tính cá nhân, nghĩa vụ, lòng tôn
82
kính, quyền con người, cân nhắc về hậu quả với mọi người, sự công bằng, đức hạnh cá nhân. Với câu 4 khi được hỏi về việc “thực hiện nghĩa vụ đạo đức là rất quan trọng trong cuộc đời tôi” thì số người rất đồng ý là 30,66%, 49,54% đồng ý, 13,03% trung gian, 4,61% không đồng ý, 1,28 % rất không đồng ý, và 0,88 % không trả lời. Trong so sánh với các phẩm chất đạo đức khác, có thể tìm thấy những con số có giá trị tương đương. Điều đó cho thấy, vấn đề đạo đức vẫn được chú ý, nhưng bên cạnh đó những con số thể hiện sự không đồng ý hay không trả lời cũng đã phần nào nói lên thực trạng một số người không còn coi trọng đạo đức trong cuộc sống [theo 11, 796].
Thế kỷ XXI sẽ chứng tỏ ngày càng rõ ràng rằng, những loại hình biểu hiện phong phú của chủ nghĩa cá nhân đang tăng lên, và dường như có một sự chống lại bản chất nhân văn và cộng đồng của con người, biểu hiện trong những nhân tố hành động của chủ nghĩa cá nhân. Bên cạnh đó, những sự khác biệt về thế hệ (điều kiện sống, tốc độ sống v.v) lại làm nên một trường hấp dẫn mạnh mẽ với những con người trẻ tuổi, muốn sống khác đi, hành động khác đi và ngày càng có xu hướng khẳng định mình bằng mọi cách. Thước đo giá trị là đồng tiền đã trở bên phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Công nghệ cao ngày càng thâm nhập mạnh vào suy nghĩ cũng như trong cuộc sống của chúng ta. Dần dần, những gì chúng ta quan tâm trong cuộc sống đều được khoa học kỹ thuật và công nghệ đụng đến. Cảm giác, suy nghĩ, quan hệ …tất cả đều ít nhiều liên quan đến lĩnh vực này. Con người hiện nay sống trong nền một nền kinh tế toàn cầu, được tạo ra và gắn liền với máy tính và sự mở rộng công nghệ truyền thông, sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng đặc biệt là đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là lúc những giá trị đạo đức trong xã hội có nhiều thay đổi, đạo đức xã hội mới đang dần được thiết lập, một số nét đạo đức xã hội cũ không còn hoàn toàn phù hợp. Chính vì thế, đạo đức đòi hỏi
83
phải được quan tâm xây đắp. Thực tế, đang diễn ra một cuộc khủng hoảng đạo đức, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ khi nền kinh tế ngày càng chuyển đổi. Chính vì điều này mà nghiên cứu về vấn đề đạo đức con người ngày càng trở nên cấp thiết. Đạo đức học của Kant đã nhìn nhận và đi đúng trọng tâm khi nêu ra những giá trị đạo đức chân chính mà con người nên và phải hướng tới để hoàn thiện nhân cách của chính mình. Trong bối cảnh như đã nói trên đạo đức học Kant có ý nghĩa quan trọng, giống như một lời kêu gọi sự thức tỉnh của những giá trị đạo đức nhân bản.
Có thể nói rằng, Kant đã tiến một bước lớn trên con đường nhận thức về bản chất giá trị nhân văn chung của loài người của những nguyên tắc và những giá trị đạo đức.