7. Bố cục
2.3.1 Khái niệm về Tự do
Tự do trong triết học của Kant không có nghĩa đơn thuần như chúng ta hiểu hằng ngày là “thích làm gì thì làm” (tự do tùy tiện) hoặc trạng thái có được khi không bị kẻ khác giam cầm (thân thể). Tự do, theo Kant, là tự do của ý chí, và tự do này là tự do trong những quy luật đạo đức và tự do thực hiện các quy luật đạo đức, hay nói khác hơn tự do là đạo đức. Ý chí tự do là những ý chí có thể được quy định độc lập với những xung động cảm tính, tức chỉ từ những động cơ của lý tính. Kant viết: “Tự do là một ý niệm thuần tuý siêu nghiệm”[34, 861]. Tự do không chứa đựng một cái gì vay mượn từ kinh nghiệm cả, và đối tượng của nó không thể mang lại một cách xác định trong bất kì kinh nghiệm nào.
“Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự cưỡng chế do các xung động của cảm năng gây ra […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có tính nhân quả nào tạo
61
ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và sự ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện” [35, XXIV].
Kant hiểu tự do theo hai nghĩa, “tự do tiêu cực” và “tự do tích cực”. Ông cho rằng việc con người sử dụng lý tính để cưỡng chế ý chí trước mọi cám dỗ đến từ những “ham thích sinh lý” và động cơ của cảm tính bên ngoài để làm chủ bản thân trong mọi tình huống, là tự do theo nghĩa tiêu cực. Ông viết: “Nguyên tắc duy nhất của luân lý là ở trong sự đối lập với mọi chất liệu của quy luật (tức đối với một đối tượng ham muốn) và ngay trong việc quy định sự tự do lựa chọn bằng hình thức đơn thuần của sự ban bố quy luật phổ biến, nhờ đó châm ngôn của nó phải có được năng lực ấy. Sự độc lập này chính là sự tự do theo nghĩa tiêu cực” [35, 60]. Còn việc con người sử dụng lý tính của mình làm cơ sở để biến những châm ngôn của ý chí thành những nguyên tắc đạo đức khách quan và vô điều kiện là tự do theo nghĩa tích cực. Ông viết: “sự tự ban bố quy luật của lý tính thuần túy và, với tư cách ấy, của lý tính thực hành là sự tự do theo nghĩa tích cực. Như thế, quy luật luân lý không diễn tả điều gì khác hơn là sự tự trị của lý tính thuần túy thực hành, nghĩa là sự tự do” [35, 60]. Như vậy, “tự do tiêu cực” chỉ có nghĩa là sự giải phóng con người khỏi một áp đặt nào đó, còn “tự do tích cực” đã mang lại cho con người một ý nghĩa mới đó là sự sáng tạo – sáng tạo những giá trị đạo đức. Với cách hiểu này chúng ta thấy, tự do trong quan niệm của Kant chính là “tự do trí tuệ” và “tự do tinh thần” một cách tuyệt đối, nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao phẩm giá con người.
Tự do phải dựa trên ý niệm thuần tuý siêu nghiệm, như vậy, khi hoạch địnhnhững phạm trù của tự do thì chúng ta phải chứng minh được sự đúng đắn của ý niệm siêu nghiệm này. Tự do, là tự do của ý chí, nghĩa là khi thực
62
hành, ý chí không bị thúc bách bởi những xung đột của cảm năng gây ra. Ý chí nếu khi thực hành mà đơn thuần còn bị những cảm năng này thúc bách thì ý chí này bị gọi là thú tính (bản năng). Và hiển nhiên, ý chí con người vẫn là dựa trên cảm năng nhưng nó không là ý chí cảm năng đơn thuần mà là tự do, nghĩa là những cảm năng đó không thể bắt buộc con người phải tuân theo, trái lại, con người có khả năng tự quyết định, độc lập với những thúc bách của cảm năng. Tự do, với ý nghĩa này, là tự do siêu nghiệm. Nếu ý niệm tự do tự nhiên (theo bản năng) chiếm lĩnh thì ý niệm tự do siêu nghiệm sẽ bị triệt tiêu, khi ấy, tự do thực hành (đạo đức) cũng bị triệt tiêu.
Thực hành (đạo đức) là tất cả những gì đạt được bằng tự do của ý chí. Nhưng nếu ý chí này là thường nghiệm (kinh nghiệm mang sẵn những ý niệm về mục đích đạt hạnh phúc) thì nó không thể là thuần tuý thực hành mà vẫn nằm trong vòng kiềm toả của giác quan và cảm năng khuyến khích thực hiện. Đây hoàn toàn không phải là mục đích của quy luật thực hành (đạo đức) – mục tiêu tối hậu – trả lời cho câu hỏi “Tôi phải làm gì?”. Vậy thì, điều gì sẽ đặt cơ sở cho ý chí để nó là một ý chí tự do? Đó là quy luật đơn thuần (không phải quy luật nhân – quả tất yếu đã được kinh nghiệm) của các châm ngôn. Vì dựa vào quy luật này, ý chí sẽ hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi bất kì quy luật nào khác. Một sự độc lập như thế là sự tự do chặt chẽ, hoàn hảo và là siêu nghiệm.
Với Kant, tự do là cái giá cao nhất ở trên đời này, không có cái gì khác “chỉ có con người và cùng với nó mỗi người là một mục đích của chính bản thân mình”. Kant đã nói như vậy, tự do đó là lý tưởng đạo đức cao cả nhất của nhân loại. Với Kant “ý chí tự do và ý chí tuân theo các quy luật của đạo đức là như nhau”. Tự do và quy luật đạo đức gắn bó chặt chẽ với nhau.
Không có đạo đức thì không có tự do cũng như thiếu tự do thì không thể có đạo đức, không thể có cái này mà không có cái kia. Ngay trong lời nói
63
đầu của Phê phán lý tính thực hành, vấn đề về tự do đã được Kant đặt vào vị trí trung tâm của tác phẩm. Và một lần nữa không phải là tự do dưới hình thức tự do bị cắt xén, bị hạn chế, khi mà nó có nguy cơ biến thành sự cưỡng chế của con người đối với bản thân mình, hay đối với người khác. Đạo đức học của Kant đã lập tức xuất hiện tự do thuần túy, tiên nghiệm với “nghĩa tuyệt đối của nó”. Tự do như vậy dĩ nhiên là có nét đặc thù của mình, bộ mặt này được phác họa qua những nhu cầu nội tại của toàn bộ hệ thống triết học Kant với tư cách là một khái niệm tuyệt đối tất yếu, tự do là chỗ dựa, là hòn đá tảng cho toàn bộ tòa nhà lý tính. Kant đã khẳng định: “không phải việc nghiên cứu sự tồn tại của Thượng Đế, “sự bất tử của linh hồn” …mà những antinômi của lý tính thuần túy”, “thế giới có điểm khởi đầu – thế giới không có điểm khởi đầu” cho đến antinomi thứ tư: “trong con người có tự do”.
Tóm lại, khái niệm cơ bản về tự do đã giúp con người có những nhận thức cơ bản nhất về tự do, rằng tự do có một tầm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống con người, giúp con người ngày càng hoàn thiện nhân cách, điều chỉnh được hành vi của mình để đảm bảo những quy phạm của đạo đức.