Phương pháp thực hành hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 47)

7. Bố cục

2.1.3.Phương pháp thực hành hành vi đạo đức

Ở trên chúng ta đã xác định được thế nào là hành vi đạo đức hay cụ thể hơn là nhận biết sự khác nhau giữa nguyên tắc thực hành và quy luật thực

45

hành. Bây giờ Kant sẽ hướng dẫn chúng ta cách chuyển thể từ nguyên tắc thực hành sang quy luật thực hành. Hằng ngày, mỗi người đều có hành động xuất phát từ những động cơ dựa trên những nguyên tắc khác nhau, nhưng chúng ta thường hành động phục vụ cho lợi ích cá nhân mình nhiều nhất. Và những hành động loại này Kant đã cảnh báo chúng ta phải dè chừng nó.

Định lý 3: Một hữu thể có lý tính, khi phải suy nghĩ về những Châm

ngôn của mình như là những quy luật thực hành phổ biến, chỉ có thể suy tưởng chúng như là những nguyên tắc quy định ý chí không phải do chất liệu (materie) mà chỉ do hình thức (form) của chúng [35,50].

Trong Định lý 1, theo Kant, “chất liệu” của sự ham muốn chính là những đối tượng mà ai cũng muốn hiện thực hoá (đạt được) nó. Với Định lý 3 này, Kant đã phát biểu: “Tôi hiểu chất liệu của một nguyên tắc thực hành là đối tượng của ý chí. Đối tượng này là hoặc không phải là cơ sở quy định ý chí”[35,50]. Đối tượng của ý chí chính là mục tiêu mà nó buộc hành động phải hướng đến. Mục tiêu này có thể dẫn đến kết quả hạnh phúc hay khổ đau cho tự kỉ tuỳ thuộc vào động cơ hành động. Mục tiêu này chính là chất liệu (đối tượng) của nguyên tắc thực hành. Để biến nguyên tắc thực hành thành quy luật thực hành thì ta không để cho những cảm giác hạnh phúc hay khổ đau (chất liệu) này quy định cho ý chí. Nếu để cho chất liệu này quy định ý chí thì lúc nào ý chí cũng sẽ phải phục tùng theo một điều kiện thường nghiệm, tức là luôn có cảm giác hạnh phúc hay khổ đau kèm theo thì nó không phải là quy luật thực hành vì nó là chủ quan. Do vậy, khi muốn biến một châm ngôn theo một quy luật thực hành phổ biến (thích hợp cho mọi người áp dụng) thì phải gạt bỏ chất liệu này qua một bên, mà chỉ lấy hình thức của châm ngôn mà thôi, tức là lấy số đông để làm quy chiếu xét tầm ảnh hưởng của châm ngôn khi hành động. Khi gạt bỏ tất cả những chất liệu của ý chí thì những châm ngôn sẽ biểu thị dưới dạng mô thức hay hình thức đơn

46

thuần của một sự ban bố quy luật phổ biến. Hình thức này là một khuôn mẫu, một điển hình thực tế sống động cho những công việc đạo đức tốt lành. Hình thức này cũng không phải là thường nghiệm, nó là biểu tượng vượt quá những kinh nghiêm trần gian. Và khi hànhđộng vì hạnh phúc của số đông, đứng trước đối tượng ấy, mọi động cơ cho hạnh phúc của mình bị triệt tiêu hoàn toàn. Đó chính là “quy luật hình thức” – quy luật đạo đức.

Kant cho rằng: “Lý trí bình thường nhất – không cần dạy dỗ - cũng có thể phân biệt hình thức nào của châm ngôn thích hợp cho việc ban bố quy luật phổ biến, còn hình thức nào không”[35,51]. Thí dụ như một người nói “tôi muốn giàu sang”, thì dù không phải là một kẻ học cao hiểu rộng, họ vẫn biết rằng nếu tôi làm giàu bằng cách lừa lọc kẻ khác thì sớm muộn gì tôi không những không giàu mà còn nhận lãnh hậu quả đau khổ tệ hại hơn. Như vậy, khi chúng ta đặt ra cho mình một châm ngôn rằng “tôi phải làm việc thiện”, thì tất nhiên việc làm của tôi phải mang lại hạnh phúc cho nhiều người khác, chứ không bọc dưới vỏ lợi ích cho chính tôi được. Như vậy châm ngôn này thích hợp cho việc ban bố quy luật phổ biến. Để thực hiện được các nguyên tắc và phương pháp thực hiện hành vi đạo đức thì con người phải tuân theo “mệnh lệnh tuyệt đối” – nguyên tắc cơ bản trong đạo đức học Kant.

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 47)