Nghĩa mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học Kant

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 58)

7. Bố cục

2.2.2.nghĩa mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học Kant

Mệnh lệnh tuyệt đối đã trở thành khái niệm đặc trưng trong đạo đức học

56

Mệnh lệnh tuyệt đối khiến cho con người sống có trách nhiệm hơn, tuân thủ theo “bổn phận”, mệnh lệnh tuyệt đối nâng con người lên trước con mắt của bản thân, trước tự nhiên và trước Chúa.

Khi quy định một hình thức ứng xử xác định như là cái cần thiết, mệnh lệnh tuyệt đối đồng thời cũng giả định nó là một giá trị đạo đức. Trong đạo đức học của Kant không có những chuẩn mực khác để đánh giá các hành vi con người ngoài nguyên tắc – mệnh lệnh tuyệt đối. Trong lý luận của Kant, sự thống nhất giữa phương diện mệnh lệnh và phương diện đánh giá của đạo đức được quy định bởi việc năng lực mong muốn đóng vai trò là cơ sở đạo đức.

Quan hệ với con người như với mục đích tự thân giả định rằng, trong mục đích riêng của mình và trong việc lựa chọn những hành vi cần phải chú ý tới mục đích của người khác. Bất cứ mục đích nào của con người cũng là mục đích riêng của mình và trong khi hiện thực hóa nó con người cư xử với bản thân mình như chủ thể đang hướng tới mục đích. Nếu như chỉ cần có vài mục đích không phù hợp với tư tưởng nhân loại thì tôi có thể coi mình là phương tiện, là vật. Vì khi theo đuổi những mục đích đó, tôi sẽ coi thường những người khác, coi thường những mục đích thuộc về bản chất của mình. Kant còn chỉ ra được cụ thể những mục đích với tư cách là bổn phận và mang tính khách quan đó là: sự hoàn hảo của bản thân và hạnh phúc của người khác. Như vậy ở đây trong khi đặt ra cho con người mục đích là sự hoàn hảo của mình, đạo đức thực hiện chức năng thúc đẩy sự phát triển tinh thần của cá nhân và của toàn thể xã hội và quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Và như vậy đạo đức góp phần vào việc củng cố tinh thần đoàn kết. Theo Kant, nhân phẩm có cấp độ đạo đức thuần túy xét theo quan hệ với chủ thể cá thể cùng với bản tính cảm tính của nó. Trong đạo đức học Kant, khi tìm kiếm quan niệm độc đáo về giá trị đạo đức, Kant đã phân tích rất nhiều phương tiện và công cụ điều chỉnh đạo đức, những cái mà xã hội loài người đã tạo dựng

57

trong tiến trình lịch sử của mình. Đó là nỗi sợ hãi trước sự trừng phạt và lo lắng đánh mất trạng thái tâm hồn và thể xác tốt đẹp, là hy vọng vào vinh quang và chờ đón sự tôn trọng của người khác,là niềm tin sẽ được đền bù xứng đáng và là mong muốn làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn bằng sức lực của mình, là làm tăng lòng nhân ái của con người và tuân thủ bổn phận một cách dũng cảm và đúng mực. Mỗi cơ chế trong số đó đều thích hợp với một hình thái và một sắc thái xúc cảm, không người nào thực hiện mọi hành vi chỉ vì hy vọng nhận được tiền thưởng từ việc làm tốt của mình và thậm chí một người nhân đạo nhất thế giới đôi khi cũng cần phải có hành động không phải xuất phát từ tình yêu đối với nhân loại mà do những tính toán khác. Kant đã tính đến sự pha tạp đó của đạo đức và xuất phát từ đó, ông tìm thấy một thứ đạo đức chung của nhân loại. Để hiện thực hóa lý tưởng của mình, cần phải tìm thấy một quan hệ duy nhất và hợp đạo đức với giá trị. Mối quan hệ đó có sẵn trong việc giáo dục tư tưởng về tính thuần túy của đạo đức. Như vậy, này sinh tư tưởng và sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức vì bản thân đạo đức. Tính hợp lý ở Kant với tư cách là nhà tư tưởng và sự sáng suốt của ông đã trở thành một nhà đạo đức học chân chính của lịch sử nhân loại.

Việc phân tích ở trên về mệnh lệnh tuyệt đối cho phép chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nó. Trước hết chúng ta có thể khẳng định cảm hứng nhân văn của nguyên tắc này trong đạo đức học Kant. Chính yếu tố này đã góp phần khắc phục quan niệm đạo đức thuần túy mang sắc thái tôn giáo về thế giới. Không dừng lại ở đó luận văn còn muốn nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức học của mệnh lệnh tuyệt đối, vai trò của nó trong việc xác định các đặc điểm đặc thù của đạo đức theo quan niệm của Kant.

Chức năng cơ bản của mệnh lệnh tuyệt đối là làm sáng tỏ bản chất của mục đích đạo đức. Kant quan niệm đạo đức là cơ chế đem lại sự hài hòa cho tổng thể những mục đích của con người và hợp nhất chúng thành một hệ

58

thống. Phương tiện chính để thực hiện chức năng này là tư tưởng về loài người như mục đích tự thân. Vấn đề về bản chất của mục đích đạo đức rất quan trọng theo Kant mục đích khách quan có nguồn gốc của mình là bổn phận tuyệt đối tức đạo đức. Theo ông để mục đích bắt nguồn từ đạo đức thì nó phải là sản phẩm của lý tính thực tiễn thuần túy. Kant đã chỉ ra hai mục đích mà đồng thời là bổn phận đó là sự hoàn hảo của bản thân và hạnh phúc của người khác. Vì các mục đích này đồng thời cũng là bổn phận nên chúng thuộc về cái tất yếu sẽ được thực hiện chứ không phải thuộc về cái đang hiện hữu. Kant đã đúng khi khẳng định rằng sự tồn tại của các mục đích nào đó ít nhất với tư cách bổn phận buộc phải giả định lý tính thực tiễn – đạo đức là cái xác lập các mục đích ấy. Cách tiếp cận của ông với việc xác định các mục đích này cũng thực sự hữu hiệu: đó là sự hoàn hảo của bản thân và hạnh phúc của người khác. Thứ nhất, khi đặt sự hoàn hảo của bản thân con người trước con người với tư cách mục đích đạo đức thực hiện chức năng thúc đẩy sự phát triển tinh thần của cá nhân và cùng với điều đó là của toàn thể xã hội. Thứ hai, giả định thái độ quan tâm đến hạnh phúc của người khác với tư cách mục đích của bản thân mình đạo đức thúc đẩy tinh thần cố kết xã hội. Đây cũng chính là nội dung thực sự nhân văn và cấp bách đối với chúng ta thông qua đạo đức học của Kant trong thời đại ngày nay.

Hơn nữa, theo ông, đạo đức thâm nhập vào thế giới nội tâm cá nhân, cải biến sự phân cấp và nội dung các mục đích của cá nhân. Mục đích hạnh phúc của cá nhân cũng không tránh khỏi sự tác động như vậy. Quan niệm về hạnh phúc cá nhân phụ thuộc đáng kể vào trình độ phát triển đạo đức của cá nhân. Vấn đề là phải làm cho hạnh phúc cá nhân phù hợp với bổn phận đạo đức của nó. Và, khi tổ chức mục đích chủ quan thành hệ thống, tư tưởng về loài người như mục đích tự thân góp phần hình thành các mối quan hệ ở bên trong cá nhân và giữa các cá nhân. Một kết luận quan trọng của Kant về

59

nguyên tắc chung của các mối quan hệ này là luận điểm cho rằng, trong đạo đức, cá nhân có quan hệ với nhau như những chủ thể bình quyền. Cơ sở của luận điểm như vậy là quan niệm về lương tâm, tự do cá nhân như về cơ sở của đạo đức. Như vậy, ý nghĩa của mệnh lệnh tuyệt đối là ở việc mở rộng quan niệm về bản chất của đạo đức, chính là mô tả tác động của đạo đức đến hệ thống mục đích và logic quan hệ giữa các cá nhân với nhau và ở bên trong cá nhân. Đây cũng là một quan điểm thực sự nhân văn vì nó thức tỉnh lương tâm, thế giới nội tâm của mỗi cá nhân bằng chính những phương tiện nhân văn nhất – những giá trị văn hóa nhân văn chung của nhân loại.

Thông qua mệnh lệnh tuyệt đối, Kant cảnh báo cho chúng ta rằng cần phải tránh việc biến con người và loài người thành phương tiện để đạt tới mục đích của bản thân mình. Trên thực tế, con người lại hay làm điều này nhất và theo Kant ở đâu và khi nào mà điều đó diễn ra thì ở đó đạo đức kết thúc.

Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant hướng mọi người tới hoạt động cộng đồng, đòi hỏi họ sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và người khác, bỏ “thói hà tiện và nhún nhường giả dối”. Người có đạo đức là người sống theo lẽ phải và tôn trọng sự thật và pháp luật. Mệnh lệnh tuyệt đối trên đây còn là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với xã hội. Mỗi người cần phải biến phúc lợi cao nhất mà thế giới có thể thành mục đích cuối cùng.

Mọi cái đều phải làm vì con người, bởi vì sự tồn tại của con người là cái quý nhất trên thế gian. Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung đòi hỏi mọi người ở mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội phải thực hiện. Tất cả các công dân đều bình đẳng trước các quy luật và chuẩn mực đạo đức.Trong thời đại ngày nay, xã hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã và đang thay thế sản xuất nông nghiệp cổ truyền, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, nhưng đạo đức vẫn là vấn đề “đang có vấn đề”. Trong bối cảnh đó, mệnh lệnh tuyệt đối của Kant càng có ý nghĩa quan trọng trong việc

60

giáo dục con người, hướng con người vào những giá trị tốt đẹp, cao cả, giúp họ loại bỏ những thói hư tật xấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cho chính bản thân con người và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 58)