Khái niệm chung về hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 38)

7. Bố cục

2.1.1Khái niệm chung về hành vi đạo đức

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều có những suy nghĩ và hành động, nhưng bản thân mình khó xác định được nó có phù hợp với đạo đức hay không. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên đòi hỏi là chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là hành vi có đạo đức.

Đôi khi, chúng ta tự cho mình là một người có đạo đức. Từ đó, lòng kiêu căng nổi dậy và có thể sinh ra xem thường kẻ khác. Nhưng chúng ta lầm lẫn lớn khi cho rằng tôi không suy nghĩ, không làm gì có hại cho người khác thì tôi là người có đạo đức vậy. Đấy không phải là đạo đức. Vì bình thường không có chuyện gì xảy ra thì mình nghĩ như vậy, đến khi có những tình huống bất như ý hoặc là mối lợi trước mắt thì sự tham lam liền nổi lên, lúc đó đạo đức đã biến mất.

Đạo đức chỉ được kiểm chứng khi nó tác động đến người thứ hai, tức là chỉ xác định khi nó đã được biểu hiện thành một “hành động”. Ở đây, “hành động” không hẳn là những động tác của tứ chi, mà khi chúng ta không hành động tứ chi nhưng với ý nghĩ rằng tôi không muốn hại ai, lúc đối tượng chịu tác động đang nằm trong tầm nhận thức của ta. Và những hành động với thiện tâm như vậy mới gọi là “hành vi đạo đức”. Kant định nghĩa hành vi ấy như sau:

Các nguyên tắc thực hành là các mệnh đề bao hàm một sự quy định phổ biến với ý chí; và sự quy định này chứa đựng dưới nó nhiều quy tắc thực hành. Các quy tắc này là có tính chủ quan hay [gọi] là các châm ngôn (dựa trên sự quan tâm, hoặc dựa trên xu hướng) khi điều kiện được xem xét bởi chủ thể như là chỉ có giá trị đối với ý chí riêng của chủ thể; nhưng, chúng lại có tính khách quan hay [gọi] là các quy luật thực hành nếu điều kiện được nhận thức như là có tính khách quan, nghĩa là, có giá trị đối với ý chí của bất kì hữu thể nào có lý tính [ 34,18].

36

Như vậy, trong định nghĩa này Kant đã phân định rạch ròi hai loại nguyên tắc khác nhau. Ở đây cần làm sáng tỏ các nguyên tắc thực hành mà Kant nói đến nó chỉ có tính cách là lý thuyết cho sự thực hành, nó mới chỉ được biểu thị dưới hình thức của một mệnh đề trong tư duy cá nhân, chứ không phải là các mệnh lệnh như là hình thức buộc phải hành động. Thứ nhất, là những quy tắc thuộc ý chí chủ quan của cá nhân (châm ngôn), nó chỉ có giá trị chủ quan đối với cá nhân lập ra mệnh đề đó nhưng cũng có thể nó sẽ đúng hoặc sai khi mọi người khác áp dụng. Việc đánh giá hay phán đoán về đạo đức để xét xem hành vi đạo đức có thực sự thuần khiết (không vì tư lợi) và hướng về mục tiêu tối hậu là mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội hay không là dựa vào ý niệm, tức là động cơ trong tâm khiến ta thực hiện như thế nào. Còn để xét xem khi hành động ta có tuân thủ những quy luật đạo đức hay không thì phải dựa vào các châm ngôn. Nghĩa là, nó chỉ đúng với “tôi”, chỉ có “tôi” mới cho là vậy và nó chắc chắn là có lợi ích với riêng tôi nên “tôi” sẽ hành động theo nó. Nhưng thực tế là một cá nhân sống trong một quần thể xã hội thì mỗi hành động của cá nhân nó sẽ ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến các cá nhân khác trong xã hội. Do vậy, theo Kant, những nguyên tắc này gọi là châm ngôn của cá nhân, không thể áp dụng cho hành động của số đông. Vì khi áp dụng, với thâm ý này, nó có hại hơn là có lợi. Thứ hai, những mệnh đề có tính khách quan, nghĩa là nó không nhằm mục đích vụ lợi cho một cá nhân, mà nó là cho toàn bộ các cá thể xã hội. Nếu bất kì cá nhân nào thực hiện nguyên tắc này cũng thấy được lợi ích mà không gây hại đến cá nhân khác (hữu thể có lý tính tức là con người, ở đây cụ thể chỉ cho từng cá nhân). Đây là các quy luật thực hành.

Nếu giả định rằng lý tính thuần túy chứa đựng trong bản thân nó một cơ sở hay một nguyên cớ thực hành, nghĩa là có một cơ sở thích hợp đủ để quy định ý chí, thì ắt có các quy luật thực hành, còn nếu không phải như thế mọi

37

nguyên tắc thực hành chỉ là Châm ngôn đơn thuần. Trong trường hợp ý chí của một hữu thể có lý tính bị tác động một cách “sinh lý”, có thể xảy ra sự xung đột giữa các châm ngôn với các quy luật thực hành được chính thể ấy thừa nhận. Chẳng hạn, nếu ta lấy việc bị xúc phạm thì phải trả thù làm châm ngôn, ta sẽ đồng thời nhận ra rằng đó không phải là một quy luật thực hành mà chỉ là một châm ngôn của riêng ta thôi; rằng nếu lấy một và cùng một châm ngôn ấy làm một quy tắc cho ý chí của mọi hữu thể có lý tính thì châm ngôn ấy ắt sẽ tự mâu thuẫn với chính mình. Trong nhận thức về tự nhiên, các nguyên tắc của cái gì đang diễn ra ví dụ nguyên tắc về sự ngang bằng giữa tác động và phản tác động trong thông báo về vận động, đồng thời là các quy luật của tự nhiên vì sự sử dụng lý tính ở đó có tính lý thuyết và được quy định bởi đặc tính cấu tạo của đối tượng. Còn trong nhận thức thực hành tức là trong nhận thức chỉ liên quan đến các cơ sở quy định của ý trí, các nguyên tắc mà một người tự tạo ra cho mình không phải là các quy luật mà người ấy nhất thiết phải phục tùng, vì lý tính trong những vấn đề thực hành phải làm việc với chủ thể nghĩa là với quan năng ham muốn. Quy tắc thực hành bao giờ cũng là sản phẩm của lý tính vì nó đề ra hành vi như là phương tiện để đạt được ý đồ như một kết quả. Để có thể có được những hành vi có tính nghĩa vụ hoặc bổn phận xuất phát từ ý niệm cho một điều gì đó là tốt (về mặt đạo đức) theo Kant cần phải có sự tự nguyện. Nguyên nhân của sự tự nguyện, theo ông là do những hành vi tự nguyện của chúng ta diễn ra không phải trong thế giới hiện tượng – thế giới mà ở đó các quy luật khoa học có thể tác động mà diễn ra trong thế giới tự thân (vật tự nó). Tự nguyện sẽ giúp chúng ta có thể quyết định nên làm hay không nên làm điều mà ý niệm về đạo đức đã xác định. Sự tự nguyện lúc này mới thực sự là có sắc thái đạo đức. Người ta phải có quyền lựa chọn làm hay không làm. Có sự tự nguyện mới có thể phán xử hành vi là đạo đức hay không. Chẳng hạn nếu anh không có quyền lựa chọn là giúp đỡ

38

người khác anh buộc phải bỏ qua họ, và đó không phải là vấn đề đạo đức nữa vì anh không có sự tự nguyện tự thân cho hành vi của mình, anh không có quyền lựa chọn. Hoặc một con vật nào đó gây hại cho con người, hành động gây hại đó cũng không thể xếp vào lĩnh vực đạo đức vì con vật đó không có sự tự nguyện, nó không có quyền lựa chọn. Sự tự do về lý trí, sự khoan dung về tâm hồn sẽ giúp con người không bị giới hạn bởi những nghi thức, vươn tới hòa bình và ổn định cộng đồng.

Do thế, theo Kant, những nguyên tắc nào có thể áp dụng mà đúng và lợi ích cho toàn thể xã hội mới được gọi là “quy luật thực hành” và nó chính là Châm ngôn đạo đức đã được thực nghiệm hoá, nếu không, nó chỉ là Châm ngôn lý thuyết, không thể áp dụng. Khi thực hiện bất kì hành động nào, ta cũng phải đứng trên lập trường khách quan mà thực hiện, chứ không nên dựa vào ý chí chủ quan. Trước khi hành động, phải cân nhắc đến những Châm ngôn như là sự hướng dẫn hành động. Chẳng hạn, các châm ngôn: không nên lừa dối trong kinh doanh, đừng nói dối bạn bè, không làm những điều gì khiến cha mẹ xấu hổ vì ta. Nhưng không phải mọi châm ngôn đều là tốt về mặt đạo đức, có những châm ngôn mang tính tiêu cực và xấu vì thế bên cạnh châm ngôn chúng ta còn phải tuân theo những quy định chung. Chúng ta, trong phần lớn thời gian là sống theo các luật lệ, một số luật lệ trong đó được Kant gọi là bắt buộc vô điều kiện đối với tất cả mọi người trong mọi thời điểm. Chẳng hạn nghĩa vụ của bạn là phải tôn trọng mọi người, phải quan tâm đến người ốm, phải chăm sóc con cái đó là luật lệ bắt buộc vô điều kiện mà nếu không tuân theo thì đó là hành vi vô đạo đức.

Toàn bộ tác phẩm này là bàn về các quy luật đạo đức như thế, để hiểu sâu hơn về hành vi đạo đức chúng ta sẽ đi xác định các quy luật xác định hành vi đạo đức như sau.

39

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 38)