7. Bố cục
2.3.2. Các hình thức biểu hiện của tự do
Như trên đã trình bày, Tự do là một điều kiện quan trọng bậc nhất trong việc xác định hành vi đạo đức. Một ý chí tự do sẽ lựa chọn những hành vi mà nó sẽ thực hiện. Sự mong muốn Tự do trong tiêu chí của luân lý đạo đức là do lý tính quyết định và nó sẽ mang lại Tự do cho chính mình. Nhưng những phạm trù của Tự do là gì? Theo Kant, phạm trù của Tự do chính là các khái niệm thực hành cơ bản, có cơ sở là hình thức của một ý chí thuần tuý mang lại ở trong lý tính, vì vậy nó nằm trong quan năng tư duy của chúng ta. Kant đã lập Bảng các phạm trù của sự tự do như sau:
64
Xét về phương diện lượng
Đó là các châm ngôn, các điều lệnh và các quy luật thể hiện như là các nguyên tắc xét về mặt lượng: cá nhân, tập thể và phổ quát. Với tiền giả định rằng con người là một hữu thể có lý tính và tiến trình hình thành ý chí – độc lập với việc hình thành một mình hay trong cộng đồng với những người khác – tuy bắt đầu một cách thường nghiệm (với những xu hướng và lợi ích nhất định). Nhưng đều có thể được đánh giá về mặt luân lý từ tương quan giữa cái Thiện và cái Ác, ta có thể hình dung các phạm trù về lượng của tự do bằng nguyên tắc quy phạm như sau:
Trong các châm ngôn chủ quan của mình ta chỉ xem các châm ngôn nào có giá trị cho ta như là các quy tắc hành vi khi chúng nhắm đến cái Thiện như là cái tổng thể của tự do.
Trong các chuẩn mực và giá trị được thừa nhận như là các nguyên tắc ràng buộc có tính liên chủ thể trong cộng đồng hành động của ta chỉ xem là có giá trị như là các quy tắc hành vi cho ta, khi chúng nhắm đến cái Thiện như là tổng thể của tự do.
Đối với những gì ta có nghĩa vụ phải mong muốn, bao giờ cũng để cho quy luật luân lý quy định như là nguyên tắc của tự do ràng buộc đối với mọi hữu thể có lý tính.
Xét về phương diện Chất
Đó là những quy tắc về những gì ta làm, không làm và các ngoại lệ. Các quy tắc này đòi hỏi một cách nhất thiết: Lúc nào cũng phải giữ vững các nguyên tắc phù hợp với quy luật luân lý. Bác bỏ bất kỳ nguyên tắc nào không đứng vững trước sự thẩm tra của mệnh lệnh nhất quyết (mệnh lệnh tuyệt đối). Chỉ cho phép các trường hợp ngoại lệ khi có đầy đủ các lý do biện minh được về mặt luân lý.
65
Xét về phương diện tương quan
Về tương quan tức là các nguyên tắc quan hệ với nhân cách con người, với hoàn cảnh con người cũng như với mối quan hệ hỗ tương giữa những con người với nhau. Trong chừng mực các phạm trù về tương quan diễn ra các mối quan hệ tiên nghiệm (như bản thể, tùy thể, nguyên nhân kết quả, sự tương tác) thì các nguyên tắc thực hành về mặt tương quan đòi hỏi việc xây dựng nhân cách bao giờ cũng phải lấy luân lý làm cái ưu tiên so với xu hướng và lợi ích tự nhiên.
Phải luôn hành động với tư cách một hữu thể tự do và chỉ có các nhu cầu vật chất và xác thịt. Phải đặt việc hình thành ý chí dưới tính nhân quả từ tự do, thể hiện trong các quy luật luân lý. Khi hình thành ý chí luôn tôn trọng tự do của những con người – nhân cách khác và đến lượt họ cũng phải có nghĩa vụ luân lý là tôn trọng sự tự do của ta.
Xét về phương diện hình thái
Đó là các phạm trù liên quan đến cái được phép, đến nghĩa vụ và đến nghĩa vụ không hoàn toàn (nghĩa vụ không hoàn toàn: hành động hợp nghĩa vụ chứ không phải là từ nghĩa vụ), tức là về cái khả thể, cái hiện thực và cái tất yếu về luân lý, thể hiện trong các nguyên tắc quy phạm.
Luôn giữ vững quy luật luân lý nào giúp ta – khi phán đoán thực hành – phân biệt được giữa hành vi được phép và không được phép về luân lý. Đặt những nghĩa vụ do quy luật luân lý đề ra lên trên việc mưu cầu hạnh phúc và thỏa mãn nhu cầu. Luôn hành động từ nghĩa vụ (luân lý) chứ không chỉ hợp nghĩa vụ (hợp lệ hợp pháp).
Các phạm trù trên là những khái niệm của giác tính có trước kinh nghiệm có đặc tính phổ quát và tất yếu. Kant cũng cho rằng đây là những khái niệm cơ bản định trước của con người về sự vật từ đó triển khai thành những phạm trù mới, đáp ứng đòi hỏi của khoa học và hoạt động của con người. Sở
66
dĩ các phạm trù trên có đặc tính phổ quát và tất yếu vì chúng dựa trên cơ sở của sự tự nhận thức tiên nghiệm. Theo Kant, tự ý thức tiên nghiệm là tự ý thức tạo ra cái tôi suy nghĩ, cái có khả năng tạo ra mọi quan niệm còn lại, và như nhau trong mọi ý thức cá nhân. Đây là cấu trúc lôgic khách quan chung trong mọi ý thức cá nhân. Không có tự ý thức tiên nghiệm thì không thể có hệ thống các phạm trù phổ quát và tất yếu.
Các phạm trù của giác tính nêu trên theo ông mới chỉ là những hình thức trống rỗng của tư tưởng, chưa bao chứa một nội dung nào cả. Để có nội dung và trở thành tri thức khoa học các phạm trù phải được vận dụng vào kinh nghiệm để quy tụ các tài liệu cảm tính đa dạng. Làm như vậy mới đảm bảo tư tưởng có nội dung không còn trống rỗng nữa, và trực quan không còn mù quáng. Khâu trung gian gắn liền các phạm trù với kinh nghiệm theo Kant, là thời gian – hình thức bên trong của cảm tính. Sự thống nhất giữa tư duy giác tính và kinh nghiệm cảm tính được Kant gọi là lược đồ hay quy tắc hình thành các hình ảnh cảm tính dựa trên các phạm trù về chúng. Các lược đồ tựa như những chữ cái cấu thành ngôn ngữ tư tưởng của toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Từ đó con người xây dựng các quan niệm của mình về thế giới bên ngoài với phương châm thế giới bên ngoài phải tuân theo các quan niệm của con người về nó, chứ không phải con người phục tùng thế giới tự nhiên bên ngoài. Ở đây con người vừa là chủ thể nhận thức vừa là chủ thể sáng tạo ra các quy luật của tự nhiên. Nhờ có hệ thống phạm trù này mà trong cuộc sống con người thực hiện được các hành vi đạo đức một cách chuẩn mực không cần phải mò mẫm trong kinh nghiệm thường ngày.
Như vậy, bảng các phạm trù tự do ở trên không phải là các phạm trù hình thức vì thế chúng không đặt cơ sở nhận thức lý thuyết nào về những đối tượng thường nghiệm cả, trái lại chúng định hướng có tính quy phạm cho ý chí hình thành các phán đoán thực hành dựa trên các phán đoán luân lý được
67
tái dựng lại một cách tiên nghiệm và không bao giờ được phép biện minh cho các ham muốn thường nghiệm mà không dựa vào một phạm trù của tự do.