Các nguyên tắc xác định hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 42)

7. Bố cục

2.1.2. Các nguyên tắc xác định hành vi đạo đức

Để xác định một hành vi đạo đức phải như thế nào, Kant đã đưa ra một số các định lý và vấn đề như sau:

Định lý 1: Mọi nguyên tắc thực hành tiền-giả định một đối tượng (chất

liệu) của quan năng ham muốn như là cơ sở quy định cho ý chí thì đều có tính thường nghiệm và không thể mang lại các quy luật thực hành [35,42].

Khi đối mặt trước một đối tượng giả định nào đó, nó là đối tượng cho các giác quan của chúng ta, khiến cho ta ham muốn và thúc đẩy ý chí phải cố đoạt cho bằng được thì tiến trình ấy thuộc thường nghiệm, không thể là một quy luật thực hành. Tại sao vậy? Vì thường nghiệm là những gì đã được kinh nghiệm trước đó. Ví dụ như cái bàn, thì trong kinh nghiệm của ta đã xác định một vật có những đặc điểm và hình thức như thế nào thì mới gọi cái bàn. Chúng ta sẽ “mã hoá” hình dạng (form) cái bàn vào trí não mình kèm theo công dụng của nó và bắt đầu đặt ra quy định cho bản thân: đây là cái bàn của tôi, tôi phải gìn giữ nó để sử dụng; đây là cái bàn của kẻ khác, tôi có thể sử dụng mà không cần quan tâm vấn đề bảo vệ sao cho nó khỏi bị hư mục. Đó là nói đơn giản, còn những vấn đề phức tạp hơn, liên quan đến quyền lợi cho bản thân, gia đình, thậm chí là dân tộc, quốc gia mình thì ý thức chiếm hữu và trục lợi trở thành mục đích tối cao thúc đẩy ý chí hoạt động. Nhưng thật sự, với kinh nghiệm như vậy, chúng ta không thể đánh giá được hành động ấy liệu có mang lại hạnh phúc thật sự cho cá nhân và người khác hay không? Theo Kant, những nguyên tắc như vậy không thể là “quy luật thực hành”, nghĩa là chúng ta không thể xem nó là phương châm để hành động (cho toàn xã hội) được. Vì sao? Vì nếu ai cũng lấy mục tiêu ấy để thực hiện hành động thì xã hội sẽ loạn lạc, đạo đức sẽ bị phong hoá. Trong Định lý 2, Kant sẽ phân biện những đối tượng ấy rõ hơn.

40

Định lý 2: Mọi nguyên tắc thực hành mang tính chất liệu, xét như bản

thân chúng, đều thuộc cùng một loại và phục tùng nguyên tắc chung của việc yêu chính mình [hay lòng tư dục] hay hạnh phúc riêng tư.[35,43]

Chất liệu tức là những đối tượng giả sử đối với giác quan, mà nếu khi nó biểu hiện thật trước giác quan thì chúng ta sẽ sinh ra một sự ham muốn chiếm đoạt và xem đó là yếu tố mang đến hạnh phúc cho mình. Vì vậy, mọi nguyên tắc nào khi chúng ta thực hành dựa trên nền tảng như thế thì đều có xu hướng chiếm hữu, phục vụ lợi ích cho cá nhân kèm theo và xúc cảm ấy ta cho là hạnh phúc. Nó thuộc cùng một loại tức đều là loại khiến chúng ta ham muốn hay chúng đều thuộc những thứ mà khi hành động chiếm giữ, yếu tố đạo đức cần phải được xem xét. Như vậy, định lý này nhằm minh định rõ cho chúng ta biết về đối tượng, mà nếu nó là yếu tố thúc đẩy ý chí buộc ta phải hành động thì chúng ta cần phải dùng lý tính đối chiếu với các châm ngôn (nguyên tắc đạo đức) để xem xét nên có thái độ hành xử với đối tượng đó như thế nào.

Khi nào chúng ta hành động theo những nguyên tắc này, tức là chúng ta sẽ phát sinh một sự ham muốn, rồi nó thúc đẩy ý chí buộc hành động thì Kant gọi đây là một ham muốn hạ cấp. Và lý tính chúng ta nếu không đủ khả năng để buộc ý chí phải hành động theo một nguyên tắc khác (phù hợp nguyên tắc đạo đức), thì không thể thừa nhận nơi người ấy một ham muốn cao cấp nào. Kant có nêu một Hệ luận của Định lý 2 này như sau:

Hệ luận: “Mọi nguyên tắc thực hành mang tính chất liệu đặt cơ sở quy định cho ý chí vào trong quan năng ham muốn hạ cấp; và; nếu giả sử không có các quy luật đơn thuần mang tính hình thức [mô thức/formal] của ý chí đủ sức qui định nó, ắt ta không thể thừa nhận rằng có một quan năng ham muốn cao cấp nào hết” [35, 44].

41

Ở đây, ham muốn hạ cấp và cao cấp khó mà phân định thông qua mô thức của chất liệu. Bởi vì, ta khó thể phân biệt hạnh phúc xuất phát từ cảm năng hay giác tính. Khi chúng ta tiếp xúc đối tượng thì sẽ có cảm nhận về nó, đồng thời, giác tính sẽ xen vào khuyên bảo ta hãy giành lấy. Đôi khi, với cảm năng, chúng ta thấy một sự thích thú nào đó, nhưng với giác tính thì nó hiểu khác đi và ý chí buộc ta hành động theo hướng khác. Do đó, cảm giác hạnh phúc không thể định nghĩa cụ thể bằng cảm giác trong những tình huống cụ thể nào. Bởi vì mỗi khi cảm giác đó xuất hiện ta đều rất thích thú và muốn lưu giữ nó lâu hơn. Cả việc cho tiền và mua món ăn đều là đối tượng ham muốn của chúng ta, nó thuộc về cùng một loại. Như vậy, chúng ta không thể phân biệt ham muốn hạ hay cao cấp theo mô thức bên ngoài mà chỉ có thể dựa vào mức độ của hạnh phúc ta đạt được sau khi hành động theo khả năng của giác tính biểu đạt đến. Tức là ta hiểu rằng nếu ta cho người ăn xin thì có thể họ được hạnh phúc, họ có thể mua thức ăn về nhà cho những thành viên khác trong gia đình đang chờ đợi và cả gia đình của họ đều hạnh phúc, họ sẽ rất biết ơn người đã mở rộng vòng tay giúp đỡ gia đình mình. Dù biết rằng họ sẽ biết ơn mình nhưng mình làm thế không phải vì mục đích này, mình chỉ một lòng chân thành muốn giúp đỡ họ qua khỏi cơn đói kém mà thôi, và mình làm như thế không phải vì muốn được thiên hạ tán thưởng. Ngược lại, nếu ta dùng số tiền ấy mua món mà ta thích, khi ăn xong rồi, một chốc thì cảm giác hạnh phúc ấy cũng qua mau và về phương diện đạo đức thì ta là kẻ không có lương tâm. Thì như vậy, ta muốn cho người ăn xin năm đồng – ham muốn cao cấp, hơn là muốn mua món ăn – ham muốn hạ cấp. Thế nên, nếu không có cách hiểu như vậy để ý chí quy định phải quyết tâm hành động vì lợi ích tha nhân hơn là tự kỉ thì chẳng thể nào đạt được một ham muốn cao cấp nào.

Vậy, khi nào lý tính bản thân mình quy định cho ý chí hành động một cách thuần khiết như vậy (chứ không phải hành động vì muốn người ta tán

42

thưởng hoặc nếu không làm thế thiên hạ sẽ chê bai theo đánh giá của giác tính đơn thuần), nó mới thật sự là một quan năng ham muốn cao cấp. Ngược lại, nếu chúng ta ham muốn hành động vì sự thúc đẩy của sinh lý hoặc thoả mãn bởi sự tán thưởng thì đó chỉ là ham muốn hạ cấp.

Lý tính, với những quy luật thực hành sẽ quy định cho ý chí một cách trực tiếp, không thông qua trung gian tình cảm vui sướng hay không vui sướng thường tình của cảm tính, và ngay cả một tình cảm vui sướng đối với bản thân quy luật được thực hiện thì nó mới có thể là lý tính thuần tuý – có thể thực hành, nên điều ấy làm cho nó có năng lực ban bố quy luật [34, 47].

Định lý 4: Sự tự trị của ý chí là nguyên tắc duy nhất của mọi quy luật

luân lý và của mọi nghĩa vụ phù hợp với chúng, ngược lại, sự ngoại trị của sự tự do lựa chọn không chỉ không thể làm cơ sở cho bất kỳ bổn phận nào mà còn đối lập lại với nguyên tắc của bổn phận và với luân lý của ý chí [35, 60].

“Sự tự trị: thoạt đầu theo nghĩa sự tự trị về chính trị nơi Machiavelli kết hợp hai nghĩa: sự tự do thoát khỏi sự lệ thuộc và quyền lực tự ban bố luật lệ”[35, 60].

Thật vậy, nguyên tắc duy nhất của luân lý là ở trong sự độc lập đối với mọi chất liệu của quy luật (tức với một đối tượng được ham muốn), và ở trong việc quy định sự tự do lựa chọn bằng hình thức đơn thuần của sự ban bố quy luật phổ biến, nhờ đó châm ngôn của nó phải có được năng lực ấy. Quy luật luân lý không diễn tả điều gì khác hơn là sự tự trị của lý tính thuần túy thực hành, nghĩa là sự tự do và bản thân sự tự trị này là điều kiện mô thức của mọi châm ngôn và chỉ với điều kiện này mọi châm ngôn mới có thể nhất trí với quy luật thực hành tối cao. Do đó, nếu chất liệu (hay nội dung) của sự ham muốn – không gì khác hơn là đối tượng của một sự ham muốn gắn liền với quy luật – thâm nhập vào trong quy luật thực hành như là điều kiện cho khả thể của nó thì sẽ dẫn đến sự ngoại trị của sự tự do lựa chọn. Điều đó có nghĩa

43

là sự lệ thuộc vào quy luật tự nhiên khiến ta phải tuân theo một động cơ hay một xu hướng nào đó. Trong trường hợp ấy, ý chí không tự mang lại quy luật cho chính mình mà chỉ đưa ra được điều lệnh để làm sao tuân theo quy luật “sinh lý” một cách khôn ngoan, hợp lý. Châm ngôn trong trường hợp ấy không bao giờ chứa đựng được hình thức ban bố quy luật – phổ biến, không chỉ không tạo ra được bổn phận nào mà bản thân còn đối lập lại với nguyên tắc của lý tính thuần túy thực hành và do đó cũng đối lập lại với ý đồ hay tình cảm luân lý cho dù hành vi nảy sinh từ đó có thể phù hợp với quy luật đến mấy đi nữa.

Ví dụ, hãy giả định một ai đó giới thiệu cho bạn một người xin làm quản gia, bảo rằng đó là một người mà bạn có thể tin cẩn và yên tâm giao phó mọi việc nhà. Để tạo được sự tin cậy của bạn, người giới thiệu còn ca ngợi anh ta là người khôn ngoan, cẩn thận, luôn biết thấu đáo lợi ích của riêng mình, không hề bỏ qua cơ hội nào để kiếm chác thêm lợi ích. Để bạn khỏi e ngại đang gặp phải tay ích kỉ tầm thường, người giới thiệu lại tán dương anh ta có lối sống rất đàng hoàng: không tìm nguồn vui trong việc kiếm tiền hay ăn chơi sa đọa mà chỉ thích mở mang kiến thức, giao du học hỏi với giới có tuyển chọn và thậm chí còn sẵn sàng giúp đỡ người hoạn nạn nữa. Chỉ có điều về phương tiện để làm những điều đấy (tất nhiên phương tiện là tùy vào mục đích) anh ta không chút ngần ngại sử dụng tiền bạc của người khác cho mục đích của mình miễn là biết rằng có thể an toàn và không bị phát hiện thì bạn ắt phải nghĩ rằng người giới thiệu hoặc đang đùa với bạn hoặc là một kẻ đã mất trí. Như thế các ranh giới giữa luân lý và lòng yêu chính mình là quá rõ ràng và dứt khoát mà ngay cả con mắt bình thường nhất cũng không bao giờ sai khi phân biệt chúng.

Hạnh phúc là sự mong muốn tồn tại thường trực trong lòng của mọi người, nên hằng ngày chúng ta không thể tránh được những ham muốn. Mà

44

giới hạn phạm vi của hạnh phúc rất khó xác định. Chúng ta dễ dàng không vừa lòng với những gì mình đang sở hữu và tâm trạng ấy là luôn xuất hiện sẵn trong lòng, nên quan niệm rằng nếu ta có đầy đủ những gì ta muốn thì sẽ rất hạnh phúc. Đây là nhu cầu hoàn toàn tất yếu mà bản tính tự nhiên của ta đặt ra, bởi hiện tại ta đang thiếu thốn. Nhu cầu này lại xuất phát cho sự ham muốn và tất nhiên nó hoàn toàn có tính chủ quan theo quan niệm hạnh phúc hay đau khổ của ta. Vì nó là chủ quan nên những quy định cho ý chí này lấy sự thoả mãn làm đối tượng thì không thể trở thành một quy luật thực hành được. Bởi lẽ, như trên đã nói, mọi quy luật thực hành phải có tính khách quan, nó phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính đúng đắn khi áp dụng cho mọi trường hợp, mọi cá nhân và xã hội.

Khi hướng đến mục tiêu truy tìm hạnh phúc cho chính mình thì chúng ta sẽ tư duy để tìm ra những phương pháp để hành động, và có thể những phương pháp ấy, theo chúng ta là hợp lý và dự đoán sẽ dẫn đến kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta hết sức cẩn trọng, bởi tất cả phương pháp ấy mới chỉ là Châm ngôn thôi, nó chưa thể là quy luật thực hành được. Vì sao vậy? Vì khi đem áp dụng, chưa hẳn nó sẽ là thành công và không ai dám chắc rằng nó phù hợp với những phạm trù đạo đức. Do đó, chúng ta phải luôn nghiệm rằng, không nên áp đặt một hình thức hànhđộng nào lên cá nhân khác, dù với ý chủ quan mình cho là đúng và đôi khi, ta cũng chưa xét hết bản chất của nó trong hệ quy chiếu của đạo đức. Định lý này chính là sự lên án của Kant với các hành vi tư lợi ích kỉ,và tất nhiên, Kant không xem đó là hành động đạo đức. Các nguyên tắc thực hiện hành vi đạo đức này chính là cơ sở để Kant nêu ra các phương pháp thực hiện hành vi đạo đức.

Một phần của tài liệu Đạo đức học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)