I. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long
2. Công tác đổi mới trên các mặt quản lý
2.1. Công tác đấu thầu, tìm kiếm việc làm mở rộng thị phần.
Trong năm qua công ty đã xây dựng và ban hành quy chế quản lý đấu thầu nhằm thống nhất quản lý, đẩy mạnh và khuyến khích công tác đấu thầu, nâng cao năng lực đấu thầu, tìm kiếm việc làm. Hoạt động marketing cũng được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt hiệu quả nhất định.
Lĩnh vực thương mại là lĩnh vực hoạt động khá hiệu quả. Công ty luôn chú trọng và đầu tư đúng mức, mở rộng nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế, không những đáp ứng tốt nhu cầu vật tư thiết bị trong nội bộ công ty mà còn là đầu mối cung cấp thiết bị vật tư cho một số đối tác lớn.
2.2. Công tác tài chính- kế toán.
Ban hành và triển khai đồng bộ toàn công ty quy chế quản lý tài chính kế toán ngày 8/12/2006 nhằm tăng cường tính hiệu quả trong công tác quản lý kinh tế, tài chính và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Duy trì, mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước đảm bảo cung cấp nguồn vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tham gia các dự án đầu tư.
Nguyên tắc quản lý tài chính được tiến hành theo đúng quy định nhà nước và công ty, đảm bảo kinh doanh có lãi và bảo toàn vốn.
Công tác nghiệm thu, thanh toán trong lĩnh vực xây dựng đã có sự chuyển biến tích cực so với năm trước, thể hiện ở tỷ lệ giá trị được xác nhận thanh toán trên giá trị sản lượng thực hiện đã có sự gia tăng. Năm 2010, giá trị được xác nhận thanh toán là 67.651 tỷ đồng trên tổng giá trị thực hiện là 58.49 tỷ đồng chiếm 72.7%.
2.3. Công tác quản lý kế hoạch đầu tư.
Công tác quản lý kế hoạch: Ban hành thành công quy định về báo cáo thống kê và xây dựng kế hoạch định kỳ trong toàn công ty. Từ đó công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch đã được triển khai đến từng bộ phận của công ty. Kế hoạch của các đơn vị đã được xây dựng dựa trên căn cứ năng lực thực tế về nhân lực, vốn, thiết bị cũng như tiến độ thi công của từng đơn vị và đảm bảo tính khả thi. Duy trì thường xuyên công tác giao ban hàng tuần, hàng quý để sơ kết tình hình thực hiện trong kỳ, kịp thời giải quyết những phát sinh và giải pháp cho kế hoạch kỳ tới.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác quản lý kế hoạch phải nói đến những mặt khó khăn còn tồn tại. Trong đó nổi bật lên như:
+ Hầu hết các đơn vị vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vai trò của nó trong việc định hướng các chiến lược phát triển dài hạn của Công ty và đơn vị.
+ Công tác kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, số liệu kế hoạch thực tế tại các công trường, chi nhánh chưa được cập nhật liên tục. Số liệu báo cáo của các đơn vị nhiều khi thiếu thống nhất đôi khi là không trung thực, gây khó khăn cho các phòng chức năng trong công tác theo dõi và quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Công tác kế hoạch của Công ty còn mang tính đơn lẻ. Chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng thể với các kế hoạch bộ phận các kế hoạch bộ phận đôi khi được lập ra nhưng lại không hướng tới việc hoàn thành kế hoạch tổng thể và bản thân các kế hoạch bộ phận như: kế hoạch Marketing, kế hoạch huy động và sử dụng vốn, kế hoạch nhân sự, kế hoạch thiết bị cũng chưa có sự liên kết, phối hợp với nhau.
Công tác đầu tư: Công ty tích cực triển khai một số dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư phát triển đa dạng nghành nghề. Một số dự án hoàn thành đưa vào hoạt động đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, góp phần làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động.
2.4. Công tác nhân sự, lao động- tiền lương.
Năm 2011 Công ty đã có những cải tiến, thay đổi rõ rệt trong công tác tuyển dụng nhân sự. Thông tin về tuyển dụng đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như các website tuyển dụng, báo tuyển dụng, tuyển dụng trực tiếp tại các trường, hội chợ việc làm…Quy trình tuyển dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn diễn ra nhanh chóng, linh hoạt, chủ động đáp ứng nhanh, kịp thời lao động cho các đơn vị.
Đối với công tác tiền lương - quản lý lao động:
+ Lập đơn giá tiền lương CBCNV đúng quy định của Nhà nước.
đối với các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.
+ Điều chỉnh lại mẫu bảng chấm công, bảng thanh toán lương phù hợp với yêu cầu quản lý.
+ Xây dựng chế độ chi lương bổ sung, các loại tiền thưởng ngoài lương, phụ cấp kiêm nhiệm, hỗ trợ nơi ở, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên tham gia lao động.
+ Quản lý tình hình thực hiện hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên tương đối tốt, trong năm không để xảy ra những vụ kiện hay tranh chấp hợp đồng.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, chính sách cho công nhân viên theo đúng quy định.
+ Thành lập hội bảo hộ lao động và phân chia trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ LĐ và an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị.
Công tác thi đua khen thưởng:
Hàng năm, công ty đều tổ chức xét thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất ở cấp cơ sở, cấp bộ cấp quản lý nhằm động viên kịp thời, tạo động lực to lớn cho cán bộ công nhân viên tiếp tục làm việc và cống hiến cho công ty.
Công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.
Với phương châm “an toàn là bạn, tai nạn là thù”, Công ty đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động và phân chia trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động, tại các đơn vị. Thực hiện nội quy an toàn lao động trong tất cả các xí nghiệp, đơn vị sản xuất trực thuộc.
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức lao động - tiền lương là những mặt còn tồn tại cần phải khắc phục:
+ Tình hình thanh toán lương tại các công trình còn triển khai chậm, trả lương, chính sách đãi ngộ của công ty còn bất hợp lý chưa thực sự thu hút được người lao động làm việc và gắn bó lâu dài.
+ Việc quản lý giám sát công tác triển khai an toàn bảo hộ lao động chưa được duy trì thường xuyên.