Đổi mới phương pháp lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa cho Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 65)

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch của công ty cổ phần

2. Nhóm giải pháp cụ thể

2.2. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch

Phương pháp kế hoạch chi phí theo doanh thu công ty đang thực hiện có ưu điểm là đơn giản, không rườm rà. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người làm kế hoạch phải có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh của công ty, mới có thể đưa ra những hệ số chi phí theo lợi nhuận chính xác phù hợp với từng hoạt động kinh doanh của công ty trong từng tình hình thị trường.

Mặt khác khi nền kinh tế chứa đựng rất nhiều rủi ro và tỷ lệ lạm phát cao như hiện nay, khiến cho giá cả không giữ được ổn định, việc tính toán điều chỉnh chi phí theo doanh thu là khó khăn hơn rất nhiều. Việc kinh tế không ổn định làm cho hệ số chi phí theo doanh thu phải được tiến hành điều chỉnh liên tục. Mà việc điều chỉnh là không dễ dàng.

Vì những lý do ấy mà công ty nên đưa vào công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh những phương pháp xây dựng khác như:

 Phương pháp dự báo

Như chúng ta đã biết doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải căn cứ vào thị trường.Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên cần xem xét để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch.

Hàng năm Công ty đã tiến hành công tác nghiên cứu thị trường làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng các phương pháp được sử dụng trong công tác lập kế hoạch ở công ty còn khá thô sơ và chỉ dừng lại ở một số phương pháp thông kê, kinh nghiệm mang tính chất định tính. Công tác dự báo thị trường hầu như không được tiến hành nếu như có cũng chỉ ở bước đầu và phần nhiều là các kinh nghiệm của các chuyên gia dự báo, không thường xuyên nghiên cứu dự báo nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố vĩ mô bên ngoài.

Do đó công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn dẫn đến một số chỉ tiêu không sát thực và không đạt kế hoạch.Chính vì vậy mà đòi hỏi công ty phải tăng cường hơn nữa công tác dự báo bằng cách triển khai hoạt động này một cách thường xuyên để có cơ sở xây dựng các phương án kế hoạch.

Trong quản lý vi mô, dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nhiệp. Các doanh nghiệp không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng, độ chính xác của các kết qủa dự báo, vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định là lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp. Trong thực tế có thể áp dụng nhiều phương pháp dự báo. Nhưng ở nước ta với điều kiện kinh tế và khoa học như hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp dự báo sau.

Phương pháp hệ số Phương pháp ngoại suy Phương pháp chuyên gia Phương pháp mô hình hóa

Mỗi phương pháp dự báo đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó và phạm vi áp dụng nhất định. Trong qúa trình dự báo không có một phương pháp nào là cho kết quả dự báo với độ chính xác tuyệt đối cao. Vì vậy, trong thực tế để có thông tin dự báo đủ độ tin cậy, khi hoạch định chiến lược cũng như thực hành kinh nghiệm, người ta sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để bổ sung cho nhau.

Trong điều kiện biến động của thị trường ngày càng tăng, thay đổi từng ngày, từng giờ nhưng công ty mới chỉ dừng lại ở phương pháp dự báo giãn đơn, dễ tính và mang tính chủ quan. Do đó kết quả dự báo trong những năm qua còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, Công ty phải có những biện pháp dự báo hữu hiệu hơn, linh hoạt hơn để cho kết quả dự báo khả quan hơn như phương pháp hệ số, phương pháp mô hình hóa.

 Phương pháp cân đối.

Phương pháp cân đối cho phép xác định các mục tiêu các chỉ tiêu kế hoạch sát thực hơn với tình hình của doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt công tác này công ty cần sử dụng phương pháp cân đối với đầy đủ các bước thực hiện của nó.

Bước thứ nhất: Xác định nhu cầu của các yếu tố sản xuất vốn, trang thiết bị. Cơ sở để xác định nhu cầu các yếu tố này là kết quả về dự báo về sản lượng, doanh thu qua việc phân tích nghiên cứu thị trường, dự báo và định hướng phát triển của công ty. Dựa vào các phương pháp tính toán khác nhau công ty sẽ có những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố.

Bước thứ hai: Xác định các yếu tố đang có và có thể huy động được của công ty.

chênh lệch thì có thể tiến hành điều chỉnh.

Để phương pháp cân đối được thực hiện một cách hiệu quả thì bản thân phòng kế hoạch và cán bộ phòng kế hoạch không thể tự mình tiến hành được mà phải có sự phối hợp giữa các phòng ban để có số liệu chính xác nhất về tất cả các nguồn lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa cho Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w