Đưa giai đoạn phân tích chiến lược vào quy trình kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa cho Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 67)

II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch của công ty cổ phần

2. Nhóm giải pháp cụ thể

2.3. Đưa giai đoạn phân tích chiến lược vào quy trình kế hoạch

Như những phân tích ở trên ta thấy một nhược điểm tồn tại trong nội dung bản kế hoạch của công ty là không xây dựng được nhiều các phương án kế hoạch ứng với các nguồn lực và diễn biến thị trường khác nhau, chưa tận dụng hết được điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu để đưa ra những bản kế hoạch tốt nhất.

Phân tích chiến lược xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách để thực hiện các mục tiêu đó, nó định hướng tương lai cho doanh nghiệp. Phân tích chiến lược chủ động xây dựng các phương án dự phòng trước những thay đổi của thị trường.

Công ty có thể tiến hành phân tích chiến lược theo các bước sau:

Bước 1: phân tích dự báo môi trường kinh doanh.

Một trong những phương pháp hiệu quả khi phân tích môi trường kinh doanh đó là sử dụng ma trận SWOT (mô hình điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi trong quản lý đặc biệt dùng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.

Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá nhân.

Chúng ta có thể hiểu: Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ. Điểm mạnh và Điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của bạn. Cơ hội và Thách thức thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài.

Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản sau

- SO (Strengths – Opportunities) các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.

- WO (Weaknesses – Opportunities) các chiến lược đưa ra dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của công ty để tận dụng cơ hội trên thị trường.

- ST (Strengths- Threats) Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

- WT (Weaknesses – Threats) Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Bước 2: Xây dựng các phương án chiến lược.

Dựa bào phân tích SWOT doanh nghiệp xây dựng nên các phương án chiến lược phù hợp.

Bước 3: Lựa chọn phương án chiến lược.

Sau khi đã xây dựng các phương án chiến lược thì công ty sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất thích hợp nhất với mục tiêu ưu tiên của công ty đây phải là phương án phù hợp với chiến lược phát triển, năng lực hiện có của công ty , tận dụng tối đa mọi nguồn lực.

Bước 4: sau khi đã lựa chọn phương án chiến lược tối ưu nhất thì công ty sẽ xác định các giải pháp thực hiện, huy động nguồn lực và tổ chức bộ máy làm việc.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng trong bất cứ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý, kế hoạch hướng doanh nghiệp tới các mục tiêu, quyết định đến sự phát triển và góp phần tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

Bằng những kiến thức được học tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và quá trình thực tập tại công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long em đã tìm hiểu, phân tích tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác kế hoạch của Công ty, em nhận thấy công tác kế hoạch đã được công ty chú trọng góp phần rất lớn vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài những kết quả đã đạt được thì công tác kế hoạch tại công ty vẫn tồn tại những yếu kém bằng kiến thức hiểu biết của mình em có đưa ra một số phương án nhằm khắc phục với mong muốn có thể góp phần hoàn thiện công tác kế hoạch tại công ty. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp của một sinh viên và thời gian thực tập có hạn tại công ty, chắc chắn bài viết này còn nhiều điểm thiếu sót em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cán bộ công nhân viên tại Công Ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long và các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển.

Cuối cùng em xin được gửu lời cảm ơn của mình tới tập thể công nhân viên trong Công Ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

Em xin gửu lời cảm ơn tới thầy Phạm Thanh Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Kế hoạch kinh doanh” – ThS Bùi Đức tuân – NXB Lao động – Xã hội 2005.

2. Giáo trình “Kế hoạch hóa phát triển” – PGS.TS Ngô Thắng Lợi – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2009.

3. Website http:// www. thanglong group.com.vn 4. Một số tài liệu tham khảo khác.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa cho Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w