NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hiền (Trang 35 - 36)

- Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí đó được giữ ở mức 1,001 qua các năm, năm 2007 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 1,004 đồng doanh thu, năm 2008 cứ một

2.2.2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠ

Ngoài những thành tựu đã được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình kinh doanh của mình như là:

- Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường miền bắc mà thị trường trọng điểm là tỉnh Phú Thọ tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường. Ngoài ra Công ty chưa khai thác triệt để được thị trường trong tỉnh. Nguyên nhân chính là do công ty chưa tổ chức được một đội ngũ marketing và nghiên cứu thị trường có trình độ. Đây là một thị trường lớn với một số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Kinh tế thị trường bắt buộc phải tìm kiếm khách hàng bởi vì nền kinh tế thị trường cung thường lớn hơn cầu. Để bán được hàng Công ty phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo.

- Tuy đã xây dựng chiến lược mặt hàng nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm theo kịp thị trường. Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu kinh doanh các sản phẩm mẫu mã chủ yếu do các công ty đối tác mang đến. Đây là một hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục ngay để đảm bảo sự đa dạng về mặt hàng,

mẫu mã sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

- Chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng chiêm khoảng 5-7%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do sự vô trách nhiệm của người lao động, chỉ làm một cách máy móc, gặp sự cố không chịu suy nghĩ tìm cách khắc phục, chỉ biết ngồi chờ người có trách nhiệm đến giải quyết.

- Công ty có khá nhiều lao động nhưng trình độ lao động nói chung còn thấp. Năng suất lao động chưa cao cũng là do người lao động chưa có ý thức lao động, không gắn sự sống còn của công ty với cuộc sống của mình.

- Số vòng quay vốn lưu động chưa cao hay hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp nguyên nhân chính là do hàng tồn kho nhiều, khả năng thu hồi nợ từ các đơn vị khác còn kém chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ.

Mặc dầu Công ty có rất nhiều mối quan hệ làm ăn trong tỉnh cũng như trên toàn quốc, nhưng Công ty vẫn chưa có mối quan hệ nào mang tính chất liên kết kinh tế.

Chính các sự hạn chế này đưa Công ty vào tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: vấn đề về vốn kinh doanh, đầu vào sản phẩm, đội ngũ lao động... đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng qui mụ kinh doanh, nâng cao chất lượng.

Cùng tình trạng chung của toàn ngành thương mại Việt Nam, là một ngành non trẻ, Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hiền nói riêng trong toàn ngành nói chung đều thiếu vốn hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nguồn vốn của Công ty còn hạn hẹp. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất cho Công ty, tạo ra những khó khăn cho hoạt động kinh doanh nói chung và công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Qua thực tế nghiên cứu ở Công ty ta thấy một số tồn tại cơ bản nói trên, đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu khắc phục được những tồn tại này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hiền (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w