- Chỉ tiêu sức sản xuất của chi phí đó được giữ ở mức 1,001 qua các năm, năm 2007 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 1,004 đồng doanh thu, năm 2008 cứ một
2.1.2.2.1. XÉT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tuyển dụng và chính sách đào tạo phải đảm bảo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp. Chính mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi những cán bộ quản trị kinh doanh phải có các tiêu chuẩn cao. Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ vào loại công việc để xác định số người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ công nhân viên. Chỉ xét tuyển những lao động có trình độ phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ đẻ đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất. Để đảm bảo đội ngũ công nhân viên có chất lượng công ty đã áp dụng chế độ thử việc trước khi ký hợp đồng chính thức.
Thị trường lao động mở ra, song cũng như các doanh nghiệp khác công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm thị trường. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó công ty cũng chú ý đến việc nâng cao tay nghề cho nhân viên, có các hình thức khuyến khích họ phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho tập thể cán bộ công nhân viên.
BẢNG 7: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Đơn vị: người lao động
Năm Tổng số nhân viên
Cơ cấu nhân viên Đại học và cao đẳng % so với tổng số nhân viên Trung học phổ thông % so với tổng số nhân viên 2007 27 7 25,93 20 74,07 2008 30 7 23,33 23 76,67 2009 38 9 23,68 29 76,68 2010 40 11 27,50 29 72,50 2011 41 12 29,27 29 70,73
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
Quỹ lương:
thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Với khái niệm đó có thể hiểu rằng: đối với doanh nghiệp tiền lương là một khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn đối với người lao động tiền lương là một bộ phận của thu nhập mà họ được hưởng. Trong quản lý, tiền lương còn có ý nghĩa là đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, từ đó mà nâng cao năng suất lao động của họ. Vì vậy không thể đặt vấn đề tiết kiệm tiền lương một cách đơn giản như các khoản chi phí khác.
Muốn hạch toán tiền lương tốt thì một vấn đề không thể thiếu được là phải hạch toán lao động về số lượng và chất lượng, thời gian lao động và kết quả lao động vì đó là căn cứ đề tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác là muốn hạch toán tiền lương thì phải hạch toán lao động trước. Hiện nay ở công ty có các hình thức trả lương sau:
Đối với nhân viên ở các phòng ban chủ yếu trả lương dựa vào số ngày làm việc và mức độ hoàn thành công việc được giao để phân chia.
Đối với công nhân thì lương được trả theo sản phẩm căn cứ vào số lượng và chất lượng công tác giao khoán mà công nhân hoàn thành trong kỳ.
Khi phân tích đánh giá chung về tiền lương có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá trị tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói được ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi cũng không phản ánh hiệu quả lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương.
Hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu. Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm, có nghĩa là doanh nghiệp được lợi. Nếu mức tăng lương bình quân không vượt quá mức tăng năng suất lao động, có nghĩa lao động đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn và ngược lại.
BẢNG 8: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Đơn vị: nghìn đồng
1. Doanh thu 12.306.558 17.720.233 30.366.385 49.002.681 61.713.491 2. Lợi nhuận 51.994 43.912 41.926 50.866 46.118 3. Quỹ lương 141.649 154.700 393.263 373.946 406.130 4. Tổng số lao động 27 30 38 40 41
5. Năng suất lao động (1/4) 455.798 590.674 799.115 1.225.067 1.505.207 6. Sức sinh lời lao động (2/4) 1.925 1.464 1.103 1.272 1.125 7. Hiệu quả sử dụng quỹ lương (3/4) 5.246 5.156 10.349 9.348 9.905
Nguồn: phòng kế toán – quỹ
- So sánh năm 2008 với năm 2007:
Năm 2008 doanh thu tăng 5.413.675 nghìn đồng (tăng 43,99%) so với năm 2007, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 13.051 nghìn đồng (tăng 9,20%). Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương có hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân giảm 90 nghìn đồng (giảm 1,72%) còn năng suất lao động tăng 134.876 nghìn đồng (tăng 29,59%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả.
- So sánh năm 2009 với năm 2008:
Năm 2009 doanh thu tăng 12.646.152 nghìn đồng (tăng 71,37%) so với năm 2008, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 238.563 nghìn đồng (tăng 154,21%). Như vậy doanh thu tăng chậm hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương chưa hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 5.195 nghìn đồng (tăng 100,72%) còn năng suất lao động tăng 208.441 nghìn đồng (tăng 35,29%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng nhanh hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương chưa hiệu quả.
Năm 2010 doanh thu tăng 18.636.296 nghìn đồng (tăng 61,37%) so với năm 2009, trong khi đó chi phí về tiền lương giảm 19,317 nghìn đồng (giảm 5,17%). Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân giảm 1.001 nghìn đồng (giảm 9,67%) còn năng suất lao động tăng 425.952 nghìn đồng (tăng 53,30%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả.
- So sánh năm 2011 với năm 2010:
Năm 2011 doanh thu tăng 12.710.810 nghìn đồng (tăng 25,94%) so với năm 2010, trong khi đó chi phí về tiền lương tăng 32.184 nghìn đồng (tăng 8,61%). Như vậy doanh thu tăng nhanh hơn chi phí tiền lương tức là doanh nghiệp đã xử dụng tiền lương hiệu quả. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 557 nghìn đồng (tăng 5,96%) còn năng suất lao động tăng 280.140 nghìn đồng (tăng 22,87%). Rõ ràng là tiền lương bình quân tăng chậm hơn so với năng suất lao động điều này thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng lao động và chính sách lương có hiệu quả.
- Trong 5 năm 2007-2011 với số lao động có tăng nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm.