Nhu cầu thông tin

Một phần của tài liệu Điển hình hoá trong văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 30)

Để thu thập thông tin đạt hiệu quả cao, đúng mục đích, chuyên viên cần phải hiểu rõ các đối tƣợng cần cung cấp những loại thông tin nào. Tuy nhiên ở mỗi một cơ quan bộ thì nhu cầu thông tin của các đối tƣợng lại khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực quản lý của bộ. Nhìn chung, qua khảo sát ở một số bộ, chuyên viên cần phải chuẩn bị để cung cấp cho các đối tƣợng những thông tin sau đây:

- Một là, thông tin về chính sách:

Thông tin về chính sách ở đây bao gồm chính sách phát triển của Nhà nƣớc, chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách văn hóa các quy định của luật pháp, về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ vv.

Ví dụ : ở Bộ Nội vụ thông tin chính sách về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc, về biên chế hành chính sự nghiệp, về quản lý tiền lƣơng và công tác tiền lƣơng, về chính quyền địa phƣơng là những thông tin chủ yếu mà các đối tƣợng cần đƣợc cung cấp. ở Bộ Công nghiệp, thông tin về chính sách đối với hoạt động của các ngành công nghiệp trong nƣớc nhƣ công nghiệp cơ khí và luyện kim, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp dệt may, da giầy, công nghiệp sành sứ - thuỷ tinh là thông tin chủ yếu mà chuyên viên cung cấp cho các đối tƣợng có nhu cầu thông tin.

- Hai là, thông tin về tình hình triển khai, thực hiện các quyết định quản lý:

Đây là các thông tin có liên quan đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc bộ nhƣ tiến độ giải quyết công việc, những công việc đã hoàn thành, những vấn đề còn tồn đọng, những vấn đề mới phát sinh...Lãnh đạo bộ rất cần đƣợc cung cấp những thông tin này để điều hành hoạt động của bộ.

Ví dụ: ở Bộ Công nghiệp, lãnh đạo bộ cần thông tin về tình hình triển khai thực hiện chính sách nâng cấp lƣới điện nông thôn năm 2005 bao gồm: những hạng mục đã tiến hành tại các địa phƣơng, những hạng mục đang thực hiện, những vấn đề còn tồn đọng, chƣa giải quyết ...

- Ba là, những thông tin phản hồi

Lãnh đạo bộ và lãnh đạo văn phòng cần đƣợc cung cấp thông tin phản hồi là những tâm tƣ, nguyện vọng của cán bộ, công chức về những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, về chế độ chính sách...và thông tin phản hồi từ những đối tƣợng chịu sự tác động của quyết định quản lý. Thông tin phản hồi sẽ giúp cho lãnh đạo nắm đƣợc tình hình thực tế và hiệu quả của quyết định quản lý để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ:

Lãnh đạo bộ ban hành một quyết định quản lý mới cần biết các thông tin là ý kiến dƣ luận của cán bộ, công chức về vấn đề đó.

- Bốn là, thông tin về kinh tế - xã hội

Đây cũng là thông tin mà lãnh đạo bộ, lãnh đạo văn phòng cần đƣợc cung cấp. Những thông tin kinh tế - xã hội có liên quan tới các lĩnh vực hoạt động của bộ sẽ là cơ sở để lãnh đạo bộ ban hành quyết định quản lý hoặc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ:

Lãnh đạo bộ cần thông tin về tình hình các cuộc gặp song phƣơng với các nƣớc về việc Việt Nam gia nhập WTO, tình hình biến động giá vàng ở Việt Nam và trên thế giới...

Một phần của tài liệu Điển hình hoá trong văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)