Quốc Tuấn
Về cuộc đời, con người, sự nghiệp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được ghi chép trong rất nhiều tài liệu sử học, văn học dân gian và văn hóa dân gian. Ngay cả trong Ngọc phả nhà Trần, Việt điện u linh tập, Trần thị gia huấn, Trần triều hiển thánh chính kinh, Đại hữu chân kinh, Hưng Đạo chính kinh bảo lục, Chính kinh Phạm Ngũ Lão, An Bài xã dâm từ khả húy trong
Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề cũng ghi chép về ông. Ngoài ra có rất nhiều thần tích, thần sắc về Hưng Đạo Vương, năm 1930, Trường Viễn Đông Bác cổ đã tổ chức sưu tầm được tới 172 bản thần tích về Trần Hưng Đạo được lưu giữ rải rác ở các làng quê (Thư mục thần tích - thần sắc, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996), các truyện về ông đậm sắc nhất ở Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương...
Qua tìm hiểu, chúng tôi tìm thấy 07 bản kể về Trần Hưng Đạo và các sự kiện nhân vật có liên quan đến Trần Hưng Đạo. Các bản kể và nguồn tài liệu được thống kê ở bảng 2.3.1.1
Nhận xét:
Nghiên cứu, tìm hiểu các truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chúng tôi thấy một số những đặc điểm cơ bản sau:
Các truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có kết cấu xâu chuỗi. Mỗi bản kể khác nhau kể về các sự kiện và tình tiết khác nhau mà khi chúng ta xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết trong các truyện sẽ có một bản kể hoàn chỉnh về cuộc đời và hành trạng của nhân vật.
Một số bản kể mang đặc trưng của truyền thuyết – một thể loại của văn học dân gian nên có những dị bản.
Một số chi tiết trong bản kể về Phạm Nhan không trùng nhau: Truyện Phạm Nhan, Sự tích miếu Phạm Nhan kể lại: khi đem ra hành hình, Bá Linh
43
xin được ăn cái gì chứ, Hưng Đạo Vương nói “ cho mày ăn máu đẻ của đàn bà”. Nhưng trong bản dịch Trần triều Hưng Đạo Đại vương truyện (cụ Trần Văn Giáp dịch) kể lại: khi điệu ra chém, Bá Linh ngảnh cổ hỏi “ Đại vương ra tay thì tôi xin chịu, nhưng xong, khi tôi nhắm mắt, Đại vương cho tôi ăn đồ chi”. Dã Tượng được Vương đưa thần kiếm sai khai đao thấy thế phát cáu mà thét lên: cho mày ăn sán huyết của thiên hạ”. Như vậy hai bản kể trên người mắng Bá Linh là Hưng Đạo Vương, còn bản kể cụ Trần Văn Giáp dịch thì người mắng Bá Linh là Dã Tượng
Hoặc các bản kể Truyện Phạm Nhan và Sự tích miếu Phạm Nhan
không kể lại chi tiết như dùng chỉ ngũ sắc mới trói được Bá Linh và khi chém Bá Linh thì cứ chém đầu này hắn lại mọc đầu khác như trong Trần triều Hưng Đạo Đại vương truyện.
Sự khác biệt của các chi tiết trong các bản kể trên cũng là tất yếu bởi vì truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, được lưu truyền trong đời sống dân gian, được biên soạn, nhuận sắc lại bởi người đời sau sẽ dẫn đến các dị bản khác nhau.
2.3.1.3. Nội dung các truyền thuyết
Truyền thuyết ra đời nhằm thể hiện sự đánh giá của nhân dân đối với nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử. Đối với các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thì cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại hòa bình cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Để thể hiện điều ấy tác giả dân gian đã lựa chọn, khai thác những tình tiết có giá trị về nội dung và có cả giá trị về nghệ thuật. Và đối với một số nhân vật anh hùng chống ngoại xâm thì hơn cả sự ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn của nhân dân thì có cả sự ngưỡng vọng, niềm kính tín.
44
Các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thường lựa chọn những đột khởi trong cuộc đời nhân vật trong việc chống ngoại xâm. Kể về nhân vật không giống như trong sử biên niên mà do được kể lại trong trí nhớ của nhân dân, lưu truyền trong dân gian nên trong các truyền thuyết có nhiều chi tiết, tình tiết khác biệt so với chính sử.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng của dân tộc, là linh hồn của cuộc chiến chống ngoại xâm triều Trần. Cuộc đời và những chiến công của ông được lưu truyền nhiều nhất trong dân gian và được nhân dân dày công hư cấu. Sau khi ông hóa được nhân dân tôn thành thần thánh, bảo trợ cho cuộc sống của nhân dân, trong tâm linh của dân tộc Việt ta ông trở thành một người cha, được thờ phụng, trở thành một tín ngưỡng – tín ngưỡng Đức Thánh Trần.
Thống kê các truyền thuyết chúng tôi thấy Trần Hưng Đạo được khắc họa trên những phương diện sau:
*Trần Hưng Đạo - vị anh hùng của dân tộc: Người có tài năng xuất chúng
Trong sử ghi về Trần Quốc Tuấn như sau: “ thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ” [40, tr. 97], nhưng trong các truyền thuyết thì tài năng và đức độ của ông được nhân dân ca ngợi như sau: Năm 7 tuổi, Đức thánh được đức thánh phụ gửi ở chùa Khúc Thủy, được ông Thống nhân, họ là Lý Đạo - người có phép kì binh độn toán, dị thuật kì phương, dạy truyền đạo pháp cho. Học được ba năm mà thuộc làu các sách về Phật Đạo, rất giỏi các loại binh pháp. Khi còn nhỏ, ở chùa Khúc Thủy, ông được thầy dạy truyền đạo pháp. Lúc bấy giờ dân làng Khê Tang bị yêu khí quấy nhiễu, Ngài đã lập đàn chay, tế thiên địa, giúp dân làng Khê Tang diệt trừ yêu khí: “Ngài mồm đọc thần chú xong, chợt thấy gió nổi một trận, sấm sét dữ dội, giời đất mù mịt. Cây gạo đổ gẫy. Một chốc giời tạnh, mặt trời sáng, thấy một con rắn
45
dài hơn 10 trượng, nằm chết ở chỗ cây gạo, nó bị chỉ ngũ sắc quấn vào mình. Một chốc thì con rắn ấy biến hóa ra nước. Từ đấy nhân dân yên ổn, không còn yêu khí làm hại”.( Sự tích Trần Hưng Đạo – Tổng tập VHDG người Việt, tập 5).
Lập nhiều chiến công hiển hách trong chống giặc ngoại xâm
Các truyền thuyết ngợi ca các chiến công hiển hách của ông không giống như trong sử biên niên mà các chiến công ấy được kể theo biên niên của truyền thuyết và được kể theo trí nhớ và tình cảm của nhân dân. Truyền thuyết kể lại rằng ông được vua rất yêu quý và tin tưởng, giao cho nhiều trọng trách trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. “ Khi Ngài về đến kinh thành, mới 11 tuổi, vào lễ yết kiến vua Thái Tông, vua thử tài ngài, biết là người anh hùng quán thế, trí dũng quá nhân, lại có kì mưu dị thuật, rất yêu ngài, phong cho làm Điển vệ tướng quân, phòng ngự Bắc biên Nguyên binh ở đất Vân Nam. Được hai năm, quân nhà Nguyên không dám xâm phạm. Đến năm Mậu Ngọ, tháng hai, quân Mông Cổ đem đem 30 vạn hùng binh, lại xâm phạm nước ta. Vua lại phong Ngài làm Tiết chế kiêm tả hữu thủy bộ tướng quân, đem 16 vạn quân chia đạo, đặt đồn để chống Mông Cổ....Sau đó dẹp yên được giặc Mông Cổ. Vua lại phong cho Ngài là Hưng Đạo Đại Vương” ( Sự tích Trần Hưng Đạo - Tổng tập VHDG người Việt, tập 5)
Sau khi đánh thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất “khi vua Thánh Tông lên ngôi, lại phong cho ngài làm Quốc công thống lĩnh chư quân sự, rồi cùng với vua đi đánh bọn giặc đông nam” ( Sự tích Trần Hưng Đạo - Tổng tập VHDG người Việt, tập 5)
Đến đời vua Nhân Tông, nhà Nguyên lại xâm lăng “ Vua lại phong Đức Hưng Đạo làm Tiết chế thống thiên hạ chư quân kiêm thập đạo quân và thống lĩnh 50 vạn hùng binh đi đánh” (Sự tích Trần Hưng Đạo - tổng tập VHDG người Việt). Đánh thắng giặc ở Vạn Kiếp, Bạch Đằng, bắt sống được tướng Ô Mã Nhi. Từ đấy, quân nhà Nguyên không dám xâm phạm bờ cõi nước ta,
46
nước nhà lại được yên ổn, vua phong cho Hưng Đạo vương Quốc lão hiển tướng Đại vương.
Một con người trung quân, ái quốc
Trong các truyền thuyết còn ca ngợi ông là một người trung quân ái quốc. Cha Hưng Đạo Vương và vua Trần Thái Tông có hiềm khích với nhau. Khi sắp qua đời cha ông cầm tay mà trăng trối rằng: “ Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Ông nghe nhưng không cho điều đó là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền nước đều ở trong tay mình, ông đem lời cha dặn hỏi gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, hai người đó can ông: “ Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại vương há chẳng đủ phú quý hay sao? Chúng tôi thề xin xin chết già làm gia nô chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Trần Quốc Tuấn cảm phục đến phát khóc. Lại đem việc đó hỏi các con. Hưng Vũ Vương trả lời “ Dẫu khác họ còn không nên huống chi là cùng một họ”, ông ngầm cho là phải. Quốc Tảng thì có ý khuyên cha lấy thiên hạ. Ông rút gươm kể tội định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương khóc lóc, xin chịu tội cho em ông mới tha và dặn “ Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng!” ( Hưng Đạo vương vì nước – bản kể sưu tầm).
Truyện Hưng Đạo Vương vì nghĩa lớn càng làm sáng tỏ thêm tấm lòng trung quân ái quốc của ông. Cũng vì mối thù của cha ông và vua Thái Tông mà nhiều người thường e dè ông, đề phòng cảnh giác đối với ông. Để tránh hiềm nghi ông đã phải tháo đầu sắt nhọn ở chiếc gậy mà ông rất quý khi vào chầu vua.
Cũng vì trung quân, ái quốc mà ông biết dẹp bỏ tự ái cá nhân chủ động giải mối bất hòa với Trần Quang Khải để hai người hòa hợp, gắn bó một lòng một dạ chung lo việc diệt giặc cứu nước.
47
*Trần Hưng Đạo - Một vị thần/ thánh trong tâm thức của nhân dân
Không chỉ khắc họa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên phương diện lập nhiều chiến công hiển hách trong chống giặc ngoại xâm mà nhân dân ta còn thần thánh hóa người anh hùng dân tộc trong tâm thức của mình. Nếu như các triều đình phong kiến phong thần cho các anh hùng chống ngoại xâm với những phẩm trật khác nhau, thứ hạng khác nhau nhằm mục đích dùng thần quyền để củng cố vương quyền, bảo vệ quyền lực tối thượng của nhà vua, thì nhân dân tôn họ làm phúc thần, ngợi ca các anh hùng chống ngoại xâm xuất phát từ tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với những người có công với dân với nước. Đây cũng là một cách mà nhân dân để cho người anh hùng sống mãi.
Hưng Đạo Đại Vương cũng vậy, trong tâm thức của nhân dân ông là
một vị phúc thần - một vị thần trừ tà ma. Từ một người anh hùng của chiến trận, nhân dân ta lại đưa ông quay trở về với cuộc sống đời thường bằng sự hiển linh giúp đỡ những người phụ nữ sau khi sinh đẻ khỏi được “bệnh Phạm Nhan”: Liên quan đến chiến công diệt trừ giặc Phạm Nhan – Phạm Nhan lúc sống thường có tính dâm và trước khi chết đòi ăn thì Hưng Đạo Vương / Dã Tượng mắng cho ăn máu đẻ của đàn bà. Vì vậy sau khi chết hồn Phạm Nhan thường biến hóa bay đi khắp cả nước, hễ thấy người đàn bà nào sinh đẻ thì hại cho họ đau ốm liên miên, không thuốc gì chữa khỏi. Nếu người nhà biết thì đến đền thờ ông cầu đảo, đổi chiếu mới lấy chiếu cũ ở đền đem về cho người bệnh nằm và lấy hương thờ ở đền đốt ra hòa với nước cho người ốm uống vào thì khỏi ngay.
Tại sao lại có những câu chuyện lưu truyền trong dân gian về sự hiển linh của Hưng Đạo Vương trong việc trừ tà Phạm Nhan cho những người phụ nữ sau khi sinh đẻ như vậy? Có thể người dân không biết đến Hưng Đạo Vương lập bao nhiêu chiến công trong lịch sử như thế nào, họ chỉ biết đến câu
48
chuyện diệt trừ Nguyễn Bá Linh (thường gọi là Phạm Nhan) của ông và để huyền thoại hóa người anh hùng ấy, mong muốn cho nhân vật “ sống” mãi với đời sống dân gian, nhân dân đã sáng tạo ra câu chuyện trên.
Hiện tượng “ đời thường hóa”, “ chuyển hóa” từ người anh hùng chống ngoại xâm thành vị phúc thần của nhân dân cũng không hiếm gặp trong các truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm khác. Hình tượng Hai Bà Trưng trong truyền thuyết được khắc họa là những vị anh hùng chống ngoại xâm, nhưng sau khi hóa Hai Bà trở thành những vị phúc thần làm mưa thuận gió hòa.
Như vậy, từ một vị anh hùng dân tộc, linh hồn của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, được nhân dân ngợi ca với những chiến công hiển hách, được thiêng hóa, Hưng Đạo Vương đã trở thành một vị Phúc thần của nhân dân, trở về với cuộc sống đời thường bằng sự hiển linh cứu giúp những người phụ nữ sau sinh đẻ khỏi “ bệnh Phạm Nhan”, đây là một sự “ giải thiêng”, giải thiêng ở đây không phải là sự tầm thường hóa nhân vật mà vẫn là sự tôn vinh, ngợi ca, “mở ra một đời sống tinh thần mới ở cấp độ cao hơn” [25, tr. 49]
49
2.3.2. Chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần
2.3.2.1. Bảng hệ thống chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần
Chùm truyền thuyết Truyền thuyết Tên truyền thuyết Nguồn tài liệu Số lượng Về một số tướng lĩnh
triều Trần 1. Về Yết Kiêu
1.1. Truyện Dị Nhân làng Hạ Bì Tổng tậpVHGD người Việt
1.2. Sự tích Yết Kiêu Tổng tậpVHGD người Việt 03
1.3.Truyện người Dị nhân làng Hạ Bì đục thuyền đuổi giặc Bắc
Tổng tậpVHGD người Việt
2. Về Phạm Ngũ Lão
2.1. Phạm Ngũ Lão Tổng tậpVHGD người Việt
2.2. Truyện Phạm Ngũ Lão Tổng tậpVHGD người Việt
04 2.3. Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão Tổng tậpVHGD người Việt
2.4. Con đẻ con nuôi Tổng tậpVHGD người Việt
3. Về Đức Thánh Trần Hưng Hồng
Đức Thánh Trần Hưng Hồng Tổng tậpVHGD người Việt
01
4. Về Đinh Công Tuấn
Sự tích Đinh Công Tuấn đời Trần Tổng tậpVHGD người Việt
50
Chùm truyền thuyết Truyền thuyết Tên truyền thuyết Nguồn tài liệu Số lượng Về một số tướng lĩnh
triều Trần
5. Về Bảng Công và Hải Công
5.1.Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần Tổng tậpVHGD người Việt 02 5.2. Sự tích Đức Đông Bảng và Đức Tây Hải Tổng tậpVHGD người Việt 6. Về Uy Linh Lang Vương
6.1. Sự tích Uy Linh Lang Vương Tổng tậpVHGD người Việt
03 6.2. Sự tích Đức Linh Lang đời Trần Tổng tậpVHGD người Việt
6.3. Sự tích Thánh Uy Linh Lang đời Trần
Tổng tậpVHGD người Việt
7. Về Trần Nhật Duật
7.1. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật Tổng tậpVHGD người Việt 02
7.2. Trần Nhật Duật Tư liệu điền dã, sưu tầm
8. Về Lân Hổ tướng quân
8.1. Truyền thuyết về Lân Hổ tướng quân
Tư liệu điền dã, sưu tầm
51
Chùm truyền thuyết Truyền thuyết Tên truyền thuyết Nguồn tài liệu Số lượng
Về một số tướng lĩnh triều Trần
8.2. Truyện Phùng Lộc Hộ VHDG Việt Nam, NXBGD
9. Về Đinh Lôi Truyền thuyết Đinh Lôi Sưu tầm 01
52
2.3.2.2. Nhận xét chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần
Qua nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm tài liệu ở các nguồn thư tịch và quá trình điền dã chúng tôi thấy truyền thuyết về các tướng lĩnh nhà Trần có rất nhiều, nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu các truyền thuyết về 10 tướng lĩnh tiêu biểu với 19 bản kể. Các bản kể và nguồn tài liệu đã thống kê bảng 2.4.2.1
Nhận xét:
- Các truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần hầu như có kết cấu đơn lẻ.
- Các truyền thuyết về các tướng lĩnh cũng mang đặc điểm của văn học dân gian, đó là có những dị bản khác nhau: