Hiển linh âm phù là một mô típ quen thuộc trong nghệ thuật kết cấu của thể loại truyền thuyết. Theo quan niệm của Đạo giáo, người nào khi sống tu nhân, tích đức, làm nhiều việc tốt thì được “về trời” khi chết. Khi đó họ sẽ là cầu nối giữa trời và đất, có năng lượng linh thiêng có thể tác động đến đời sống nhân gian, có thể hiển linh giúp đỡ những người đang sống. Nhân dân cho rằng người anh hùng chống ngoại xâm đóng được vai trò đó.
Do ảnh hưởng quan niệm của Đạo giáo mà nhân dân đã sáng tạo ra mô típ hiển linh âm phù để thể hiện một quan niệm về người anh hùng của dân tộc. Cái chết của họ không phải là sự kết thúc, họ chết nhưng linh hồn của họ bất tử, vẫn đầy những uy lực của thần thánh có thể bảo trợ, phù trợ, che chở cho cuộc sống của nhân dân. Sự thiêng hóa các vị anh hùng chống ngoại xâm không ngoài mục đích thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân đối với những người có công với dân, với nước
Trong hệ thống truyền thuyết của Việt Nam chúng ta thấy một số hình ảnh, một số chi tiết có tính chất hệ thống thể hiện niềm tin của người Việt vào sự bất tử và sự linh thiêng, sự hiển linh âm phù của một số nhân vật trong truyền thuyết. Xuất phát từ một niềm tin bất di bất dịch của người Việt rằng mình
95
là dòng giống con Rồng cháu Tiên và cùng là đồng bào được mẹ Âu Cơ sinh ra trong một bọc. Do vậy, trong các truyền thuyết về sau này xuất hiện rất nhiều sự hiển linh âm phù của Lạc Long Quân qua hình ảnh Rùa vàng, thanh kiếm thần. Hay sự hiển linh âm phù của Chử Đồng Tử với đời sau trong một số truyền thuyết người Việt....