triều Trần.
Tín ngưỡng là phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng, tinh thần của con người. Đó chính là đời sống văn hóa tinh thần của con người, là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng và những lực lượng siêu nhiên. Tín
107
ngưỡng chi phối đời sống tình cảm của con người. Con người cụ thể hóa tín ngưỡng của mình, tình cảm của mình bằng hình thức thờ cúng.
Cơ sở đầu tiên của lễ hội về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần bắt nguồn từ Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, phải dựa vào sự thuận lợi của tự nhiên rất nhiều. Con người phải “trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”. Cho nên mỗi một hiện tượng tự nhiên đã trở thành những vị thần trong tâm linh của người dân. Mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, trâu bò tráng lực, dân đa vật thịnh đó là “nhờ ơn trời đất”, có sự tiếp sức của thần linh. Mây, mưa, sấm, chớp – các hiện tượng của tự nhiên đã được nhân dân ta thờ như những vị thần linh có quyền lực tối cao. Các hiện tượng tự nhiên đó đã trở thành Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Theo TS Lê Văn Kỳ thì hội lễ của người Việt nở rộ từ thời kỳ xây dựng nền văn hóa Đông Sơn. Hội lễ thời kỳ này là hội lễ của cư dân nông nghiệp được tổ chức vào mùa thu mang ý nghĩa phồn thực cầu mong mùa màng tốt tươi, bội thu. Sau này thì hội lễ được “bổ sung” lớp nghĩa mới đó là ngợi ca những người anh hùng của dân tộc. Và khi nước ta có giặc ngoại xâm, ý thức về một cộng đồng, một quốc gia dân tộc đã trở thành tinh thần thì những vị anh hùng có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nhân dân, đem lại quốc thái dân an sẽ trở thành những vị thần, sẽ hiển thánh bảo trợ cho cuộc sống của nhân dân. Họ được kính ngưỡng, thờ cúng và là “chỗ dựa tinh thần” cho người dân là điều dễ hiểu.
Cơ sở tín ngưỡng thứ hai về hội lễ người anh hùng chống xâm lược triều Trần đó là tư tưởng tình cảm, truyền thống của người Việt ta. Nhân dân ta có những truyền thống đạo lý tốt đẹp, nó ăn sâu vào mỗi đường gân thớ thịt của mỗi người mà thế hệ đi trước luôn luôn có ý thức truyền lại cho những thế hệ sau. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” – nhớ và biết ơn những
108
người đi trước, những thế hệ cha ông đã đổ biết bao xương máu giành lại độc lập chủ quyền, ấm no hạnh phúc cho con cháu.
Cơ sở tín ngưỡng thứ ba về hội lễ các anh hùng chống ngoại xâm đó là tín ngưỡng thờ phúc thần của nhân dân. Nhân dân ta thờ cúng các anh hùng chống ngoại xâm vì tin rằng khi sống họ có thể lập được nhiều chiến công thần thánh mà người thường không thể làm được thì khi chết, họ không biến mất mà linh hồn của họ trường tồn, bất tử có thể chở che cho nhân dân khỏi bệnh tật, ốm đau, ban phát tài lộc, bình an. Nhân dân đã tin – một niềm tin chỉ có ở lòng kính tín rằng linh hồn của các anh hùng có quyền năng vô hạn, có thể ban phát mọi thứ trên đời. Cho nên ta thấy ở tín ngưỡng Đức Thánh Trần người dân có thể cầu xin bất cứ điều gì mà họ cảm thấy cần và thiếu. Phải có niềm tin mãnh liệt từ sâu thẳm trong tâm linh thì họ mới thực hiện điều đó.
Trên là những cơ sở tín ngưỡng của lễ hội về người anh hùng chống ngoại xâm. Cốt lõi trong các cơ sở tín ngưỡng đó chính là tình cảm, sự ngợi ca, tôn vinh những anh hùng của nhân dân ta.