Mô típ chiến công phi thường

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 88)

Đây là mô típ trung tâm và là mô típ nổi bật của bất cứ truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm nào, truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần cũng không phải là ngoại lệ.

87

Mô típ chiến công phi thường là một thi pháp trong truyền thuyết để thể hiện nhân vật. Qua sự sáng tạo của tác giả dân gian nhân vật anh hùng không phải là con người bình thường như nguyên mẫu đời thường, cũng không như ghi chép trong lịch sử. Từ hiện thực lịch sử, người anh hùng được hư cấu trở thành những người phi thường, có thể có những tài năng xuất chúng, có những phép lạ, có những việc làm mà những người bình thường không làm được, họ có thể hi sinh bản thân vì đất nước, góp công sức mình trong công cuộc chống kẻ thù chung của dân tộc. Chiến công của họ trong con mắt dân gian là phi thường.

Đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trừ yêu cho dân làng Khê Tang. Bỏ hiềm riêng vì nghĩa lớn. Tham gia, chỉ huy đánh thắng giặc Nguyên Mông. Tiêu diệt giặc Phạm Nhan bằng kiếm thần.

Đó là Yết Kiêu, dũng tướng của Trần Hưng Đạo, nuốt được lông trâu thần, có tài bơi lội, đi trên biển như đi trên đất liền, lặn dưới biển bắt cá và ngày liền mới về. Dùng dùi sắt đục thủng thuyền của giặc làm cho chúng hoang mang, sợ hãi.

Phạm Ngũ Lão, cũng là một tướng tài của Hưng Đạo Vương, cùng vào sinh ra tử với Hưng Đạo, không những đánh giặc Nguyên Mông mà ông còn tham gia đánh giặc Ai Lao.

Bảng Công và Hải Công là hai anh em kết nghĩa, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tham gia đánh giặc Nguyên cùng với Trần Hưng Đạo, vua Trần Nhân Tông bị giặc bao vây, hai ông đã tiêu diệt quân thù, giải vây cho vua, bàn mưu với Trần Hưng Đạo giăng lưới sắt ở sông đánh địch, nhờ vậy mà Trần Hưng Đạo chém được đầu Ô Mã Nhi.

Đức Thánh Trần Hưng Hồng được phong thượng thư đi tuần thú thiên hạ và tróc nã gian đồ. Đánh giặc Nguyên ở đồn Vạn Kiếp, cùng cha và các anh đánh giặc ở trận Bạch Đằng, bắt được Ô Mã Nhi.

88

Đinh Công Tuấn khi giặc Nguyên xâm chiếm nước ta, được phong làm quản giới tam quân, đi đánh giặc cùng Trần Hưng Đạo.

Uy Linh Lang vương: Tham gia đánh giặc Nguyên Mông. Chiêu mộ binh sĩ luyện tập và đánh đồn giặc Nguyên ở Bình Than, phá giặc ở Đông Mai giang, hội với Trần Nhật Duật, Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp. Chiến đấu với giặc Nguyên ở Mạn Trù, nhổ được đồn Đông Kết. Một ngày đánh 8 trận thắng cả 8, chém đầu giặc quá ba chục vạn, bắt sống tướng giặc Can Ly Hòa La và sĩ tốt của chúng nhiều vô kể.

Trần Nhật Duật: Bằng tài năng của mình ông đã thu phục được Trịnh Giốc Mật ở Đà Giang. Đánh bại quân Nguyên ở Hàm Tử quan. Cùng với Chiêu Thành Vương, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đánh giặc ở bến Tây Kết.

Đức Thánh Ông năm 16 tuổi đã lập nhiều công to, khai bình bảo quốc, đánh giặc công lao. Đỗ đầu trong kì thi Hiếu Liêm, đứng vào bậc nhất trong bậc Tam Khôi, được phong làm đốc học Sơn Tây. Sau đó được thăng chức Tham tri bộ binh, lãnh binh đi đánh giặc Chiêm Thành.

Lân Hổ tướng quân: xin vua ban cho ngựa sắt và trùy sắt, cùng quân sĩ của mình lên đường đánh giặc. Tại làng Thổ Tang trận đánh diễn ra quyết liệt, Lân Hổ dùng trùy sắt đánh, giặc chết như ngả rạ. Bị tướng giặc lén chém ngang cổ cụt đầu. Lân Hổ không hề nao núng, dùng tay đỡ đầu, đặt lên cổ, xé giải áo buộc lại, tiếp tục chiến đấu, chém chết tướng giặc. Lân Hổ đuổi qua ngã ba Bạch Hạc đánh tan quân giặc sau đó mới chịu hi sinh.

Chiến công mà tướng quân Đinh Lôi lập được trong chống ngoại xâm được truyền thuyết kể như sau: Giặc Nguyên Mông sang xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh, khi vua Trần ngầm đi thuyền ra vùng Tam Tri, ông Đinh Lôi đem hương binh Hạ Kì ra Đông Bộ Đầu theo hai vua, qua cửa Đại Bàng vào Thanh Hóa. Sau chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai vua Trần phong

89

cho ông chức đại tướng, được thưởng nhiều vàng bạc, ông lại xin về thực ấp. Cuối năm Đinh Hợi ( 1287), Thoát Hoan cùng Ô Mã Nhi lại kéo quân sang đánh vào Vạn Kiếp. Đại tướng Đinh Lôi lại đem gia thần theo quan quân họp đánh giặc Nguyên ở cửa Đại Bàng, bắt được 30 chiến thuyền của giặc. Quân Nguyên bị giết và chết đuối rất nhiều. Đại tướng Đinh Lôi có mặt trong trận chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của giặc, bắt sống nhiều danh tướng của giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và nhiều vạn hộ, thiên hộ.

Nàng Nguyễn Thị Bích Châu xin theo nhà vua đi đánh giặc. Tình nguyện nhảy xuống biển hiến mình cho thủy thần để cho sóng yên biển lặng giúp đoàn thuyền của nhà vua được bình yên.

Châu Nương phu nhân: khi giặc Nguyên Mông cướp phá Hoan Châu, chồng cô phải đi chống giặc, cô ở lại chỉ huy quân sĩ và bảo vệ kho tàng. Giúp chồng bảo vệ chắc thành Diễn Châu, là hậu phương vững chắc cho chồng đánh thắng giặc. Cùng chồng bảo vệ kinh đô. Được vua giao cho nhiệm vụ coi kho phủ Phụng Thiên. Khi giặc kéo đến kinh thành bà cho phân tán và cất dấu của cải.

Bà Quý Minh: khi giặc Nguyên sang xâm lấn, vua Trần ra chiếu cầu người đánh giặc, bà Quý Minh tâu vua mộ dân làng Ma Ổ và lĩnh gia thần của nhà vua, tất cả hơn 1000 quân theo ông Trần Quốc Tuấn đi đánh giặc. Đánh có một trận phá tan mấy vòng vây chém được chính tướng và tỳ tướng hơn 1000 người, giặc thua trốn mất từ đấy nước yên dân thịnh, thiên hạ thái bình, muôn dân vui vẻ.

Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã vì triều đại nhà Trần, khôn khéo dĩ hòa vi quý tạo sự phát triển cho triều đại nhà Trần. Trong cuộc chiến với quân Mông Cổ bà chỉ huy kế thanh dã, làm vườn không nhà trống, chôn giấu

90

vũ khí góp phần chiến thắng quân Nguyên, bà còn đưa vợ con của các quan, các hoàng tử đi lánh nạn.

Huyền Trân công chúa: Hi sinh bản thân, vì non sông xã tắc, vì sự yên bình của bờ cõi nước ta đã nghe lời vua cha kết duyên cùng với Chế Mân - vua nước Chiêm Thành.

Nhận xét:

Những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết chống ngoại xâm là hình ảnh những con người kì vĩ, có sức mạnh phi thường, có chí sắt đá, có tinh thần yêu nước, có sức mạnh phi phàm để chiến đấu với kẻ thù tàn bạo. Họ có thể là những đấng nam nhi với sức lực phi phàm, tài năng xuất chúng nhưng họ cũng có thể là những cô gái chân yếu tay mềm, liễu yếu đào tơ nhưng có ý chí quật khởi, có một trái tim yêu non sông đất nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc chống ngoại xâm tiếp nối truyền thống “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của Bà Trưng, Bà Triệu. Họ là người quy tụ sức mạnh và ý chí của toàn dân. Chiến công mà những nhân vật anh hùng trong cụm truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần đạt được chính là sứ mệnh của cả dân tộc đặt lên vai của họ. Họ giống như những anh hùng trong sử thi chiến đấu vì cộng đồng, con người họ mang sức mạnh, ý chí của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Họ là hiện thân của niềm tin yêu, thành kính, sự ngưỡng vọng của nhân dân...

Khác với mô típ sự ra đời kì lạ - nhân vật anh hùng mang những năng lượng tự nhiên, thần thánh. Ở mô típ này các nhân vật anh hùng hàm chứa sức mạnh của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Và vì vậy khi sáng tạo hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm các tác giả dân gian sử dụng lối cường điệu của thần thoại là một cách thể hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)