Lễ hội đền Quát

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 100)

* Tổng quan về lễ hội đền Quát:

Lễ hội đền Quát được tổ chức để tưởng nhớ Yết Kiêu, một gia nô trung thành của Trần Hưng Đạo. Theo truyền thuyết ông là người có tài bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng. Vì thế ông được tuyển làm gia nô của Trần Hưng Đạo,

99

lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau khi Yết Kiêu qua đời, nhân dân lập đền thờ ông và tôn ông làm Thành hoàng làng. Trước Cách mạng Tháng tám, Hạ Bì có 8 giáp và 9 hà chài. Mỗi hà làm ăn một phương, chỉ Tết đến và lễ hội mới về làng.

Lễ hội gồm có hai phần: Lễ hội tại đình và lễ hội dưới sông

* Thời gian mở hội: Lễ hội đền Quát được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 20 tháng giêng hằng năm.

* Tiến trình lễ hội:

. Lễ hội tại đình: Diễn ra từ ngày 10 đến ngày 15 tháng giêng Ngày mồng 10 tháng Giêng mở cửa đền làm lễ Mộc dục

Ngày 11 tháng Giêng mỗi giáp mổ một con lợn cúng thành hoàng. Cúng xong, thịt chia làm 5 phần, chia theo thứ tự bậc khác nhau

Ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng làm cỗ trực nhật do những người có phẩm hàm trong làng đăng cai, cứ 6 người một mâm, mỗi ngày từng người thay nhau sắm cỗ.

Ngày 15 thi cỗ hộp của những ông cai đám. Cỗ hộp là loại cỗ đặc biệt của đền Quát, gồm có xôi nén, gà luộc, chuối, rượu, chè kho do những giai ngoại có tài làm cỗ thực hiện.

Khi bắt đầu vào hội, thần tượng Yết Kiêu được rước từ miếu về đền, về đình. Đoàn rước có múa tứ linh, đòn bát cống rước tượng Yết Kiêu và phu nhân. Trong những ngày hội sân đình có các trò diễn dân gian.

. Lễ hội dưới sông: Đây là lễ hội độc đáo và hấp dẫn. Theo thông lệ, hội diễn ra trong ba ngày từ 16 đến ngày 18 tháng Giêng. Sáng 16, khi mọi việc chuẩn bị xong, tượng Yết Kiêu và phu nhân được rước ra bờ sông, đặt trên bệ cao, nhìn ra sông nước để “ các ngài” “duyệt” con cháu thao diễn thủy chiến. Các hà chài dự bơi trải đều phải đến lễ trước thần tượng Thành hoàng mong cho Ngài phù hộ cho cuộc sống trên sông nước trong năm may mắn.

100

Ngày 16 tháng Giêng bơi chiềng biểu diễn cho khách xem đồng thời cũng là tập dượt.

Ngày 17, bơi phân loại.

Ngày 18 bơi tranh giải nhất, nhì, ba. Ngày 19, tiếp tục tế tại đình

Ngày 20, kết thúc hội, các hà chài tạm biệt cố hương, trở về với những con sông quen thuộc quăng chài, thả lưới theo cuộc sống thường nhật để rồi đến mùa xuân năm sau lại gặp nhau vui ở hội.

3.3.1.3. Lễ hội đền Phù Ủng

* Tổng quan về lễ hội:

Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ và tôn vinh con người và sự nghiệp của tướng quân Phạm Ngũ Lão, một tướng quân có tài của Trần Hưng Đạo, tham gia đánh giặc Nguyên Mông, lập được nhiều chiến công. Để ghi nhớ công lao của ông, người dân làng Phù ủng, huyện Ân Thi đã lập đền thờ ngay tại nền nhà cũ của ông.

Hội được mở rất trang trọng và hoành tráng. Đây là một hoạt động văn hóa lớn mở đầu cho lễ hội mùa xuân hàng năm ở Hưng Yên.

* Thời gian mở hội: Từ ngày 11 tháng Giêng đến ngày 14 tháng Giêng Âm lịch.

* Tiến trình lễ hội:

Trong lễ hội có nhiều trò hoạt động văn hóa truyền thống, mang giá trị nhân văn cao đẹp diễn ra như lễ dâng hương tưởng niệm, cầu chúc thiên thời địa lợi nhân hòa, các hoạt động văn hóa thể thao, các trò chơi dân gian tương truyền hồi trẻ của tướng quân Phạm Ngũ Lão đã chơi để rèn luyện sức khỏe như múa rối, hát chầu văn, hát Trống quân, hát giao duyên, chơi chọi gà, cờ tướng, đấu vật..

101

Trong các ngày chính hội có các nghi lễ như: đại lễ, tế nội tán. Lễ hội được tổ chức sôi động với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ (con gái Phạm Ngũ Lão) từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha.

Một nét đặc sắc ở lễ hội đền Phù Ủng là khi rước, nhân dân chen nhau chui qua gầm kiệu với ý nghĩ thực hiện được những điều mong muốn.

Trong lễ hội diễn ra trò chơi dân gian thi vật cù thu hút đông đảo người xem. Hội vật cù diễn ra như sau:

Cù hình tròn, làm bằng gỗ vuông, sơn đỏ, sân chơi là một bãi rộng chia làm hai bên đông, tây, giữa sân kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch đào một lỗ đặt quả cầu, hai đầu sân, mỗi bên đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và một tổng, đầu chít khăn, đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau.

Trước khi chơi hai đội xếp thành hai hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, hai bên giành cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là thắng. Đây là trò chơi để tưởng nhớ đến khi xưa tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng trò vật cù này để quân sỹ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa vui chơi.

3.3.1.4. Lễ hội Hạ Kỳ

* Tổng quan về lễ hội:

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tướng quân Đinh Lôi

Diễn ra tại đền Hạ Kỳ, thôn Hạ Kỳ, xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nam Định

* Thời gian tổ chức lễ hội:

Hằng năm làng Hạ Kỳ mở hội để tưởng niệm thần vào các ngày như sau: Ngày thần sinh: Mồng mười tháng 8 âm lịch

Ngày thần hóa: 12 tháng 5 âm lịch.

102

Ngày 6 tháng giêng khánh hạ thần dẫn quân ra Phủ Long Hưng, Thái Bình hợp với quan quân, đánh thắng quân Nguyên một trận lớn ngày mồng 8. Ngày này có lệ làm bánh dầy để kỉ niệm loại bánh dùng cho quân sĩ hành quân thời ấy. Mỗi năm 8 người chịu lệ làng, mỗi người 30 tấm, mỗi tấm nặng 1 quan (1,6kg) Các ngày kỵ, ngày khánh hạ có rước sách, tế lễ. Ba năm một lần vào đám, có thêm chèo hát và thi thổi cơm, làm cỗ, có lễ hội diễn lại những gian truân vừa hành quân, vừa nấu cơm

Hội thi tiến hành như sau:

Trước ngày hội, bãi trước đình phải được sửa snag bằng phẳng. Trong bãi trồng một cây chuối hột cao, một bị thóc tám để trên ngọn, một bên đặt cối xay thóc, một bên đặt một cây gỗ có lỗ suốt luồn cây mây để kéo ra ngọn lửa. Một chuồng nhốt đôi chim bồ câu, một chum lớn thả chạch và vẽ những vòng tròn, đường kính khoảng 2m giữa bãi

Lực lượng tham gia thi là 2 giáp của hai thôn Tiền và Hậu. Một giáp cử ông thổ công, một giáp cử bà chúa lúa. Thổ công đội mũ võ, áo đại trào, đia hia (không mặc quần dài). Bà chúa lúa chít khăn vuông mỏ quạ, áo cánh, mặc váy. Hai vị ngồi trên thớt dưới cối xay cùn, tay nắm ngõng cối, có bốn thanh niên lực lưỡng khiêng cờ, quạt, chiêng trống, đàn sáo...rước từ nhà ông giáp chỉ ra bãi trước đình. Ông thổ công kêu bà chúa lúa lấy bì thóc ở ngọn cây chuối xuống, đổ thóc vào cối xay để xay ra gạo, chia cho hai đơn vị thổi cơm. Ông thổ công kéo co mạnh ở cây gộc ra lửa, đồng thời thả đôi chim bồ câu bay ra cánh đồng, rồi đuổi bắt. Một số người thò tay vào chum bắt chạch đem chia cho hai đội là cỗ. Cỗ làm xong cùng rước với 2 nồi cơm vừa đi vừa thổi. Cách thôi cơm như sau:

Ba người mũ mãng cân đai, một người mang cây tre đực uốn làm cần đeo nồi cơm đưa về phía trước. Hai người cầm đuốc, múa ở hai bên để nồi cơm sôi cạn nước, sao cho khi đám rước ra đến sân đình thì nồi cơm đã chín.

103

Khi đặt mâm cỗ lên nhang án là xới cơm cúng ngay. Giáp cỗ nào làm khéo, cơm thổi ngon là đạt giải thưởng.

Nấu nước thì được tiến hành như sau:

Nước được nấu bằng ấm đặt trên ba ông đầu ra đất, đun bằng lá tre nỏ, vừa đun vừa róc trắng vỏ một cây mía trong vòng tròn có đường kính là 2m và còn phải giữ hai con cóc không cho nhảy ra khỏi vòng tròn.

3.3.1.5. Lễ hội đền Cờn

*Tổng quan về lễ hội

Theo truyền thuyết thì Tứ vị Thánh nương - được tôn vinh là Nữ thần biển bảo vệ và phù hộ cho nhân dân làm ăn thịnh vượng và tránh được mọi hiểm nguy, đã có công phù nhà Trần, nhà Lê vượt biển bình an chinh phạt Chiêm Thành. Tứ vị thánh nương được thờ ở rất nhiều nơi, nhất là các vùng ven biển. Trong đó ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) có trên 30 làng thờ Tứ vị thánh nương. Trong luận văn này chúng tôi xin giới thiệu lễ hội đền Cờn vì đền Cờn được coi là nơi phát tích của tục thờ Tứ vị thánh nương.

Nhân dân ta vẫn lưu truyền câu “nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Trưng” với ý nói rằng Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng nhất trong những ngôi đền ở Nghệ An. Lễ hội đền Cờn được tổ chức hàng năm để tôn vinh Tứ vị Thánh nương và cầu mong Tứ vị Thánh nương phù hộ cho dân làng ăn nên làm ra, cầu mong sự che chở, mưa thuận gió hòa, không bị bão tố bất ngờ, ra khơi đánh được nhiều cá, các con thuyền trở về bình an. Không những thế lễ hội đền Cờn còn mang nhiều ý nghĩa khác trong đời sống tâm linh của người dân Việt ta.

*Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội được tổ chức từ 21 tháng Chạp năm trước cho đến

21 tháng Giêng năm sau.

*Tiến trình lễ hội:

104

Bơi thuyền: Kéo dài năm ngày liên tục: Ngày 21 bơi Trai, ngày 22 bơi Cọc, ngày 23 bơi Giải vàng, ngày 24 bơi Giếng Giá, ngày 25 bơi Ông Cộc.

Vào những ngày đầu xuân tổ chức rước thuyền ngự đi du xuân trên sông Mai trong giang phận làng Phương Cần diễn lại tích gỗ thần trôi về làng.

Ngày mồng 4 Tết tế trầu Ngày mồng 5 nghiệm trâu Ngày mồng 6 tế trâu

Ngày mồng 7 tế bánh, tế bánh dầy chứ không tế bánh chưng. Lễ hội chính thức vào ngày 15 đến 21 tháng Giêng

Ngày 15 nghiệm trâu và tiến hành lễ rước nướcN, tế mộc dục, tế gia quan Ngày 16 rước các Thánh ở hai đền Trong và Ngoài lên chùa Càn Long để làm lễ trả ơn ông sư cứu mạng.

Ngày 17 rước các Thánh, các Thần ở Phương Cần đến đình Chợ để hội tế Ngày 18 đại tế tại đình Chợ.

Ngày 19, buổi sáng đại tế các nữ quan; buổi chiều rước các Thánh, các Thần ở đền nào về đền ấy

Ngày 20 đưa 2 voi, 2 ngựa đá ra đình Tháng Ba và làm lễ lòn voi ngựa đế những ai dù vô sinh hay muộn sinh đến cúng lòn đặng mong có con nối dõi và chuẩn bị làm lễ phát tích

Ngày 21 lễ hội phát tích hay còn gọi là trò ói, là lễ hội quan trọng nhất và cũng là lễ hội cuối cùng trong lễ hội kéo dài một tháng trời ở xã Phương Cần.

Đây là trò diễn mang nhiều sự hấp dẫn trong hội lễ. Tục “ chạy ói” trong lễ hội đền Cờn gắn liền với lễ hội làng Quy Lĩnh. Theo truyền thuyết thì khi nhà Tống thất thế, Lục Tú Phu đưa vua Tống và gia quyến cùng một số quân sĩ ra biển chạy trốn, gặp sóng to gió lớn, vua tôi nhà Tống chết chìm ở biển. Hoàng hậu và hai công chúa bám được một mảnh gỗ trôi dạt đến bờ biển nước ta và được nhà sư núi Cốc cứu vớt và cho nương nhờ. Thời gian

105

chung sống khiến nhà sư động lòng trần tục với Hoàng hậu nhà Tống, nhưng đã bị hoàng hậu nhà Tống cự tuyệt. Nhà sư xấu hổ nhảy xuống biển tự vẫn. Hoàng hậu thấy vậy cho rằng nguyên nhân cái chết của nhà sư là do mình nên cũng lao xuống biển tự vẫn, hai người con gái cũng chết theo.

Thi thể ba mẹ con trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng thấy thi thể ba mẹ con chết đuối nhưng mặt mũi vẫn hồng tươi, một mùi thơm lan tỏa như hương quế. Dân chúng tạc tượng lập đền thờ thấy rất linh thiêng.

Vị sư chùa núi Cốc được nhân dân Phú Lương (Quỳnh Lương) đưa vào dựng đền và đặt tên đền là Quy Lĩnh, phía sau là rú ói, trước là mặt biển. Sau này dân làng Càn muốn cho đền Cờn linh thiêng hơn nữa nên đã đến hòn ói tìm cách lấy bát hương thờ nhà sư ở đền Quy Lĩnh về thờ chung với ba mẹ con hoàng hậu để cảm tạ ơn cứu mạng ngày xưa của nhà sư, thế nhưng nhân dân Phú Lương kiên quyết giữ lại. Chính vì thế có tục “ chạy ói”, tức là từ đền Cờn chạy vào hòn ói, nơi có đền Quy Lĩnh rước ông về.

Theo một số nghiên cứu thì tục “ chạy ói” (lễ hội chính thức của đền Cờn) ngày xưa được tổ chức từ 15 đến 21 tháng Giêng. Đoàn rước cả bằng đường bộ lẫn đường thủy đến trước đền Quy Lĩnh thì hai bên “giả vờ” xô xát, tranh giành nhau, một bên cố giữ lại bát hương (lễ khất lưu), còn một bên thì làm lễ xin rước đi. Sau đó, nhân dân Phú Lương sẽ nhường để dân Phương Cần đưa “ ông” về với “ bà”. Ông sẽ ở lại ngoài đền Cờn ít ngày sau đó ông sẽ tự quay về đền Quy Lĩnh.

Trong những ngày từ 15 đến 19 tháng Giêng sẽ là những công việc chuẩn bị. Đêm 20, dân đinh và trai tráng các xóm nhộn nhịp chuẩn bị ở khu đền chính, dân chúng náo

Mờ sáng 21, từ đền Trong các giáp tổ chức đám rước 4 kiệu thần xuống đón ngai và tàn, đi theo đường lối đã bốc thăm từ trước. Đi đầu đám rước là cờ, quạt, nghi trượng, kiệu, hương án rồi đến 4 trống, 4 chiêng và phường bát

106

âm. Tiếp theo là lần lượt các kiệu: kiệu Thánh mẫu đi đầu, tiếp theo là kiệu vua Đế Bính rồi mới đến kiệu của hai con gái Mẫu. Đi sau là các vị chức sắc, các vị bô lão, dân làng và du khách,...

Hai đám rước, một từ đền Cờn đi xuống và một từ đền ói đi lên gặp nhau ở Cửa Ngâm thì hòa làm một, ngai được đưa lên kiệu theo đúng thần vị. Sau đó các phe, giáp tổ chức ăn cỗ ngay tại bãi rộng ở Cửa Ngâm, cỗ bàn được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ theo lễ bộ. Ăn xong còn tổ chức các trò diễn dân gian như hát vè kiệu, hát trình nghề, diễn các trò liên quan đến nghề chài lưới. Đến chiều, các giáp tổ chức rước kiệu về làng theo thứ tự như lúc đi xuống. Lúc này đám rước có phần lộng lẫy hơn bởi có đầy đủ 4 kiệu, 4 ngai, 8 tàn vàng, 16 quạt, 16 tàn nỉ, các đồ khí tự... Đám rước về đền chính, tổ chức tế lễ, rước ngai yên vị như cũ, kết thúc lễ hội.

Tục “chạy ói” của Lễ hội đền Cờn xưa gắn liền và mật thiết với lễ hội đền Quy Lĩnh, mọi hoạt động đều mang tính linh thiêng, được tổ chức hết sức quy củ và chặt chẽ, thu hút đông người tham gia, tạo được sức cố kết cộng đồng cao với các làng xã khác.

Ngày nay, tục chạy ói đền Cờn vẫn được lễ hội lưu giữ, tổ chức với quy mô hoành tráng vì tục chạy ói thể hiện nhiều nét văn hóa tín ngưỡng khác của người dân vùng biển. Đám rước vẫn chạy về phía rú ói nhưng chỉ dừng lại ở phía giao giữa Quỳnh Liên và Quỳnh Bảng, sau đó làm lễ cầu ngư, rồi rước về đền ngoài làm lễ hợp tế. Sau đó sẽ quay về đền Trong và thực hiện những phần lễ còn lại.

3.3.2. Cơ sở tín ngưỡng của lễ hội về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần. triều Trần.

Tín ngưỡng là phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng, tinh thần của con người. Đó chính là đời sống văn hóa tinh thần của con người, là niềm tin của con

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)