Phân tích ý nghĩa một số mô típ cơ bản

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 80)

79

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, xuất bản năm 1993 thì mô típ gọi là “mẫu đề ” (do người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ: Khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong sáng tác Văn học dân gian.

GS Nguyễn Tấn Đắc cho rằng mô típ là “ những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian” [16, tr. 11]. Như vậy mô típ là thành tố quan trọng để hình thành nên cốt truyện nhưng ta thấy rằng các thành tố này được sử dụng linh hoạt, có thể tách rời hoặc lắp ghép được.

Và GS còn cho rằng “ trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách rất lỏng lẻo để đưa vào bất kỳ yếu tố nào tham gia vào truyện truyền miệng, cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể thì yếu tố đó phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác cái chung chung” [16, tr. 28]. Như vậy mô típ thường được lặp đi, lặp lại trong các tác phẩm dân gian và nó có khả năng gây ấn tượng đặc biệt đối với người nghe.

Các tác phẩm dân gian cùng một thể loại thường có một hệ thống mô típ chung. Mỗi mô típ thường được hình thành từ một cơ sở văn hóa - xã hội nhất định, chứa đựng những tư tưởng thẩm mỹ nhất định.

3.2.2.2. Mô típ sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ

Mô típ sinh nở thần kì xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ Việt Nam và trên thế giới. Đối với truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thì mô típ này cũng xuất hiện khá nhiều trong các bản kể về các anh hùng. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy mô típ này xuất hiện ở các truyền thuyết sau:

* Truyền thuyết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Trong Sự tích Trần Hưng Đạo miêu tả lại “ khi sắp sinh Ngài thì Đức thân mẫu nằm

80

mộng thấy hai em bé áo đỏ và xanh đánh nhau, em bé áo đỏ thua bị em áo xanh chém đầu và em bé áo xanh trở về thẳng vào bụng đức từ mẫu. Sau đức thánh mẫu có thai 10 tháng. Đến năm Ất Mão tháng 3 ngày 10, giờ Thìn sinh ra Đức Thánh, thể mạo đường đường, phong tư lẫm liệt, mặt chữ điền, ngũ nhạc thiên triều, thật là tinh chân quốc khí.”

“ Ngày sinh Ngài có một đám mây ngũ sắc từ trên giời xuống bay vào trong nhà, rực rỡ sắc đẹp, thơm tho như mùi hoa lan.” [ 26, tr . 29]. Không chỉ có trong truyền thuyết về Trần Hưng Đạo mới kể về sự ra đời kì lạ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà sự ra đời kì lạ của ông còn được ghi chép ở nhiều tài liệu khác nhau.

Theo Ngọc phả nhà Trần thì: Lúc bấy giờ có một người tên là Nguyễn Sĩ Thành đã chết, tự nhiên sống lại, kể chuyện mình đã nghe khi ở trên trời: ở huyện Đông Triều có người con gái họ Nguyễn, vợ một thương khách ở Phúc Kiến, mơ thấy giao hợp với giao long, về sau đẻ ra đứa con chính là kẻ sau này gây loạn cho đất nước. Thượng đế nghe tin bèn cho Thanh tiên đồng tử có Kim Đồng Ngọc nữ hộ vệ đi xe mây xuống phương Nam trừ họa giúp dân lành.

Việt điện u linh tập chép: Thời kỳ đầu của nhà Trần, ở địa phận sao Dực, sao Chẩn có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thần Tản Viên thấy thế biết tới đây sẽ có nạn ngoại xâm, bèn tâu lên Thượng đế. Thượng đế hỏi “ Ai có thể vì trẫm mà quét sạch dải khí trắng đó, sẽ mang theo phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, ngũ tài của Thái công giáng hạ vào nhà thân vương làm một vị danh tướng khi mất trở thành phúc thần không? Bấy giờ có Thanh tiên đồng tử xin đi”.

* Truyền thuyết về Trần Nhật Duật: Trong truyền thuyết kể lại ông sinh ra đã có hai chữ Chiêu Văn ở nách. Còn trong ĐVSKTT ghi lại rằng: “Hoàng tử thứ 6 Nhật Duật sinh. Trước đó, đạo sĩ cung Thái Thanh tên là Thậm cầu tự cho vua. Đọc sớ xong [đạo sĩ] tâu vua: “ Thượng đế đã y lời sớ

81

tấu, sắp sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh, ở trần 4 kỉ”. Thế rồi hậu cung có mang. Sau quả nhiên sinh con trai, hai cánh tay có chữ “Chiêu Văn đồng tử”, nét chữ rất rõ, vì thế đặt hiệu Chiêu Văn ( tức là Nhật Duật). Lớn nên nét chữ mất đi” [40, tr . 31].

* Truyền thuyết về Uy Linh Lang Vương: Chính cung Hoàng hậu Minh Đức của vua Trần Thánh Tông đến cầu tự ở đền chùa. Một hôm đi vãn cảnh Ngưu hồ, nghỉ trưa bên hồ nằm mộng thấy một người mặt như dát ngọc, miệng thơm môi đỏ đầu đội mũ hoa, thân khoác cẩm bào tự xưng là Uy Linh Lang đến chúc mừng. Sau đó bà có mang 14 tháng, giờ Tỵ ngày 2 tháng 2 năm Tân Sửu sinh ra một bọc, cho là điềm gở, sai cung nữ bỏ vào thúng quẳng ra đường. Khi mặt trời lên cao ba con sào thì thấy bọc vỡ nổ ầm như sấm, lộ ra một cậu bé con, tiếng khóc như chuông. Đế hậu sai cung nữ dò xét thấy đứa trẻ thanh tú, lẫm liệt kì khôi bèn đem về nuôi dưỡng, năm tháng đã biết nói, tròn năm đã biết đi lại đứng ngồi nằm chững chạc như người lớn.

Trong bản kể thứ hai: Sự tích đức Uy Linh Lang đời Trần cũng có kể về sự ra đời kì lạ của Uy Linh Lang.

Đời nhà Trần bà Chiêu Hoàng ra hóng mát ở Hồ Tây, chợt thấy Hồng liêu kim ngưu hiện nổi lên ngậm hòn ngọc, hôm đó bà nằm mộng thấy một người bước đến trước mặt xưng là Uy Linh Lang. Sau đó bà có thai 14 tháng, sinh ra một bọc, lấy làm sự chẳng lành đem ra bỏ ở chốn Tây Hồ nơi trông thấy con trâu ngậm hòn ngọ ngày trước. Khi mặt trời lên cao ba trượng, cái bọc ấy vụt vỡ ra tiếng to như sấm, thấy một người con trai lộ ra từ trong bọc, bà đem về nuôi. Cậu bé năm tháng đã hay nói, đầy tuổi đã hay đi, lớn nhanh như thổi, lớn lên học hành thông minh sáng láng hơn người.

* Truyền thuyết về Đức Thánh Ông: Đức Thánh Ông tục gọi là Cao Sơn Mạo Giáp Hoa. Vốn người Việt Thường ở Phong Châu.

82

Thân mẫu là bà Lê Ngại mang thai một năm mới đến kì sinh nở. Suốt kì sinh nở từ ngày 2 cho đến ngày 12 tháng 2 năm Quý Mùi hương thơm tỏa ngát trong nhà.

* Truyền thuyết về Đinh Công Tuấn: Cha mẹ tu nhân tích đức nhưng

vẫn hiếm hoi bèn đem lễ vật đi cầu tự ở chùa Thầy, đêm đó nằm mơ thấy một người cưỡi hùm đen, tay ôm tiên đồng đến cho.

* Truyền thuyết về Bảng Công, Hải Công

Bảng Công:

Vợ chồng Lã Tạo, Trương Vi tích đức được Ngọc hoàng cho Tinh Tào xuống đầu thai làm con.

Người mẹ nằm mộng thấy một cậu bé đến xin đầu thai, sau đó bà mang thai 12 tháng. Giờ mão ngày 4 tháng giêng, mùa xuân năm Giáp Ngọ sinh ra một cậu con trai phong tư tuấn tú, mặt mũi khôi ngô, tay dài quá gối, mặt vuông tai lớn, mắt sáng mày xanh, thân thể hình hài cân đối, ngũ nhạc chầu về Khi sinh bỗng trên trời có ba tiếng nổ, khí lành lan tỏa, hương thơm ngào ngạt.

Hải Công:

Vợ chồng họ Lý tu nhân tích đức. Bà vợ ra bãi biển tắm bỗng mây mưa bao phủ, giữa ban ngày mà tối mịt như đêm, chợt thấy một con rắn trắng dài chừng mười thước cuốn lấy thân thể bà, tiết ra một thứ hương dịch, rắn cuốn chặt lấy thân thể bà như chẳng muốn rời. Lát sau trời quang mây tạnh rắn trắng biến mất. Từ đó bà mang thai 11 tháng, đến giờ Dần ngày 10 tháng 10 mùa đông năm Canh Thân sinh ra một cậu con trai: Phong tư tuấn chỉnh, khí vũ hiên ngang vượt quá vạn người thường. Một tuổi tròn đã biết nói sõi đủ điều, 5 tuổi thích thơ phú âm luật.

.Truyền thuyết về Lân Hổ tướng quân: Lân Hổ người làng Đông Bảng, xã Đồng Thái, huyện Tùng Thiện, Vĩnh Phúc, Ngài là thần nhân. Mẹ họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

Phùng, tên là Thị Dong, không có nhan sắc nên không ai hỏi làm vợ. Một hôm vào rừng lấy củi, thấy trên đường có những vết chân hổ rất to liền ướm chân mình vào. Bỗng nhiên có tiếng hổ gầm vang dữ dội, rồi từ trên trời xuất hiện một vầng mây đỏ rực chùm phủ lên người bà, về nhà bà thấy người khang khác, bụng to dần lên, bị đuổi ra khỏi làng vì bị cho là không chồng mà chửa, bà vào rừng trúc, dựng lều cư trú, sau 14 tháng mang thai đã sinh ra một con trai khôi ngô tuấn tú. Chú bé lớn nhanh, có sức khỏe như Kì Lân và như Hổ.

* Truyền thuyết về Nàng Ngọc: Lộ Hải Dương, phủ Nam Sách, huyện Bằng Châu, trang Phao Sơn có một bộ chúa họ Lý, tên Nghi, vợ là Hoàng Thị Tuân là gia đình vốn theo nghiệp học, thi thư lễ nhạc đều gìn giữ bốn đời. Khi dạo chơi ở bãi Hạc Trắng, thấy địa thế đẹp bèn cho dựng một tòa cung ở đây để ở. Một lần phu nhân ra hồ tắm, chợt thấy nước hồ rung động, một con rắn trắng nổi lên trên mặt nước, vây phủ quanh thân thể, sợ quá bà chạy về nhà, toàn thân thể ròng ròng nước dãi, kĩ mãi cũng không sạch, Lý Nghi bèn lập đàn tế lễ, đang hành lễ tự nhiên thiên địa tối sầm mưa trút ào ào, nước hồ dâng cao, rắn rồng nổi lên vây quanh đàn tế, Lý Nghi lễ tạ, rắn rồng biến mất, sau đó người vợ có mang. Khi mang thai đều ăn uống đồ chay tịnh. Qua 12 tháng sinh một bé gái, dung mạo phương phi, dáng hình yểu điệu, môi hồng má phấn, mắt phượng mày rồng. Nét khiến chim sa cá lặn, dáng nên nguyệt thẹn hoa nhường đều đáng là thần thánh trong cõi đời, đặt tên là Ngọc.

* Truyền thuyết về bà Quý Minh: Bà Huệ Nương nằm mơ thấy người con gái mặt mũi khác thường, tay cầm đóa sen mà nói rằng “ Ta là tiên trên giời giáng xuống, sau ngươi sinh con gái, mặt mũi như thần, tức là ta vậy”. Nói rồi biến mất. Đương trong giấc mộng, bà Lý trông lên trời thấy có đám mây đỏ, sáng rực tựa ban ngày, thấy một vì sao sa bay vào miệng, bà Lý thị liền nuốt mất. Đương cơn sợ hãi, bà Lý thị chợt tỉnh, tự đấy có thai. Giờ Tuất ngày 15 tháng 8, bà Huệ Nương thấy thai trong bụng chuyển động liền sinh

84

một người con gái, mặt mũi tựa như hoa điểm tuyết, khác nào thần tiên giáng thế, đặt tên là Quý Minh. Đêm hôm khuya khoắt bà Lý thị ôm con vào trú ở đền, chợt nằm mơ màng mộng thấy một người mũ áo chỉnh tề đứng trong đền nói rằng: “ Ta là thiên cang đại thần quyền cai quản ở đền này, ta báo mộng cho biết ngày sau làm linh thần ở làng này”. Cùng đêm ấy nhân dân làng Ma ổ trên dưới hai khu ai ai cũng mộng thấy thần nhân báo rằng “ Làng các ngươi có nữ thần giáng sinh trần thế, ôm con vào đền ta mà trú đấy, ngày sau làm linh thần giúp nước phù vua, kíp đem về làng mà nuôi nấng thì dân làng đều yên vui vậy”. Hôm sau dân làng đón mẹ con Lý Thị về phụng dưỡng, biết là thiên thần vậy.

Nhận xét:

Mô típ ra đời kì lạ rất phổ biến trong truyện cổ dân gian thế giới và Việt Nam. Trong truyền thuyết thì mô típ này lại càng phổ biến. Qua khảo sát các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần thì ta thấy sự ra đời kì lạ của các anh hùng rất đa dạng và phong phú. Nhưng nhìn chung sự ra đời của họ không giống những người thường và mang sự khác thường, có gắn với những yếu tố kì ảo như sự thụ thai thông qua giấc mơ của người mẹ (Trần Hưng Đạo, Bảng Công, Đinh Công Tuấn, Bà Quý Minh, Uy Linh Lang,) hoặc do sự kết hợp của người mẹ với một chuyện kì lạ như bị rắn trắng bao phủ (Hải Công, Nàng Ngọc), người mẹ ướm thử vào dấu chân hổ (Lân Hổ tướng quân), sinh ra trong một bọc thịt (Uy Linh Lang vương, Đinh Lôi), sinh ra trên cơ thể có sự khác biệt (Trần Nhật Duật có hai chữ Chiêu văn ở nách/ cánh tay)....Sự đầu thai của họ có nguồn gốc từ trên thượng giới (Trần Hưng Đạo do Thanh tiên đồng tử đầu thai, Bảng Công là Tinh Tào đầu thai, Đinh Công Tuấn là tiên đồng đầu thai, bà Quý Minh là tiên trên trời đầu thai, Nguyễn Thị Bích Châu là tiên giáng trần), họ sinh ra để thực hiện một nhiệm vụ cao quý đã được định sẵn (trừ họa cho dân, giúp dân, giúp nước) hoặc sự

85

ra đời của họ được đặt trong bối cảnh đất nước có ngoại xâm, nhân dân gặp khó khăn cần có người giúp đỡ. Thời gian mang thai của các bà mẹ cũng khác so với những người bình thường, có thể là 11 tháng, 12 tháng hoặc có thể là 14 tháng. Khi họ ra đời thường gắn với những điềm lành như khí lành, có hương thơm lan tỏa...

Tại sao sự ra đời của những nhân vật anh hùng trong các truyền thuyết chống ngoại xâm lại mang sự kì lạ, có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường và được nhân dân dày công hư cấu như vậy?

Theo PGS - TS Nguyễn Thị Bích Hà trong công trình “ Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á” thì sự ra đời kì lạ, khác thường này bắt nguồn từ “những quan niệm sai lầm về sự sinh đẻ được ghi dấu ấn trong thần thoại”. Nhưng ta cũng thấy rằng điều này xuất phát từ quan niệm tín ngưỡng của con người, con người luôn tin rằng có kiếp luân hồi, có kiếp sau, có sự đầu thai. Và con người có niềm tin vào cái siêu nhiên.

Hơn thế nữa, xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của nhân dân: Đối với họ, những người anh hùng chống ngoại xâm là những người có công với dân, với nước, họ lập được nhiều chiến công thần thánh, chiến thắng kẻ thù xâm lược tàn bạo mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đất nước thì đó phải là những con người khác thường: khác thường từ sự ra đời, có khi khác thường cả trong hình dáng.... Họ không phải là người bình thường, họ có thể là do thần thánh đầu thai (trường hợp sự ra đời của Trần Hưng Đạo, Đinh Công Tuấn) hoặc có thể là do cha ông ta từ kiếp trước kí thác để bảo vệ con cháu (trường hợp của Nàng Ngọc, Hải Công...). Đây cũng là trí tưởng tượng sáng tạo của nhân dân để tôn vinh những người anh hùng của dân tộc, gắn vào họ sự cao quý, khác thường để thể hiện lòng thành kính đối với họ, để cho họ bất tử và tồn tại muôn đời.

86

Những chi tiết hư cấu sáng tạo trong sự ra đời kì lạ của các nhân vật anh hùng chống ngoại xâm ngoài sự thu hút, hấp dẫn người đọc, người nghe, linh thiêng hóa nhân vật, đề cao các anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc thì còn cho ta thấy chiều sâu văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Văn hóa người Việt có sự tiếp nối từ đời này sang đời khác, truyền thống dân tộc được truyền từ đời nọ sang đời kia, người Việt luôn luôn không quên nguồn gốc, cội nguồn của mình, luôn biết phát huy tinh thần đoàn kết một lòng trong việc chống kẻ thù chung của dân tộc. Thông qua những chi tiết xem qua ta tưởng chừng chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật thông thường nhưng thực chất đó là sự gợi nhắc về nguồn gốc dân tộc, về quan niệm dân gian rằng tất cả người Việt ta có chung nguồn gốc được sinh ra từ một mẹ, một cha, cùng trong một bọc. Truyền thuyết có giá trị muôn đời ở chỗ đó.

Bên cạnh những truyền thuyết mô tả sự ra đời của các nhân vật chống

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 80)