Nhận xét chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 54)

Qua nghiên cứu, tìm hiểu và sưu tầm tài liệu ở các nguồn thư tịch và quá trình điền dã chúng tôi thấy truyền thuyết về các tướng lĩnh nhà Trần có rất nhiều, nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu các truyền thuyết về 10 tướng lĩnh tiêu biểu với 19 bản kể. Các bản kể và nguồn tài liệu đã thống kê bảng 2.4.2.1

Nhận xét:

- Các truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần hầu như có kết cấu đơn lẻ.

- Các truyền thuyết về các tướng lĩnh cũng mang đặc điểm của văn học dân gian, đó là có những dị bản khác nhau:

+ Truyền thuyết về Yết Kiêu có 03 bản kể:

Về cơ bản các bản kể tương đối giống nhau. Các bản kể trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 5 khác nhau chi tiết sau:

Chi tiết kể về quê quán của Yết Kiêu: Truyện dị nhân làng Hạ Bì thì Yết Kiêu là người làng Hạ Bì, huyện Gia Phúc. Còn trong Sự tích Yết Kiêu

thì: “ Ông nguyên tên là Thế, sau được đặt tên tự là Yết Kiêu người làng Hạ Bì, tục gọi là làng Quát, huyện Gia Lộc ( sau là Tứ Lộc), Hải Dương.

Chi tiết “ lông trâu thần” các bản kể ở Tổng tập VHDG người Việt, tập 5 là Yết Kiêu “nuốt”, trong bản kể ở VHDG những tác phẩm chọn lọc (Bùi Mạnh Nhị chủ biên) thì Yết Kiêu “ dùng lông trâu thần đính ở đuôi lông mày”

+ Truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão có 04 bản kể:

Các bản kể về Phạm Ngũ Lão có khác nhau ở một số chi tiết sau:

Về xuất thân của Phạm Ngũ Lão: Bản kể Truyện Phạm Ngũ Lão thì kể

về xuất thân của ông là học trò. Bản kể Phạm Ngũ Lão; Con đẻ, con nuôi; Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão không kể về xuất thân của ông.

53

Chi tiết ông đi sang ở với chúa Ai Lao, đi chăn đàn voi, dạy voi theo hiệu lệnh của mình chỉ xuất hiện trong 02 bản kể Truyện Phạm Ngũ Lão

Nói về sự tích ông Phạm Ngũ Lão

Chi tiết Phạm Ngũ Lão kết hôn cùng con gái Hưng Đạo Đại Vương là Anh Nguyên Quận chúa có ở trong 02 bản kể Con đẻ, con nuôi Phạm Ngũ Lão.

Bản kể Phạm Ngũ Lão khác các bản khác ở chỗ ghép thêm câu chuyện về một quan văn thần tên là Võ Vĩnh Tiến đời nhà Lê xuất thân từ khoa hoạn, cầm trọng binh đốc trấn ở Cao Bằng. Những người kì lão ở trong làng ghen ghét, đè nén không cho dự việc làng, làng có cỗ không ai ngồi cùng mâm. Ông phải đem gạo, trâu về luồn lọt, sau đó ông bàn với dân xoay miếu thờ của thần lại khiến cho làng không ai đỗ đạt gì, dân làng hối hận tìm cách xoay miếu lại, nhưng bị dịch bệnh, lại đành quay lại hướng cũ để tăng thêm sự hiển linh của Phạm Ngũ Lão

+ Truyền thuyết về Bảng Công và Hải Công có 02 bản kể. Các bản kể khác nhau ở một số chi tiết sau:

Về nhân vật Bảng Công:

Hình dáng được miêu tả khác nhau: “ Phong tư tuấn tú, mặt mũi khôi ngô, tay dài quá gối, mặt vuông tai lớn, mắt sáng mày xanh. Thân thể, hình hài cân đối, ngũ nhạc chầu về” ( Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần),

“Mắt ngài có hai con ngươi, tay dài quá gối” ( Sự tích Đức Đông Bảng và Đức Tây Hải)

Dạy dân cấy ruộng chăn tằm xuất hiện trong bản kể Sự tích Đức Đông Bảng và Đức Tây Hải

Bàn mưu với Hưng Đạo Vương giăng lưới sắt ở hạ lưu sông nhờ vậy mà bắt được Ô Mã Nhi xuất hiện trong bản kể Truyện Bảng Công và Hải Công đời Trần.

54

Bản kể Sự tích Đức Đông Bảng và Đức Tây Hải không kể lại sự ra đời, hình dáng, hành trạng của ông tới khi kết nghĩa anh em với Bảng Công.

+ Truyền thuyết về Uy Linh Lang vương có 03 bản kể. Các bản kể khác nhau ở những chi tiết sau:

Tên của người mẹ: bản kể Sự tích Uy Linh Lang Vương thân mẫu là chính cung Hoàng hậu Minh Đức, Sự tích Uy Linh Lang Vương đời Trần thì thân mẫu là bà Chiêu Hoàng, Sự tích Thánh Uy Linh Lang đời Trần thân mẫu là bà Chiêu Đức.

Sự ra đời của ông cũng có những chi tiết khác biệt trong các bản kể:

Sự tích Uy Linh Lang Vương: Chính cung Hoàng hậu Minh Đức của vua Trần Thánh Tông đến cầu tự ở đền chùa. Một hôm đi vãn cảnh Ngưu hồ, nghỉ trưa bên hồ nằm mộng thấy một người mặt như dát ngọc, miệng thơm môi đỏ đầu đội mũ hoa, thân khoác cẩm bào tự xưng là Uy Linh Lang đến chúc mừng.

Sau đó bà có mang 14 tháng, giờ Tỵ ngày 2 tháng 2 năm Tân Sửu sinh ra một bọc, cho là điềm gở, sai cung nữ bỏ vào thúng quẳng ra đường.

Khi mặt trời lên cao ba con sào thì thấy bọc vỡ nổ ầm như sấm, lộ ra một cậu bé con, tiếng khóc như chuông.

Đế hậu sai cung nữ dò xét thấy đứa trẻ thanh tú, lẫm liệt kì khôi bèn đem về nuôi dưỡng, năm tháng đã biết nói, tròn năm đã biết đi lại đứng ngồi nằm chững chạc như người lớn.

Sự tích đức Uy Linh Lang đời Trần: Đời nhà Trần bà Chiêu Hoàng ra hóng mát ở Hồ Tây, chợt thấy Hồng liêu kim ngưu hiện nổi lên ngậm hòn ngọc, hôm đó bà nằm mộng thấy một người bước đến trước mặt xưng là Uy Linh Lang. Sau đó bà có thai 14 tháng, sinh ra một bọc, lấy làm sự chẳng lành đem ra bỏ ở chốn Tây Hồ nơi trông thấy con trâu ngậm hòn ngọc ngày trước. Khi mặt trời lên cao ba trượng, cái bọc ấy vụt vỡ ra tiếng to như sấm, thấy

55

một người con trai lộ ra từ trong bọc, bà đem về nuôi. Cậu bé năm tháng đã hay nói, đầy tuổi đã hay đi, lớn nhanh như thổi, lớn lên học hành thông minh sáng láng hơn người

Sự tích Thánh Uy Linh Lang đời Trần: Bà Chiêu Đức ra xem cảnh Hồ Tây thấy nổi lên một đóa sen đỏ có con cá vàng hiện nổi lên ngậm ngọc dâng bà. Sau đó bà có mang 14 tháng, sinh ra một bọc, đặt tên là Chiêu Điện. Giờ Tỵ ngày 2 tháng 2 năm Tân Sửu nở ra một người con trai diện mạo khác thường

Hành trạng: Trong Sự tích thánh Uy Linh Lang đời Trần có khác hơn so với 2 bản kể kia. Đó là chi tiết Thánh Uy Linh Lang xin vua đi đánh giặc Ngô năm 10 tuổi sau đó mới xin về thụ giáo ông Khang Công ở ấp Hào Hùng, xã Vũ Điện, huyện Nam Xương. Hai bản kể: Sự tích Uy Linh Lang Vương và Sự tích đức Uy Linh Lang đời Trần thì chi tiết thụ giáo ông Khang Công diễn ra trước khi đi đánh giặc Nguyên.

Sự hóa ở các bản kể cũng có sự khác nhau

+ Truyền thuyết về Lân Hổ tướng quân: Các bản kể có sự khác nhau một số chi tiết sau:

Chi tiết thụ thai của người mẹ: Bản kể ghi theo lời kể của người dân ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc thì mẹ của Lân Hổ là bà Phùng Thị Dung, đi hái củi, về đến cửa rừng mệt thiếp đi, mơ thấy đám mây hồng bao quanh và tiếng hổ gầm, sau đó có mang. Thần tích tích tại Miếu Trúc, làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc thì ghi lại rằng: Mẹ là bà Phùng Thị Dong, không có nhan sắc, không ai hỏi làm vợ. Một lần vào rừng kiếm củi thấy dấu chân hổ rất to, ướm thử thì nghe tiếng hổ gầm, sau đó có mang. Như vậy sự khác nhau cơ bản giữa hai bản kể là chi tiết “ướm thử dấu chân hổ”

Chi tiết hóa: Bản kể sưu tầm chỉ kể ông hi sinh anh dũng trong trận chiến với kẻ thù. Bản thần tích ghi rằng trong trận chiến với quân giặc, ông bị

56

tướng giặc lén chém cụt đầu, ông dùng giải áo buộc lại, tiếp tục chiến đấu, chém được tướng giặc, sau khi giặc tan ông mới chịu hi sinh.

Qua những chi tiết khác nhau trong các bản kể về một số tướng lĩnh

triều Trần ta thấy rằng các truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trải qua đời sống trong dân gian và có những dị bản khác nhau. Có thể lý giải điều này như sau: Truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần được nhân dân sáng tác và lưu truyền trong dân gian, trải qua các đời; các nhà nước phong kiến vì mục đích chính trị, muốn củng cố vương quyền nên đã dựng xây thần quyền, cho biên soạn các truyền thuyết dân gian thành các thần tích. Các thần tích đó lại quay trở lại đời sống dân gian lại tiếp tục được nhân dân kể, hư cấu và sáng tạo theo lý tưởng thẩm mỹ, quan niệm đạo đức và sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, tôn giáo của từng thời đại.

Qua đây ta thấy sức sống mãnh liệt, lâu bền của các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần. Điều đó còn chứng tỏ các vị anh hùng chống ngoại xâm triều Trần luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Và họ không những được nhân dân ngợi ca bằng các truyền thuyết, bằng các thần tích, thần phả mà nhân dân còn tưởng nhớ tôn vinh họ bằng những lễ hội, bằng những đền chùa, miếu mạo.

2.3.2.3. Nội dung các truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần

Mỗi một truyền thuyết về một anh hùng chống ngoại xâm triều Trần được kể theo những cách khác nhau nhưng có cùng chung một cảm hứng là ngợi ca, thể hiện sự biết ơn của nhân dân, sự tôn vinh của người đời đối với những người có công với dân, với nước.

Nghiên cứu, tìm hiểu các truyền thuyết chúng tôi nhận thấy để ngợi ca, tôn vinh, biết ơn nhân dân ta đã khắc họa các tướng lĩnh triều Trần trong các truyền thuyết trên một số phương diện sau:

57

* Là những người có tài năng xuất chúng, có sức khỏe phi thường

Trong các truyền thuyết về các vị tướng lĩnh chống ngoại xâm triều Trần nhân dân dụng công rất nhiều trong việc hư cấu về tài năng và sức khỏe phi thường của họ. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, trong tâm thức của nhân dân, những người anh hùng chống ngoại xâm phải là những người khác thường. Họ không là những người văn võ song toàn, thông minh hơn người thì cũng là những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý hoặc là những người có sức khỏe phi thường.

Đó là một Yết Kiêu sau khi nuốt được lông trâu thần thì ông có sức khỏe lạ thường, lội nước như đi trên đất bằng và thường thường xuống sông, xuống biển bắt cá vài ngày liền mới về.

Đó là một Phạm Ngũ Lão đủ cả văn tài võ lược, khi Hưng Đạo Vương hỏi đến sự học hành thì “hỏi đâu nói đấy, nội về kinh truyện thao lược, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy” (Truyện Phạm Ngũ Lão – Tổng tập VHDG người Việt, tập 5). Lại là người có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch, khi thách đấu với bọn vệ sĩ “ các vệ sĩ xúm xít chung quanh, hàng trăm, hàng nghìn người. Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai phi chết thì què gẫy, các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được”

Đinh Công Tuấn văn chương tài giỏi, trí thức hơn người, võ đã tinh thông, tài gần muôn vật.

Bảng Công thì có tài văn chương quán triệt thiên kinh vạn quyển, đọc suốt đến tận cùng mọi lý lẽ của Khổng Tử, võ nghệ tinh thông tứ khóa, Tam Truyện chẳng kém phần thao lược của Tôn Tẫn, Ngô Khởi.

Bên cạnh đó là người anh em kết nghĩa Hải Công với khí vũ hiên ngang vượt quá vạn người thường. Một tuổi tròn đã biết nói sõi đủ điều, 5 tuổi thích thơ phú âm luật, 7 tuổi thông minh xuất chúng, chưa học đã biết, thượng thông thiên văn, hạ tường địa lý không việc gì không biết, không tỏ tường.

58

Uy Linh Lang tư chất thông minh, tài trí, học rộng biết nhiều. Trên thông thiên văn dưới tường địa lý, tỏ tường Cửu Lưu tam giáo, kệ từ sớ thuyết đều được cao tăng thiền tử kính phục.

Trần Nhật Duật là người kiêm bác nhiều tài năng, thiệp liệp kinh sử, thông hiểu đạo huyền, am hiểu âm luật, biết nhiều ngôn ngữ tiếng nói của các dân tộc, am hiểu phong tục của họ.

Đức Thánh Ông đỗ đầu trong kì thi Hiếu Liêm, đứng vào bậc nhất trong bậc Tam Khôi.

Lân Hổ có võ nghệ cao cường và có tài thao lược, sức khỏe phi phàm, sức nhấc 100 cân.

Và Đinh Lôi có tài y dược, chế thuốc chữa khỏi dịch bệnh cho dân làng, trong thời gian ngắn xứ Sơn Nam nhân dân bình an khỏe mạnh.

Ngợi ca những người anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc, nhân dân ta đã không ngần ngại khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật khoa trương, phóng đại. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt phù hợp với truyền thuyết nói chung và truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần nói riêng.

* Là những người trung thành, dũng cảm, kiên cường, trung quân, ái quốc

Phẩm chất của người anh hùng luôn được nhân dân ta đề cao và ca ngợi. Những vị tướng lĩnh triều Trần – những người có công lao to lớn, trực tiếp chiến đấu chống ngoại xâm, trong con mắt, trong các truyền thuyết họ được khắc họa là những con người trung thành, dũng cảm, kiên cường và trung quân ái quốc.

Về tướng quân Trần Nhật Duật, trong truyền thuyết ông được khắc họa là một con người dũng cảm, kiên cường. Trịnh Giốc Mật làm phản ở Đà Giang, muốn thu phục hắn Trần Nhật Duật đã một mình một ngựa, chỉ mang theo 5, 6 tiểu đồng vào trại giặc bất chấp lời can ngăn của các tướng sĩ. Trong vòng vây trùng điệp đao thương của giặc ông như đi vào chỗ không người.

59

Yết Kiêu được khắc họa là con người trung thành và dũng cảm. Truyền thuyết kể lại rằng ông là gia nô trung thành của Trần Hưng Đạo, được Hưng Đạo tin yêu và trọng dụng. Khi quân Nguyên sang đánh nước ta, Hưng Đạo Vương có lần muốn bỏ thuyền để đi theo đường núi, trước khi đi dặn Yết Kiêu cứ giữ thuyền chờ mình trở lại. Dã Tượng nói “ Yết Kiêu chưa thấy Đại vương trở lại, tất không chịu dời thuyền đi chỗ khác”. Vương liền quay lại nơi đỗ thuyền, quả thấy thuyền của Yết Kiêu vẫn cắm sào đậu ở đấy. Vương mừng lắm, nói rằng: “ Chim hồng hộc bay cao là nhờ sáu cái lông ở cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi”. Khi đục thuyền của giặc, chẳng may bị bắt, Yết Kiêu bình tĩnh, dũng cảm đối phó với quân giặc và khi chúng sơ hở đã nhảy xuống sông thoát được. Không những trung thành, dũng cảm mà ông còn được nhân dân ngợi ca là một người trung quân, ái quốc. Khi Hưng Đạo Vương đem việc cha mình trối trăng lại trước khi chết là phải chiếm lấy ngôi vua để rửa hận trước. Yết Kiêu và Dã Tượng đã trả lời “ Chúng tôi thà xin chết già làm gia nô chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”.

Truyền thuyết về Phạm Ngũ Lão, nhân dân cũng đã ngợi ca ông là người dũng cảm, kiên cường. Khi đang ngồi xếp bằng đan sọt ở bên đường cái quan. Trần Hưng Đạo kéo quân đi qua, quân tiên phong quát ông đứng dậy nhưng vì mải nghĩ về Binh thư nên ông không nghe thấy gì, quân sĩ lấy giáo đâm vào đùi, ngọn giáo mắc ở đấy không rút ra được nhưng ông vẫn ngồi yên. Khi đánh nhau với nước Ai Lao, chúng đem voi bày trận xông vào, không ai chống được. Ông đi đánh, một mình xông vào đánh nhau với giặc. Giặc thả voi ra đuổi. Ông cứ xông vào, dùng những ngọn tre ở bên đường đâm vào chân voi. Voi đau phải lui, trận giặc đại loạn. Quan quân xông vào đánh vỡ tan.

60

Đinh Công Tuấn dũng cảm kiên cường chống giặc. Trong trận đánh

Một phần của tài liệu Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)