Kiến nghị với NHNo & PTNT ViệtNam

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 61)

-Tổ chức, khai thác và cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho cán bộ, nhân viên tòan bộ hệ thống tình hình kinh tế trong và ngoài nước; cung cấp, cập nhật kịp thời các thông tin về khách hàng nước ngoài, các vấn đề pháp lý… có liên quan đến dịch vụ kinh doanh ngoại tệ.

-Hiện đại hoá ngân hàng bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh ngân hàng nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và đảm bảo hoà nhập quốc tế. Muốn vậy trước hết phải tăng cường trang thiết bị cho phòng kinh doanh ngoại tệ, đảm bảo mỗi người có một máy tính có nối mạng.

-Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản chính phủ, của ngành về quản lí ngoại hối và kinh doanh ngoại tệ.

-Bổ sung thêm lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải và phải làm thêm giờ. Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước vì đây là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

-NHNo & PTNT Việt Nam cần cải tiến công nghệ thông tin hơn nữa để thời gian chuyển tiền thanh toán trong nước cũng như nước ngoài được nhanh hơn -Hàng năm NHNo & PTNT Việt Nam cần tổ chức các hội nghị tổng kết về hoạt động kinh doanh ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho các Chi nhánh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Những cơ hội này xuất phát từ những tháo gỡ, cởi mở khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là những chuyển biến tích cực, những khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh doanh ngoại tệ là một mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, rộng hơn là hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả cao sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển như Thanh toán Quốc tế, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu…góp phần thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, khách hàng, uy tín…từ đó đưa Ngân hàng tiến nhanh hơn trên con đường hội nhập với các ngân hàng khác trên thế giới. Vì vậy, việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết đối với tất cả các Ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa nói riêng.

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa, trên cơ sở những kiến thức đã học và tình hình thực tế tại Ngân hàng em trình bày những vấn đề khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phân tích đánh giá tình hình mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa. Từ các phương hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa trong thời gian tới, đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng.

Để hoàn thành bài viết em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và sự chỉ đạo tận tình của PGS-TS Phan Thị Thu Hà cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp này. Do những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn,bài viết của em chắc chắn còn nhiều vấn đề hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những nhận xét của các thầy, cô và các anh, chị, cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 61)