Hạn chế trong hoạt động kinh doanh Ngoại tệ hiện nay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 49 - 51)

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa

-Hoạt động mua bán ngoại tệ đầu cơ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm, chưa tổ chức được thành hoạt động độc lập, vẫn còn biểu hiện lúng túng, chưa chuyên nghiệp trong các kĩ thuật nghiệp vụ. Thực hiện văn bản 901A, lượng ngoại tệ thu hút vào hệ thống tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu thanh toán và có dự trữ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu, tức là hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng và các hoạt động mua bán với cá nhân khác. Ngân hàng chưa thực hiện các nghiệp vụ Liên ngân hàng, thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thuần tuý.

-Đối tác chủ yếu trong kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh là các Ngân hàng thương mại khác, các chi nhánh NHNo, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn đối tượng là cá nhân có giao dịch ngoại tệ còn nhỏ bé và chưa phổ

biến, chi nhánh ít khi mua được ngoại tệ từ đối tượng này. Nguồn cung ngoại tệ nói chung còn hạn chế.

-Hiện nay nghiệp vụ kinh doanh trong phòng còn đơn giản, hầu hết là mua bán ngoại tệ giao ngay, nghiệp vụ kì hạn cũng như giao dịch Swap đã được sử dụng nhưng rất ít. Thời hạn của giao dịch kì hạn còn ngắn. Do đó chi nhánh chưa sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh như là công cụ để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá cũng như để thu lợi nhuận cho chính mình qua chênh lệch tỷ giá.

-Một khó khăn khác mà chi nhánh đang gặp phải là hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà nội cũng như một số thành phố lớn khác , các NHTM đã bước vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt . Tính đến hết năm 1997 , Việt Nam đã có 4 ngân hàng liên doanh , 24 chi nhánh ngân hàng nước

ngoài , 1 công ty cho thuê tài chính và hai công ty liên doanh trong lĩnh vực này , gần 76 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài của gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ . Hầu hết các ngân hàng nước ngoài đến hoạt động ở nước ta đều nằm trong 500 ngân hàng lớn nhất thế giới . Sự xuất hiện của các ngân hàng trên với kỹ thuật công nghệ hiện đại trình độ nhân viên cao có kinh nghiệm tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn cho các NHTM Việt Nam , nhất là trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ - một hoạt động có tính truyền thống và là thế mạnh của các ngân hàng nước ngoài .

-Quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái luôn biến động, kéo theo tỷ giá của các đồng tiền cũng biến động, trong khi trên thực tế vẫn bị áp dụng chế độ trần tỷ giá, gây khó khăn không ít cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa nói chung cũng như các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong quá trình vận dụng và thực hiện. Cơ cấu dự trữ của ngân hàng chủ yếu là USD. Như vậy, mỗi lần có sự biến động tỷ giá USD/VND, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng. Nguồn mua ngoại tệ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

Nông thôn Bách Khoa từ khách hàng xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu vẫn là mua từ Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trước đây cũng có giai đoạn do nguồn cung USD ít nên Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hạn chế bán USD để phục vụ nhập khẩu đối với một số mặt hàng trong danh mục hạn chế xuất nhập khẩu. Từ đó các doanh nghiệp khi thanh toán tại Ngân hàng phải có cam kết mua USD từ các tổ chức khác hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa sẽ liên hệ với ngân hàng bạn có nguồn cung tốt để thực hiện giao dịch và bán lại cho khách hàng. Điều này vừa gây bất lợi vừa mất thời gian của cả Ngân hàng và các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w