Thúc đẩy hoạt động có liên quan tới kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 57 - 58)

cũng nên xem xét nhu cầu về loại ngoại tệ của các khách hàng. Ngân hàng có thể lập kế hoạch cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc qua nhiều vào đồng USD để phân tán rủi ro và thích nghi được những biến động thất thường về tỷ giá.

3.2.3. Chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ

Mở rộng và thu hút nguồn ngoại tệ tiền gửi dân cư nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn kiều hối gửi về trong nước. Với chính sách tỷ giá hiện hành, tỷ giá mua bán USD trong ngân hàng và trên thị trường tự do không có sự chênh lệch lớn. Vì vậy, ngân hàng cần tạo sự tiện ích cho khách hàng để khách hàng có điều kiện trực tiếp tiếp cận với ngân hàng hoặc bán ngoại tệ cho Ngân hàng nếu cần.

3.2.4. Thúc đẩy hoạt động có liên quan tới kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hàng

Mối quan hệ giữa kinh doanh ngoại tệ và tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là mối quan hệ qua lại, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Tín dụng xuất nhập khẩu phát triển góp phần tăng thu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, giữ khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới. Việc mở rộng khả năng thanh toán của khách hàng qua ngân hàng và phát triển thanh toán Quốc tế sẽ giúp cho Ngân hàng tăng cường mua bán Ngoại tệ, làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần chú trọng phòng ngừa mọi rủi ro trong thanh toán Quốc tế. Các doanh nghiệp thường phải chịu mọi rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng ngoại như giá cả, phương thức vận tải, phương thức thanh toán, điều khoản trọng tài… nên để giảm thiểu rủi ro, các cán bộ làm thanh toán Quốc tế cần thiết phải nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 57 - 58)