Khái quát chung về tình hình hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 38 - 41)

nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa.

2.2.2.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tạiChi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa

Mua bán ngoại tệ là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại phần thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. Mục đích chính của hoạt động này là nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời là công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho Ngân hàng và cho khách hàng. Kể từ khi mới được thành lập lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa luôn tăng trưởng và góp phần không nhỏ trong tổng lợi nhuận kinhh doanh của cả Chi nhánh.

Bảng 2.7 Doanh số và doanh thu từ hoạt động KDNT của Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa

Đơn vị: nghìn USD, Triệu VND

Chỉ tiêu

Năm Doanh số (USD)

Thu từ kinh doanh ngoại tệ

Mua Tăng/ giảm Bán Tăng/ Giảm Thu-chi Tăng trưởng 2008 (8 tháng) 11,885 0 12,241 0 636.475 0 2009 54,211 42,326 50,439 38,198 1,527 890.525 2010 55,747 1,536 58,678 8,239 2,544 1017 2011 48,636 -7,111 48,840 -9,838 1,944 -600 6 tháng đầu 2012 23,564 -25,073 24,397 -24,461 1,081 -863

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngoại hối – Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa)

Theo bảng thống kê 2.7 trên cho thấy doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh có sự biến động qua các năm. Năm 2009 hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng tăng mạnh ở cả hoạt động mua và bán. Cụ thể, doanh số mua vào của các ngoại tệ qui USD tăng từ 11,885 nghìn USD của năm 2008 lên 54,211nghìn USD vào năm 2009, như vậy là đã tăng hơn 4 lần so với năm 2008. Doanh số bán ra các ngoại tệ qui USD của năm 2009 là 50,439 nghìnUSD cũng tăng hơn 4 lần so với năm 2008 chỉ là 12,241nghìnUSD. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh có sự tăng trưởng ấn tượng từ 636,475,112 VND lên 1,526,843,625 VND nghĩa là tăng hơn 1,6 lần so với năm 2008. Có được kết quả ấn tượng này là do năm 2008 tỷ lệ lạm phát cao, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thâm hụt mạnh cán cân thương mại đã có tác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, gây nên những biến động khó lường về tỷ giá. Đó cũng là năm Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa mới được nâng cấp nên doanh số còn khiêm tốn. Bước sang năm 2009 NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để giữ bình ổn thị trường, cụ thể NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 5%, giảm bớt áp lực tỷ giá. Quý I năm 2009, tình hình mua bán Ngoại tệ không có nhiều biến động đáng kể. Tuy nhiên, Quý II và Quý III

năm 2009 Chính phủ đã triển khai một số biện pháp kích thích Kinh tế nên tỷ lệ nhập siêu cao (chiếm 22,5% kim ngạch xuất khẩu), các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều dẫn đên tình hình mua bán ngoại tệ diễn ra sôi nổi, thu nhập từ hoạt động này tăng hơn 1,6 lần so với năm 2008. Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2009, năm 2010 hoạt động mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa vẫn tiếp tục tăng trưởng, cụ thể doanh số mua vào các ngoại tệ qui USD tăng lên hơn 1% và doanh số bán ra các ngoại tệ qui USD của Chi nhánh tăng gần 2%. Tuy nhiên thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ lại đạt được con số ấn tượng là 2,5 tỷ VND, tức là tăng hơn 1 tỷ so với năm 2009. Mặc dù doanh số mua và bán ngoại tệ tăng không nhiều nhưng doanh thu từ hoạt động này lại lớn như vậy là do cuối năm 2009 tỷ giá USD/VND tăng mạnh, các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để thanh toán XNK, cũng từ đây Ngân hàng thu được lợi nhuận cao do biên độ chênh lệch tỷ giá.

Bảng 2.8 Thống kê lợi nhuận các hoạt động giao dịch tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 6 tháng 2012 Tổng lợi nhuận 12,6 14,33 18,64 17,36 9,36 Lợi nhuận Tín dụng 9,2 11,36 14,07 12,98 4,65 Lợi nhuận KDNT 0,63 1,52 2,54 1,94 1,08

Lợi nhuận Dịch

vụ 1,26 1,32 1,86 2,06 2,53

Lợi nhuận khác 1,52 0,13 0,17 0,38 1,1

( Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh – Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa)

Nhìn vào bảng thống kê lợi nhuận ta thấy lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng đều qua các năm từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể trong vòng 8 tháng khi Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa mới được nâng cấp, con số lợi nhuận thu được từ Kinh doanh ngoại tệ còn rất khiêm tốn chỉ ở mức 630 triệu đồng. Nhưng sang đến năm 2009 đã tăng lên 1,52 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2008 chiếm hơn 7% tổng lợi nhuận. Tiếp theo đà tăng trưởng đó, năm 2010 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt được con số ấn tượng là 2,5 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ so với năm 2009, so với năm 2009 tăng hơn 2% , chiếm 9% tổng doanh thu của toàn Chi nhánh. Nhưng đến năm 2011 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm còn 1,94 tỷ đồng giảm 23.62% so với năm 2010, 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu từ hoạt động KDNT so với thời điểm 31/12/2011 tiếp tục giảm sâu xuống là:1,08 tỷ đồng, giảm 44,33% .Có thể thấy rằng lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại tệ chiếm một phần không nhỏ trong nhóm nguồn thu lợi nhuận của Ngân hàng .Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2012 do nền kinh tế thế giới lâm khủng hoảng làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng theo các ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn.Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng các chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động KDNT cũng bị giảm trong khoảng thời gian này.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 38 - 41)