MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với NHNN.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 59)

3.3.1. Kiến nghị với NHNN.

Vì NHNN là người đưa ra nhứng chính sách, quy định về quản lí ngoại hối và điều hành tỷ giá, những nhân tố tác động chung đến kinh doanh ngoại tệ nên chi nhánh có thể kiên nghị với NHNN về những chính sách quy định có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ chi nhánh cũng như tại các Ngân hàng thương mại khác và để phát triển hoàn thiện thị trường ngoại hối trong tương lai. Cụ thể những kiến nghị đó là:

-Về công tác quản lí ngoại hối của NHNN:

Sau một thời gian thực hiện việc kết hối ngoại tệ theo quyết định 173/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 12/09/1998 và thông tư số 08/1998/TT-NHNN7 ngày 30/09/1998 của NHNN hướng dẫn thi hành quyết định 173/QĐ-TTg, mặc dù ngân hàng đã kết hối được một lượng ngoại tệ không nhỏ, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán đối ngoại của ngân hàng, song theo theo quy định phải bán ngay 50% số ngoại tệ thu được từ nguồn thu

vãng lai cho ngân hàng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ngoại tệ được ghi có vào tài khoản tiền gửi đã được các tổ chức kinh tế lợi dụng để di chuyển ngoại tệ từ tài khoản ở ngân hàng này sang tài khoản ở ngân hàng khác, gây khó khăn cho việc kết hối của ngân hàng. Nhưng về phía ngân hàng, khi các doanh nghiệp cần ngoại tệ lại không đáp ứng được đầy đủ và đúng hạn và do đó đây là trở ngại đối với cả doanh nghiệp và cả đối với ngân hàng, bởi vậy để đảm bảo cho ngân hàng thực hiện kết hối ngoại tệ, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng linh hoạt, có hiệu quả và thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý ngoại hối, chính sách kết hối nguồn vốn ngoại tệ thu từ xuất khẩu, NHNN nên quy định đối một số doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên và doanh số hoạt động lớn thì các ngân hàng không thực hiện kết hối nguồn ngoại tệ này mà để doanh nghiệp sử dụng nhưng có sự kiểm soát của ngân hàng, đối với số khác thì ngân hàng có thể kết hối ngay toàn bộ số ngoại tệ thu được để tránh tình trạng các doanh nghiệp này khi chưa sử dụng có thể chuyển số ngoại tệ này từ tài khoản ở ngân hàng này sang tài khoản ở ngân hàng khác. NHNN nên giảm dần tỷ lệ kết hối xuống bằng 0%.

-Về chính sách tỷ giá hối đoái.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý, can thiệp của Nhà nước. Nên giảm giá, giữ giá hay tăng hơn nữa đồng tiền Việt Nam- ý kiến của các nhà kinh tế rất trái ngược nhau: NHNN và các nhà kinh doanh nhập khẩu thì vẫn muốn giữ ổn định tỷ giá như hiện nay, các nhà chuyên doanh xuất khẩu thì muốn phá giá đồng bản tệ với lý do để đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước. Các quan điểm trên cũng dễ hiểu, vì chúng xuất phát từ lợi ích của từng nhóm tác nhân kinh tế.Quan điểm ở đây là tiếp tục củng cố vị thế của đồng Việt Nam thông qua sự can thiệp linh hoạt cuả NHNN, không để cho đồng Việt Nam bị mất giá quá lớn (như trường hợp Thái Lan tuy có kích thích xuất khẩu, có thể tạo

thêm chỗ làm việc trong nước nhưng tiềm tàng nguy cơ bùng nổ lạm phát cao). Mặt khác, cũng không nên để đồng tiền Việt Nam lên giá quá cao tuy lạm phát có thể xuống nhưng cán cân thương mại sẽ xấu đi, xuất khẩu giảm sút, nhập khẩu tăng lên, thúc đẩy chi phí sản xuất trong nước, hậu quả là thu hẹp công ăn việc làm và chứa đựng nguy cơ suy thoái kinh tế. Qua đó ta thấy rằng tỷ giá hối đoái vừa là mục tiêu, vừa là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô .

-Về việc phát triển thị trường ngoại tệ.

Phát triển thị trường ngoại tệ trong nước có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ chính sách tỷ giá, thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các Ngân hàng thương mại. NHNN trong thời gian tới nên cho các Ngân hàng thương mại được áp dụng các công cụ mới trên thị trường như : hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai và hoàn thiện các công cụ đã có gồm hợp đồng kì hạn, Swap và giao ngay cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

-Một đề xuất với NHNN là yêu cầu một tỷ lệ kí quĩ trong các hợp đồng kì hạn để phòng ngừa rủi ro.

-Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ có thể phát triển được khi bản thân nền kinh tế có những quan hệ kinh tế đối ngoại có liên quan đến nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ. Do đó ngoài những đề xuất trực tiếp về quản lí ngoại hối, điều hành tỷ giá, phát triển các nghiệp vụ trên thị trường ngoại tệ còn phải đề nghị NHNN có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư…

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 59)