Thiết kế và chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 117)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần,

4.6.1. Thiết kế và chọn mẫu nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi áp dụng hai loại thiết kế nghiên cứu

cắt ngang mô tả và nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng.

Nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm đánh giá thực trạng chứng hôi miệng

có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba từ 21-22 tuổi. Chúng tôi

đã sử dụng một trong những tiêu chí đánh giá tình trạng hôi miệng theo phân

loại trên lâm sàng của Stassinakis năm 2002 [35].

Kết quả của nghiên cứu cắt ngang mô tả đồng thời cũng xác định được những sinh viên bị hôi miệng và từ đó những sinh viên này được chọn

vào nhóm can thiệp chải răng với kem đánh răng Colgate Total, cạo lưỡi và

dùng nước xúc miệng Plax của Colgate. Nhóm đối chứng chỉ chải răng với

kem Colgate Total. Việc chúng tôi lựa chọn thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm xác định tỷ lệ hôi miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y

Hà Nội là hết sức cần thiết vì hai lý do chính sau: Hôi miệng là một chứng

bệnh rất thường gặp và dễ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như

chúng tôi lựa chọn do lứa tuổi từ 21-22 là tuổi phát triển mạnh về giao tiếp,

học tập và quan hệ bạn bè. Hôi miệng nếu có sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến

cuộc sống và học tập của các em. Nhiều người bị hôi miệng cảm thấy tự ti,

sống khép mình và ngại giao tiếp. Chính vì vậy việc chẩn đoán và xác định được chứng hôi miệng ở giai đoạn này nhằm điều trị sớm là hết sức quan

trọng và cần thiết [117]. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu tổng hợp về chứng hôi

miệng ở Việt Nam trong khi đã có rất nhiều những nghiên cứu về hôi miệng

và những biện pháp can thiệp điều trị dự phòng hôi miệng trên thế giới.

Nghiên cứu can thiệp có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của sự

phối hợp hai biện pháp cơ học (chải răng, cạo lưỡi) và nước xúc miệng kháng

khuẩn được đánh giá tại các thời điểm trước can thiệp, sau 1 tuần, sau 1 tháng, sau 6 tháng.

Nghiên cứu trên labo nhằm cung cấp những kiến thức mới về vi khuẩn

trên mảng bám lưỡi của người hôi miệng. Cho tới nay ở Việt Nam chưa có

nghiên cứu nào về vấn đề này.

Trong các loại thiết kế nghiên cứu thì nghiên cứu can thiệp cung cấp

bằng chứng đáng tin cậy và có giá trị cao hơn so với phương pháp nghiên cứu

mô tả và nghiên cứu phân tích (ngoại trừ phương pháp phân tích tổng hợp).

Với phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng,

đảm bảo có sự so sánh của hai nhóm đối chứng (chỉ chải răng với kem

Colgate Total hàng ngày) và nhóm can thiệp (có chải răng với kem Colgate

Total, cạo lưỡi bằng cây cạo lưỡi nhựa và dùng nước xúc miệng Plax của

Colgate). Tuy nhiên, nghiên cứu can thiệp vẫn có những nhược điểm như tốn

kém và đòi hỏi thời gian đủ dài để phát hiện hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu việc đảm bảo cỡ mẫu trong suốt quá trình nghiên cứu cũng là một trong những khó khăn thường gặp phải.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn phương pháp can thiệp điều trị hôi miệng có nguyên nhân từ miệng bằng chải răng, cạo lưỡi và dùng

NXM. Nghiên cứu của chúng tôi không đòi hỏi phải sử dụng những kỹ thuật quá khó khăn, do vậy bất cứ sinh viên nào cũng có thể thực hiện được.

Nghiên cứu được thực hiện trên số lượng lớn sinh viên, đảm bảo dễ tiếp cận

và dễ theo dõi cũng như hạn chế được hiện tượng mất và thiếu hụt mẫu trong

thời gian nghiên cứu. Những vấn đề và biện pháp chúng tôi đưa ra ở trên đã hạn chế và khắc phục được phần lớn những hạn chế của nghiên cứu can thiệp thường mắc phải.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu cắt ngang mô tả của luận án là 405 sinh viên

năm thứ ba từ 21-22 tuổi, đã được chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ

tổng số 773 sinh viên của các lớp năm thứ ba của toàn trường, dựa vào công thức và hướng dẫn tính cỡ mẫu của Tổ chức Y tế thế giới qua phần mềm

Simple size (với sai số cho phép là 5%), sau khi có cỡ mẫu chúng tôi đã sử

dụng phần mềm R để máy tính tự chọn ngẫu nhiên học sinh vào mẫu nghiên cứu. Qua việc tính toán cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang mô tả, nghiên cứu của chúng tôi đã đảm bảo mức tin cậy và tính khoa học.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu can thiệp là 180 sinh viên bị hôi

miệng. Nhóm can thiệp gồm 90 sinh viên được chải răng với kem đánh răng

Colgate Total, cạo lưỡi bằng cây cạo lưỡi nhựa và dùng NXM Plax của

Colgate. Nhóm chứng có 90 sinh viên chỉ chải răng với kem Colgate Total là

đủ để đưa ra kết quả về hiệu quả điều trị chứng hôi miệng của các biện pháp

(với lực mẫu là 80%). Theo lý thuyết của dịch tễ học lâm sàng lực mẫu từ 80-

90% là đủ mức tin cậy và làm giảm cỡ mẫu nghiên cứu [53],[54].

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)