Thay đổi cảm quan hơi thở

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 108)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần,

4.4.3. Thay đổi cảm quan hơi thở

Biểu đồ 3.6 cho thấy sự cải thiện về tình trạng cảm quan hơi thở ở sinh

viên nhóm can thiệp theo thời gian.

Trước can thiệp, hầu hết sinh viên có cảm quan hơi thở ở mức kém

hoặc trung bình (23,3% và 66,7%). Tỷ lệ này đã giảm rõ rệt sau can thiệp 1

tuần (3,3% và 28,9%), sau 1 tháng (0% và 13,3%). Tỷ lệ sinh viên có cảm quan hơi thở tốt tăng từ 0% trước can thiệp lên 16,7% sau can thiệp 1 tuần, 53,4% sau 1 tháng và lên đến 67,8% sau can thiệp 6 tháng.

Hôi miệng có nguyên nhân bởi hợp chất mùi trong khí thở và ở miệng, có hơn 200 loại hợp chất bay hơi nhưng chỉ có VSCs là có mối liên quan với

đánh giá cảm quan [101]. Đánh giá cảm quan là một thử nghiệm giác quan

dựa trên sự đánh giá của người khám với sự hôi miệng của bệnh nhân. Hiện

nay, có hai cách để đánh giá mùi hôi: cách thứ nhất đánh giá theo chỉ số Seeman, điểm ghi từ 0-3 [29]; cách thứ hai là áp dụng chỉ số Rosenberg, điểm

ghi từ 0-5 [30],[102]. Ưu điểm của phương pháp đánh giá cảm quan là khá

đơn giản, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lâm sàng. Có thể phát hiện

trực tiếp hơi thở của bệnh nhân và cho điểm mức độ hôi miệng. Tuy nhiên

phương pháp này cũng có một số nhược điểm như gây bối rối cho bệnh nhân và người đánh giá, thiếu khách quan và có sai số [89].

Tương tự như các chỉ số khác, tình trạng cảm quan hơi thở của sinh

viên ở nhóm chứng cũng đã có những cải thiện theo thời gian (Biểu đồ 3.7). Trước can thiệp, phần lớn sinh viên có cảm quan hơi thở ở mức kém hoặc

trung bình (17,8% và 48,9%). Tỷ lệ này đã giảm xuống khoảng một nửa

sau can thiệp 1 tuần (12,2% và 24,2%) và tiếp tục giảm sau 1 tháng (2,2%

và 15,6%). Tuy nhiên, sau 6 tháng, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên (2,2% và 23,2%). Do thời gian nghiên cứu kéo dài trong 6 tháng, kết quả phụ

thuộc vào mức độ duy trì ổn định các biện pháp VSRM tốt. Do các sinh

viên ở nhóm chứng chỉ duy trì tình trạng VSRM bằng phương pháp chải răng nên hiệu quả giảm tình trạng VSRM thấp hơn so với nhóm can thiệp,

tình trạng cảm quan hơi thở tăng lên.

Tỷ lệ sinh viên có cảm quan hơi thở tốt tăng từ 0% trước can thiệp lên 15,6% sau can thiệp 1 tuần, 50% sau 1 tháng và sau can thiệp 6 tháng là 52,2%.

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)