+ Chỉ định:Nên sử dụng cây cạo lưỡi ngày 2 lần, buổi sáng và buổi tối
trước khi đi ngủ, hoặc sau mỗi bữa ăn cùng với chải răng.
+ Chống chỉ định: Những người có bệnh ở lưỡi. Ví dụ: loét lưỡi, nấm
1.7.1.2. Chải răng
Là một biện pháp cơ học giữ gìn VSRM, làm sạch mảng bám ở răng, ở
lợi, lưỡi, các khí cụ chỉnh hình và sau điều trị lấy cao răng. Kem đánh răng
chứa triclosan và copolymer có tác dụng làm giảm VK gây hôi miệng sau chải răng 12h.
Hình 1.13. Kem đánh răng và bàn chải răng
1.7.1.3. Nhai kẹo cao su
Khô miệng có thể làm tăng tích tụ VK, gây ra hoặc làm trầm trọng
thêm mùi hôi của hơi thở. Nhai kẹo cao su không đường có thể giúp tăng cường tiết nước bọt đặc biệt là khi miệng khô, hoặc khi bệnh nhân không
thể thực hiện các biện pháp VSRM sau khi ăn. Việc tăng lưu lượng nước
bọt sẽ giúp làm sạch VK trong miệng, có tính chất kháng khuẩn và thúc
đẩy hoạt động cơ học giúp làm sạch miệng. Một số loại kẹo cao su có
chứa thành phần chống mùi đặc biệt. Kẹo cao su Happydent Xylitol đã
được chứng minh là có hiệu quả làm giảm nồng độ khí H2S trong khoang miệng [7]. Nhai hạt cây thì là, vỏ quế, vỏ chanh, ăn khoai lang hoặc rau mùi tây tươi, cây lô hội là những biện pháp chữa chứng hôi miệng phổ
Hình 1.14. Kẹo cao su Hình 1.15. Cây lô hội
1.7.1.4. Dùng chỉ tơ nha khoa
Là biện pháp đặc biệt quan trọng trong việc loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám vi khuẩn giữa các răng. Hôi miệng liên quan trực tiếp với
vệ sinh kẽ răng và bệnh nha chu. VSRM và dùng chỉ tơ nha khoa giảm tỷ lệ
hôi miệng [42],[43].
Hình 1.16. Chỉ tơ nha khoa
1.7.2. Biện pháp hóa học
1.7.2.1. Dùng nước xúc miệng
Nước xúc miệng (NXM) là biện pháp hóa học để làm sạch răng, lợi, tổ
chức miệng đặc biệt là bề mặt gốc lưỡi. Xúc miệng có thể dùng cho những
loại NXM với các thành phần khác nhau, có tính kháng khuẩn như
chlorhexidine, cetylpyridium chloride, triclosan, chlorine dioxide, tinh dầu,
kẽm gluconate [44],[45].