Tỷ lệ mắc chứng hôimiệng

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 89)

- Thu thập số liệu vào thời điểm trước can thiệp, sau can thiệp 01 tuần,

4.1.1. Tỷ lệ mắc chứng hôimiệng

Qua sử dụng phương pháp đo bằng máy Halimeter và đánh giá cảm quan hơi thở, phân loại kết quả thu được theo Stassinakis (2002), chúng tôi thấy tỷ lệ hôi miệng của 405 sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội là 44,4% (Biểu đồ 3.1). Trong tổng số 180 sinh viên bị hôi miệng, nam

chiếm 57,8% cao hơn so với nữ (42,2%) (Biểu đồ 3.2). Bảng 3.1 cho thấy

tỷ lệ hôi miệng trung bình là cao nhất, chiếm tới 49,4%, tiếp đó là hôi miệng nhẹ (30,6%) và hôi miệng nặng (20%). Mức độ hôi miệng nặng ở nam cao hơn ở nữ.

Hôi miệng được định nghĩa là một mùi khó chịu xuất phát từ miệng và

mùi đó gây khó chịu với những người khác. Nó là một vấn đề y học - xã hội

có ảnh hưởng đến một số lượng người đáng kể trên thế giới không phân biệt

chủng tộc. Hôi miệng được tìm hiểu thông tin thứ ba trong các bệnh vùng miệng sau bệnh sâu răng và bệnh nha chu [27],[66]. Một số tài liệu y văn cho

đang là một vấn đề rất được quan tâm. Trên thế giới đã có những nghiên cứu

về tỷ lệ hôi miệng trong cộng đồng, kết quả cho thấy tỷ lệ này dao động từ 22% đến hơn 50% [74]. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có đến 50% người Mỹ

cho rằng họ có hơi thở gây khó chịu trong một thời điểm nào đó trong cuộc đời [75]. Nghiên cứu của Takeuchi và cộng sự năm 2010 trên 474 sinh viên bằng phương pháp phỏng vấn và các nghiệm pháp lâm sàng thấy tỷ lệ hôi

miệng tương đương nghiên cứu của chúng tôi là 42% [12].

Theo nghiên cứu của tác giả Flavio Brunner (2009) với đối tượng là 100 sinh viên đại học Basel có độ tuổi trung bình 25 thì tỷ lệ này là 27% [28]. Nghiên cứu của JE Joda và OO Olukoju (2012) trên 100 sinh viên của ba trường đại học tại bang Lagos, Nigeria thấy có gần 50% sinh viên bị hôi

miệng [66]. Tại Việt Nam, khi sử dụng máy Halimeter và đánh giá tỷ lệ hôi

miệng của 60 sinh viên, Phạm Nhật Quang (2012) thấy tỷ lệ hôi miệng chỉ là

13,3% trong đó nam chiếm 50%, nữ 50% [8].

Có thể nói, tỷ lệ hôi miệng ở sinh viên năm thứ ba trường Đại học Y

Hà Nội trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao, phù hợp với các

nghiên cứu tương tự trên thế giới và của Phạm Vũ Anh Thuỵ (2012) là 44,6% [36]. Tuy nhiên, tỷ lệ hôi miệng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với một nghiên cứu cũng tiến hành trên sinh viên của Phạm

Nhật Quang (2012) là 13,3% [8]. So với nghiên cứu của Phạm Vũ Anh

Thuỵ (2013), tỷ lệ hôi miệng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn

(44,44% so với 57,9%) [6].

Một nghiên cứu cắt ngang mô tả của nhà nghiên cứu người Brazil trong các sinh viên đại học và gia đình của họ cho thấy tỷ lệ hôi miệng là 15% trong

đó đàn ông nhiều hơn so với phụ nữ, đặc biệt ở người trên 20 tuổi. Nhà nghiên cứu Nhật Bản điều tra 33000 người lớn, trong đó 15% bị hôi miệng,

cao nhất là hơn 20% ở thành phố Tokyo. Hơn nữa, 70% các doanh nhân ở

nghiên cứu tương tự của chúng tôi tại thành phố Bern, Thuỵ Sĩ năm 2009 trên 419 bệnh nhân và thấy rằng tỷ lệ hôi miệng là 28%, thấp hơn nhiều so với kết

quả của chúng tôi [79]. Điều này có thể do điều kiện sống và sinh hoạt của các đối tượng nghiên cứu khác nhau nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc chứng

HM. Ở Thuỵ Sĩ, một quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thế giới với điều kiện sống, môi trường trong sạch, chăm sóc y tế …làm cho người dân có

ý thức chăm sóc răng miệng.Trong nghiên cứu này, tuổi tác và giới tính

không có liên quan đáng kểvới tỷ lệ hôi miệng trênlâm sàng. Trình độ học vấn

và điều kiện sống, kinh tế, sự chăm sóc răng miệng có liên quan đến hôi

miệng lâm sàng. Một nghiên cứu thực hiện trong một nhóm bệnh nhân nha khoa Thái Lan thấy tỷ lệ hôi miệng trên 60% [80]. Một khảo sát ở Kuwait báo cáo tỷ lệ hôi miệng là 23% [81].

Điều này có liên quan đến đặc thù của nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên đa khoa năm thứ ba của Trường Đại học Y Hà Nội. Qua

nghiên cứu thấy nhóm đối tượng này có kiến thức y học để kiểm soát các

bệnh toàn thân nhưng chưa có nhiều kiến thức chuyên khoa Răng Hàm Mặt

nói chung và chứng hôi miệng nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hôi miệng có nguyên nhân từ miệng của sinh viên năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)