3.1.2.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Vùng Duyên hải Miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận (Hình 3.1). Vùng có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Duyên hải Miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.
Về khí hậu, đây là một trong các vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất so với cả nước. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, hạn hán, mà nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Thêm vào đó vùng còn
chịu ảnh hưởng của sự thất thường do gió bão, dông nhiệt. Tất cả những tác nhân trên đã tạo điều kiện hình thành những dải cồn cát kéo dài liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Ninh Thuận. Các cồn cát khá lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Hoài Nhơn, Phù Mỹ (Bình Định), Ninh Hoà (Khánh Hoà), nhưng điển hình nhất là ở Ninh Thuận - Bình Thuận. Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Hình 3.1. Bản đồ Vùng Duyên hải Miền Trung
Diện tích tự nhiên của Vùng khoảng 44.376,9 km2. Vùng có tài nguyên đất hạn chế với diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Có 3 loại đất chính là đất đỏ vàng phân bố ở vùng trung du miền núi, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa ven sông thích hợp cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; đất cát hoặc cát pha ven biển chất lượng thấp chỉ trồng một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn chống gió, cát. Tài nguyên rừng của Vùng khoảng 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích
rừng cả nước, đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hoá, đáp ứng một phần xuất khẩu của Việt Nam.
Về tài nguyên biển, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Biển có nhiều đảo và quần đảo; ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ. Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như cá trích, mòi, nhồng (tầng nổi) cá thu (tầng trung), cá mập, mối... (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát triển khai thác đánh bắt hải sản.
Về dân số, Vùng Duyên hải Miền Trung là vùng đất trải qua nhiều giai đoạn biến động phức tạp, được hình thành trong lịch sử lâu dài. Đây là vùng sản sinh ra nhiều nhân tài của đất nước, nơi có đóng góp về sức người sức của cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Dân số năm 2012 là 8.900,9 nghìn người, mật độ trung bình là 201 người/ km2. Dân số trong vùng chủ yếu sống dựa vào nghề nông, với tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 chiếm 65,9% , cao hơn đáng kể so với cả nước (xem biểu đồ 3.1). 80,0 70,0 71,1 73,7 65,9 59,2 70,9 62,0 74,2 66,2 66,3 73,0 61,7 59,8 71,2 66,0 72,2 68,8 60,0 50,0 40,0 30,0 20,0 10,0 0,0 39,5 52,9 52,4
Cả Vùng Đà Quảng Quảng Bình Phú Khánh Ninh Bình nước DHMT Nẵng Nam Ngãi Định Yên Hòa Thuận Thuận
2006
2011
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng DHMT năm 2006 và 2011
Vị thế kinh tế của Vùng DHMT ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây. Tổng sản phẩm nội địa của vùng (theo giá so sánh) năm 2012 là 87.270,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 14,21% so với cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng năm 2012 đạt 5.137,1 triệu USD, chiếm 4,48% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 39,63% so với năm 2011.
Tổng vốn đầu tư toàn vùng giai đoạn 2007- 2012 là 605.032,9 tỷ đồng, tăng dần qua các năm với mức tăng bình quân giai đoạn là 10,98%. GDP của Vùng giai đoạn 2007-2010 tăng bình quân 12,4%/năm. (xem Bảng 3.1)
Cùng với tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người của Vùng cũng có sự cải thiện đáng kể, năm 2007 đạt 11 triệu đồng/người theo giá hiện hành (tương ứng 5,4 triệu đồng/người theo giá cố định năm 1994), thấp hơn mức trung bình của cả nước nhưng đến năm 2010 đã đạt 21,9 triệu đồng/người (tương ứng 7,5 triệu đồng/người theo giá cố định năm 1994), gấp 1,2 lần so với bình quân cả nước; năm 2011 đạt 27,6 triệu đồng/người (tương ứng 8,3 triệu đồng/người theo giá cố định năm 1994), gấp 1,2 lần so với bình quân cả nước, song chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh trong Vùng còn khá lớn và có xu hướng gia tăng.
Bảng 3.1: GDP của Vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2007- 2010
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố
Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP của Vùng giảm từ 22,1% năm 2007 xuống còn 18,5% năm 2010, trong khi mức độ đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng, từ
2007 2008 2009 2010 Giai đoạn 2007 - 2010
GDP toàn Vùng (tỷ đồng) 42.656 47.398 52.889 60.604 GDP toàn Vùng/GDP cả nước (%) 9,2 9,7 10,2 11,0
37,8% lên 41,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng DHMT giai đoạn 2007-2010 được phản ánh trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng Duyên hải Miền Trung 2007 - 2010
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố
3.1.2.2.Tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp, nông thôn
Vùng DHMT có một số thế mạnh trong phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.
Về nông nghiệp, thế mạnh của vùng là phát triển cây công nghiệp hàng năm như lạc, cói, mía, dâu tằm, dứa..., gần đây là phát triển chè, cao su, cà phê, ca cao... trong đó phải kể đến cà phê tại Phú Yên, dứa ở Khánh Hòa.
Tỉnh, Thành phố 2007 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Đà Nẵng 4,3 45,5 50,2 3,8 42,0 54,2 Quảng Nam 26,1 37,9 36,0 21,4 40,1 38,5 Quảng Ngãi 29,9 36,0 34,1 18,6 59,3 22,1 Bình Định 34,9 28,9 36,2 35,1 28,9 36,0 Phú Yên 32,2 31,9 35,9 29,2 34,4 36,4 Khánh Hòa 17,5 41,6 40,9 13,5 41,8 44,6 Ninh Thuận 29,0 34 47 30 35 35 Bình Thuận 21,8 38,2 40 20,5 35,5 44,6 Toàn vùng 22,1 37,8 40,1 18,5 41,7 39,8 Cả nước 20,3 41,5 38,2 20,6 41,1 38,3
Ngoài ra, trong vùng còn canh tác một loại cây ăn trái chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao là cây Thanh Long (ở tỉnh Bình Thuận). Đến đầu tháng tư năm 2013, toàn tỉnh Bình Thuận có 20.000 ha Thanh long, tăng 13.000 ha so với năm 2006. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2012, xuất khẩu Thanh long (chủ yếu từ Bình Thuận) đã mang về cho đất nước 150 triệu USD trong tổng 800 triệu USD kim ngạch xuất khẩu rau quả. Nếu mở rộng được thị trường thì Thanh long Bình Thuận còn có tiềm năng phát triển cả về sản lượng và giá trị.
Chăn nuôi trong vùng ngoài trâu, bò, lợn còn có triển vọng phát triển nuôi dê, hươu, cừu ở Phú Yên, Quảng Nam và Bình Thuận. Chương trình Sin hoá đàn bò và nuôi lợn hướng nạc phát triển tốt.
Về lâm nghiệp, khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng được chú trọng trong Vùng. Tại một số tỉnh như Quảng Nam, Phú Yên cũng đã hình thành nhiều lâm trường lớn chuyên khai thác, chế biến tu bổ rừng. . Trong những năm qua, vùng Duyên hải Miền Trung cũng đã chú ý đến việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng chắn cát ven biển, tạo vành đai xanh quanh các khu đô thị, khu công nghiệp. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ đang là những ngành hàng đưa lại giá trị cao, thay đổi cơ cấu nông nghiệp trong những năm qua, nếu tăng cường trồng rừng, quản lý tốt nguyên liệu gỗ và đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thì đây là một ngành có triển vọng của Vùng.
Về ngư nghiệp, Vùng có truyền thống khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản từ lâu đời. Hiện các địa phương đã đầu tư, đổi mới trang thiết bị đánh bắt. Ngoài đánh bắt cá còn khai thác tôm, mực, cua... Trong vùng cũng đã phát triển các cơ sở chế biến thuỷ hải sản. Vùng DHMT đang có một số mô hình tổ chức đánh bắt xa bờ có hiệu quả, đã hình thành một số cơ sở đóng tàu thuyền công suất lớn có uy tín. Vùng này cũng có tiềm năng xây dựng một số cảng biển dịch vụ hậu cần đánh bắt trên biển và bảo vệ an ninh biển đảo của nước ta.
Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của toàn Vùng trong giai đoạn 2008 - 2010 có xu hướng tăng nhanh với tốc độ tăng 3,89% năm 2008 tăng lên 5,3% năm 2010, trong đó Bình Định và Phú Yên là hai tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất
tương ứng đạt 8,27%/năm và 5,3%/năm. Đà Nẵng và Khánh Hòa là hai thành phố có giá trị sản xuất ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt cao nhất với tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản vào cơ cấu GDP của ngành nông - lâm, thủy sản từ 55% - 65%; trong khi đó con số này ở những địa phương còn lại chỉ ở mức 22% - 33%.
Bảng 3.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn Vùng năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010)
3.1.2.3.Những khó khăn, thách thức và yêu cầu hỗ trợ đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng DHMT
Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng để phát triển nông nghiệp và nông thôn như trên, vùng DHMT còn có những khó khăn và thách thức riêng so với các vùng miền khác trong cả nước, đó là:
Thứ nhất, đây là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ngành nông nghiệp luôn đứng trước những thách thức to lớn: thiên tai lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh xẩy ra
Tổng số 2008 2009 2010 3,89 4,41 5,30 Nông nghiệp 2,96 3,60 5,46 Trồng trọt 2,43 0,37 4,63 Chăn nuôi 3,93 11,87 7,87 Dịch vụ, khác 5,67 6,89 3,34 Lâm nghiệp 5,08 1,33 5,47 Trồng và nuôi rừng 5,74 -0,02 3,79 Khai thác lâm sản 5,34 0,21 6,80
Dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp khác 1,70 10,25 2,05
Thủy sản 5,44 6,30 4,99
Nuôi trồng thủy sản 11,94 12,30 2,18
Khai thác thủy sản 2,36 4,70 6,77
liên tiếp trên tại các tỉnh DHMT, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khả năng phòng chống, giảm nhẹ thiên tai của vùng hạn chế, môi trường ở nhiều vùng nông thôn bị suy thoái; rừng bị tán phá ở nhiều nơi; tình trạng xói mòn, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước diễn ra khá nghiêm trọng.
Thứ hai, đất đai, thổ nhưỡng của Vùng, chủ yếu là đất cát, sỏi, bạc mầu không phù hợp cho phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng ngắn ngày.
Thứ ba, sự rủi ro đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn trong Vùng do sự phát triển du lịch, khu công nghiệp thiếu quy hoạch, nhiều diện tích đất nông nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản phải chuyển đổi sang mục đích khác, người nông dân mất đất - công cụ chính để lao động và sản xuất nên gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận trong cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là ở khu vực miền núi và đồng vào dân tộc trong vùng còn phải sống trong tình trạng nghèo đói.
Thứ tư, rừng sản xuất trong Vùng chủ yếu là rừng nghèo kiệt. Rừng gỗ quí và rừng giàu chỉ còn tập trung ở vùng giáp biên giới, do vậy việc khai thác kết hợp tu bổ và trồng rừng là một nhiệm vụ phải đặt lên hàng đầu trong phát triển nông nghiệp của vùng.
Thứ năm, nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đất đai, lao động chưa được khai thác hợp lý và có hiệu quả, đầu ra của nông sản tiếp tục khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả thị trường trong nước. Trong khi chi phí đầu vào của nông sản liên tục tăng; vốn đầu tư XDCB của Nhà nước lại giảm dần.
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng nông thôn trong Vùng còn yếu kém: thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, kho tàng, chợ... đều rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Trên đây là những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp của vùng phải đương đầu trong thời gian tới. Do vậy thu hút các nguồn đầu tư, trong đó có nguồn ODA vào nông nghiệp và nông thôn trong Vùng để tạo nên bước đột
phá cho nông nghiệp nông thôn của Vùng là yếu tố hết sức quan trọng. Nguồn đầu tư ODA nhằm tăng cường khoa học nông nghiệp, đào tạo nhân lực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai, xóa đói giảm nghèo... là một trong những giải pháp hang đầu để khắc phục những khó khăn và thách thức nêu trên, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và của cả nước.
3.2. Tổng quan tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam