Trong những năm gần đây, năng lực, trình độ ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ trực tiếp quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp được các nhà tài trợ chú trọng. Trong giai đoạn 1993 – 2012, có 569 dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho ngành nông nghiệp được thực hiện [4], đã góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam từ cấp trung ương tới địa phương. Thông qua các dự án hỗ trợ và tăng cường năng lực, các cán bộ quản lý và thực hiện dự án được tiếp cận phương pháp thực hiện dự án, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới qua chuyên gia tư vấn Quốc tế. Phương pháp tiếp cận dự án đầu tư một cách toàn diện, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ các chuyên gia nước ngoài đã giúp cho các cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam có thể xử lý được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó, đã giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA. Cùng với việc tổ chức thực hiện thành công các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, năng lực của cán bộ trong các Ban quản lý dự án các cấp cũng từng bước được nâng cao. Nhờ vậy, các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân các địa phương.
Ngành nông nghiệp vừa là ngành sản xuất vật chất, vừa là một trong những ngành mang tính xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người dân và đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại luôn phải đối mặt với sự tác động to lớn của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, chịu
nhiều yếu tố rủi ro nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy, nguồn vốn ODA lại càng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
2.3.
Quy trình và tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông
nghiệp và PTNT
2.3.1. Quy trình thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và PTNT
Từ năm 2001 đến 2013, Việt Nam đã có 3 Nghị định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng ODA, đó là Nghị định 17/2001/NĐ-CP, Nghị định 131/2006/NĐ-CP, Nghị định 38/2013/NĐ-CP. Ngay từ Nghị định 17/2001 đã có một điều quy định về thu hút và quản lý sử dụng ODA với trình tự 9 bước khác nhau. Quy trình đó đã được cụ thể hóa, điều chỉnh cả về các bước và nội dung từng bước qua 3 Nghị định đã nói ở trên. Hiện nay, quy trình thu hút và sử dụng ODA được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2.3.1.1. Quy trình thu hút ODA
Quy trình thu hút, vận động ODA được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng danh mục và vận động chương trình, dự án ODA
Danh mục tài trợ là danh mục gồm một hay nhiều chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án yêu cầu tài trợ ODA, được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt và Nhà tài trợ thống nhất tài trợ, làm cơ sở để cơ quan chủ quản phối hợp với Nhà tài trợ xây dựng văn kiện chương trình, dự án và viện trợ phi dự án. Vận động ODA cho ngành nông nghiệp và PTNT được thực hiện trên cơ sở sau:
Thứ nhất, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút ODA gồm: (i) Hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những hoạt động như quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (ii) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông nông thôn, lưới điện nông thôn, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng thủy lợi,…); (iii) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế (nâng cao thu nhập thông qua phát triển sản
xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao); (iv) Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; (v) Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; (vi) Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Ngoài ra, vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng ưu tiên để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Thứ hai, Chương trình, chiến lược và định hướng hợp tác giữa Việt Nam và Nhà tài trợ.
Căn cứ vào cơ sở vận động vốn vay ưu đãi nêu trên, hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan và từng nhà tài trợ xây dựng định hướng hợp tác và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục tài trợ.
Bước 2: Chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án ODA
Sau khi có Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ và văn bản cam kết tài trợ của Nhà tài trợ, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ được Chính phủ giao chủ quản đối với các dự án về nông nghiệp và PTNT) và Ủy ban Nhân dân tỉnh có nhiệm vụ sau:
1) Ban hành quyết định về Chủ dự án
2) Chỉ đạo Chủ dự án phối hợp với Nhà tài trợ trong việc chuẩn bị, lập văn kiện chương trình, dự án và hoàn tất hồ sơ để thực hiện các thủ tục về thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án.
3) Bố trí các nguồn lực (con người, hiện vật, ngân sách) theo thẩm quyền cho việc chuẩn bị chương trình, dự án.
4) Tổ chức thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án.
Bước 3: Ký kết điều ước quốc tế về ODA
Cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế khung về ODA là kết quả vận động, chiến lược và chính sách hợp tác phát triển, lĩnh vực ưu tiên về ODA đã được thống
nhất giữa Việt Nam và Nhà tài trợ, cơ sở đề xuất ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ (hoặc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban Nhân dân tỉnh) phê duyệt.
Trình tự, thủ tục ký kết điều ước quốc tế về ODA như sau:
Thứ nhất, Cơ quan đề xuất lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, ý kiến kiểm tra của Bộ ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về ODA.
Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước và quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về ODA nhân danh Nhà nước, điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê chuẩn.
Thứ ba, Cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì đàm phán tiến hành đàm phán với nhà tài trợ về dự thảo điều ước quốc tế về ODA.
Thứ tư, Căn cứ kết quả đàm phán phù hợp với nội dung dự thảo điều ước quốc tế về ODA đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và ủy quyền ký, người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền tiến hành ký điều ước quốc tế với đại diện của Nhà tài trợ.
Thứ năm, Đối với trường hợp điều ước quốc tế sau khi ký phải được phê duyệt hoặc phê chuẩn, cơ quan đề xuất lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc trình Chủ tịch nước phê chuẩn.
2.3.1.2.Quy trình quản lý thực hiện chương trình, dự án ODA về nông nghiệp và PTNT
a. Thành lập Ban quản lý dự án ODA
Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án ra quyết định thành lập ban quản lý dự án, riêng đối với một số các khoàn hỗ trợ dưới 200.000 USD thì không thành lập ban quản lý dự án, Chủ dự án sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành chương trình dự án.
Việc thành lập Ban quản lý dự án phải xem xét khả năng sử dụng các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hoặc các Ban quản lý dự án hiện có của Chủ dự án để giảm chi phí quản lý và sử dụng năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý dự án.
Ban quản lý dự án có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Hỗ trợ chủ dự án lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện chương trình, dự án; Hỗ trợ chủ dự án trong công tác chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án; hỗ trợ chủ dự án thực hiện các hoạt động đấu thầu và quản lý hợp đồng; Hỗ trợ chủ dự án trong công tác giải ngân, quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án; Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện chương trình, dự án; Chuẩn bị để chủ dự án nghiệm thu và bàn giao các kết quả đầu ra của chương trình, dự án sau khi hoàn thành; hoàn tất công tác kiểm toán, bàn giao tài sản của chương trình, dự án; lập báo cáo kết thúc và báo cáo quyết toán chương trình, dự án.
b. Bố trí vốn đối ứng
Các chương trình, dự án phải được đảm bảo đủ vốn đối ứng để chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án, trong đó, nguồn, mức vốn và cơ chế vốn đối ứng phải phù hợp với nội dung nêu trong văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt.
c. Bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đấu thầu
Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chương trình, dự án ODA phải có cam kết chính thức bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về tiến độ, thời hạn hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bẳng và tái định cư phù hợp với tiến độ thực hiện của từng gói thầu thuộc chương trình, dự án.
Việc đấu thầu thực hiện các chương trình, dự án phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
d. Quản lý thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán và quyết toán
Đối với chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi hoàn thành, cơ quan chủ quản tổ chức nghiệm thu và tiến hành các biện pháp cần thiết để tiếp tục khai thác và phát huy kết quả đạt được cũng như thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chính và tài sản của chương trình, dự án.
Việc quản lý thực hiện dự án, kiểm toán và quyết toán chương trình dự án được thực hiện theo quy định của Nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
Ngoài những nội dung chính của Quy trình thu hút và Quản lý vốn ODA đã nêu trong phần này, một nội dung tuy không chứa đựng trong quy trình nhưng hết sức quan trong đó là quy định về cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA, Theo Nghị định 38, quy định rằng ngân sách nhà nước cấp phát ODA cho các chương trình dự án đầu tư CSHT, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn thuộc nhiệm vụ chi của nhà nước. Nhà nước sẽ cho vay lại toàn bộ hay một phần vốn ODA với các chương trình dự án có khả năng thu hồi vốn, hoặc các chương trình dự án không thuộc nhiệm vụ chi cuả nhà nước, cho UBND tỉnh vay lại đối với các chương trình, dự án do UBND tỉnh làm chủ quản thuộc đối tượng phải vay lại ODA của Chính phủ. Như vậy các dự án ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn triển khai ở các tỉnh DHMT có phần sẽ được cấp phát, nhưng có phần phải vay lại và phải có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để hoàn trả vốn vay này.
2.3.2. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT
2.3.2.1.Tiêu chí đánh giá thu hút ODA
Việc đánh giá thu hút ODA được dựa trên một số chỉ tiêu định lượng chính như: tổng số vốn ODA cam kết, ODA ký kết, tỷ suất ODA ký kết/ODA cam kết đầu tư vào ngành nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về cơ cấu vốn ODA phân theo thời kỳ, theo lĩnh vực, theo nhà tài trợ và theo tính chất tài trợ (hoàn lại/ không hoàn lại). Dựa vào các chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá được thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT trong từng thời kỳ nhất định là nhiều hay ít và mức độ ưu đãi cao hay thấp.
2.3.2.2.Tiêu chí đánh giá sử dụng ODA
Việc sử dụng ODA được biểu hiện trước nhất ở các chỉ tiêu như tỷ lệ giải ngân, cơ cấu vốn ODA giải ngân theo lĩnh vực, mức độ hài lòng của Nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, để đánh giá tổng thể sử dụng ODA, cộng đồng các nhà tài trợ trong thời gian qua đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá “Hiệu quả”, “Hiệu suất”, “Tác động”, “Phù hợp” và “Bền vững” của ODA, như sau:
a. Hiệu quả (Efectiveness)
Tiêu chí này phản ánh mức độ đạt được hoặc dự kiến đạt được các mục tiêu của dự án ODA, có xét đến tầm quan trọng tương đối của chúng, là phép đo mức độ một dự án đạt được các mục tiêu đã đề ra; tức là mức độ mà một can thiệp phát triển đã đạt được hoặc dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu liên quan một cách hiệu quả và bền vững (IFAD 2002).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA về mặt kinh tế - tài chính, trong từng dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, có thể sử dụng chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) hoặc chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi IRR (Internal Rate of Return).
Chỉ tiêu Giá trị hiện tại thực NPV (Net Present Value) được tính toán theo công thức sau: NPV = −Co + C1 (1+ r) + C 2 (1 + r ) 2 + ... + Ct (1 + r) t t i =1 (1 + r ) i
(trong đó: Ci là dòng tiền thực thu (số dương) và thực chi (số âm); r là tỷ lệ chiết khấu; t là độ dài thời gian của dự án đầu tư).
Nếu NPV >0, dự án thực sự làm tăng của cải hay làm lợi cho nhà đầu tư. Nếu NPV=0, dự án không làm tăng lợi ích cho nhà đầu tư (hay nói cho đúng hơn là chỉ mang lại khoản lợi bằng với mức mà bất kỳ ai cũng có thể kiếm được thông qua thị trường tài chính.
Nếu NPV <0, dự án sẽ làm giảm của cải của nhà đầu tư.
Do vậy, chỉ nên đầu tư vào dự án có NPV > 0 hoặc tối thiểu =0.
Ci
Do NPV phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu r, mà tỷ lệ này lại biến động tuy thuộc vào thị trường tài chính, nên gần đây các tổ chức tài chính quốc tế thường chỉ sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất sinh lợi IRR (bao gồm Tỷ suất sinh lợi tài chính FIRR và Tỷ suất sinh lợi kinh tế EIRR) để đánh giá hiệu quả dự kiến của dự án đầu tư ODA phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, do IRR là chỉ tiêu riêng có của mỗi dự án, chỉ phụ thuộc vào dòng thu (lợi ích) và dòng chi (chi phí) của dự án đó mà thôi. Thông thường, WB và ADB chỉ đầu tư vào các dự án có FIRR và EIRR tối thiểu