ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đó

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 45)

đói giảm nghèo của Chính phủ

Phát triển nhanh và bền vững, xóa đói giảm nghèo đồng thời mang lại chất lượng cuộc sống cao cho người dân là tầm nhìn phát triển của Chính phủ Việt Nam. Cộng đồng các nhà tài trợ đã và đang giúp Chính phủ Việt Nam triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ phát triển chính thức tập trung vào tăng trưởng kinh tế và các chương trình giảm nghèo mục tiêu của Chính phủ. Trong những năm qua, hơn 130 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã huy động khoảng 100 triệu USD hàng năm từ nguồn lực ODA để giảm nghèo tại Việt Nam [41]

Kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã tài trợ 35 dự án để giúp cho cuộc chiến xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế nông thôn, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Hỗ trợ phát triển chính thức của ADB trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo được thực hiện thông qua những nỗ lực của các Nhà tài trợ trong việc kết nối cơ sở hạ tầng nông thôn với mạng lưới cơ sở hạ tầng quốc gia và quốc tế để có thể tạo ra những tác động lớn về giảm nghèo. ADB cũng hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam thông qua các chương trình ngành Y tế và Giáo dục tại nông thôn và thông qua đồng tài trợ các chương trình giảm nghèo then chốt, chương trình Hỗ trợ tín dụng giảm nghèo. Hỗ trợ phát triển chính thức của ADB về hợp tác kinh tế tiểu vùng đã tạo ra các cơ hội kinh tế tại một số vùng nghèo nhất. Trong nông nghiệp, vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Theo tính toán

của Tổng cục Thống kê trên cơ sở sử dụng chuẩn nghèo tính theo chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê và WB, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng hai thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4 % năm 1998, 28,9% năm 2004 và 14,5 % năm 2008 [40]. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã hoàn thành vượt mức giảm một nửa số người nghèo và một nửa số người dân bị đói của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã cam kết với thế giới. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w