ODA góp phần thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 44)

Ngoài đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn thì việc phát triển cây con giống, công nghệ sinh học, góp phần vào quá trình đa dạng hóa nông nghiệp cũng được các nhà tài trợ ODA quan tâm. Ngoài việc nỗ lực hỗ trợ về vốn, các nhà tài trợ còn giúp Việt Nam kỹ thuật lai tạo giống mới và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Đa dạng hóa nông nghiệp nhằm phá thế độc canh cây lúa là một trong những mục tiêu phát triển mà ngành nông nghiệp hướng tới. Đây cũng là một lĩnh vực được các nhà tài trợ ưu tiên đầu tư vốn. Đã có rất nhiều dự án đã được thực hiện thành công trong giai đoạn 1993 - 2012, trong số đó phải kể đến Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, Dự án có tổng mức đầu là 86,88 triệu USD, vay vốn Ngân hàng thế giới và Cơ quan phát triển Pháp (AFD), được triển khai thực hiện tại 6 tỉnh miền Bắc, 8 tỉnh DHMT và 4 tỉnh Tây Nguyên trong vòng 8 năm (1998 – 2006), đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp trong thời gian qua. Dự án đã đo cấp đất 300.000 ha cho 75.000 hộ nông dân thâm canh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi (vỗ béo bò, lợn), tăng sản lượng thịt hơi lên 16%; trồng mới 30.100 ha cao su tiểu điền, phục hồi 17.000 ha cao su cũ của Chương trình 327; nghiên cứu kỹ thuật đa dạng hóa, thâm canh cao su, cây ăn quả phù hợp với tiểu

nông; tăng cường mạng lưới khuyến nông để sau khi dự án kết thúc, nông dân có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập. Ngoài ra, một số dự án như dự án phát triển chè và cây ăn quả; dự án phát triển sản xuất mía đường, cà phê; dự án phát triển chăn nuôi bò, lợn và sản xuất sữa cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình đa dạng hóa ngành nông nghiệp trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 44)