Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 56)

Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ: Các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị ở một quốc gia có tác động đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn, các quốc gia đang cung cấp ODA, do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hoặc có sự thay đổi về thể chế,… có thể giảm mức cam kết ODA với các quốc gia nhận tài trợ.

Các chính sách, quy chế của Nhà tài trợ: Nhìn chung, mỗi nhà tài trợ đều có chính sách và thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này thường khác nhau ở một số lĩnh vực như xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân hay chế độ báo báo cáo định kỳ,… Các thủ tục này có thể khiến cho nhiều quốc gia tiếp nhận viện trợ lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ các chương trình dự án bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trương, hướng dẫn và quy định của từng Nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.

Môi trường cạnh tranh: Trong thời gian gần đây, tổng lượng ODA trên Thế giới đang có chiều hướng suy giảm, trong khi đó nhu cầu ODA của các nước đang phát triển tăng liên tục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và các cuộc xung đột vũ trang khu vực. Vì vậy, trên thế giới hiện đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang phát triển để tranh thủ nguồn vốn ODA. Vì vậy, để thu hút được nguồn vốn ODA trong thời gian tới đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải không ngừng nâng cao hơn nữa trình độ kinh nghiệm và năng lực của mình trong công tác quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế “Định hướng và những giải pháp chủ yếu thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn việt nam nghiên cứu tại vùng duyên hải miền trung đến năm 2020”, (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w