Quan điểm của Tổng thống G Bush: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 91)

sự thịnh vượng trên toàn cầu. Như Samuel Berger, trợ lý của Clinton về vấn đề an ninh quốc gia giải thích tổng thống nhận thức trách nhiệm ban đầu của Hoa Kỳ là lãnh đạo thế giới hiện nay. Vai trò lãnh đạo bao gồm bốn khía cạnh: (1) sức mạnh kinh tế và quân sự của quốc gia; (2) sử dụng khả năng của Hoa Kỳ thành một nhà kiến tạo hoà bình hiệu quả ở những nơi lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ bị đe doạ; (3) động lực tiếp tục giảm đe doạ hạt nhân; (4) thách thức lớn thiết lập các thể chế và dàn xếp mới trên thế giới để củng cố sự phát triển của xã hội dân chủ và tự do [59, tr.184].

Tuy nhiên, quan điểm về nghịch lý giữa nhu cầu và khả năng cung cấp vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ rất khác biệt trong giới chính khách của chính trường Mỹ, nơi mà những người Cộng hoà chiếm đa số trong Quốc hội. Những mâu thuẫn chính trị bên trong và sức ép dư luận trong nước hạn chế đáng kể chủ nghĩa quốc tế nhiệt tình của chính quyền Clinton. Chúng buộc chính quyền Clinton nhận thức yêu cầu điều chỉnh mục đích với khả năng, lí tưởng với thực tế. Chính thực tế sau chiến tranh lạnh bị ám ảnh bởi chủ nghĩa dân tộc, sự cuồng tín về tôn giáo, và sự nghèo đối khiến Clinton cuối cùng không thể hiểu được và chính ở đó một chính quyền mới sẽ tạo ra một kiểu sứ mệnh mới cho Hoa Kỳ.

2.4.2. Quan điểm của Tổng thống G. Bush: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò của Hoa Kỳ của Hoa Kỳ

Tám năm sau, về cơ bản chính quyền Bush mới cũng có cùng đánh giá về vị trí chiến lược của Hoa Kỳ trong hệ thống thế giới. Thêm vào đó, kết luận này không phải chỉ vì thảm hoạ 11/9, mà như ngôn từ của Ngoại trưởng Colin Powell là do ―kỉ nguyên hậu hậu chiến tranh lạnh‖ [56]. Vì vậy, xuân năm 2002, Giám đốc ban hoạch định chính sách Richard Haass nhận thấy Hoa Kỳ ―là - và sẽ tiếp tục trong tương lai gần là quyền lực vượt trội của thế giới xét theo mọi khía cạnh – quân sự, kinh tế, chính trị và văn hoá. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên việc định hình quan

hệ quốc tế và các quỹ đạo của các quan hệ này hơn bất kì quốc gia nào khácĐây

tôn Hoa Kỳ, khả năng thấp vè xung đột giữa các siêu cường và sự mở rộng của dân chủ và các nền kinh tế thị trường tự do. Nhưng nó cũng là một giai đoạn tiếp tục những đe doạ khu vực, tiếp tục lan rộng đói nghèo và gạt bỏ quá nhiều người khỏi

những lợi ích của toàn cầu hoá và tăng những thách thức xuyên quốc gia” [57].

giống như Lake, Haass khẳng định rằng Hoa Kỳ có những trách nhiệm duy nhất với vai trò lãnh đạo trong thời đại mới [57].

Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, rất khó định chặt vai trò của Hoa Kỳ trên

thế giới… Bush là một người làm chứ không phải một người nghĩ; bản chất tự nhiên

của ông ta là hành động mà không phân tích‖ [39, tr.35]. Tuy nhiên, trong chiến

dịch tranh cử, Bush có thể vạch ra một khái niệm CSĐN hoàn toàn cố kết vạch ra các mục tiêu cho sự can dự của Hoa Kỳ ở nước ngoài: an ninh, thịnh vượng và tự do. Trong quan điểm của Bush, Hoa Kỳ nên đảm đương một vai trò tích cực trong công việc quốc tế và không rút khỏi vai trò lãnh đạo. Hoa Kỳ có ―mục tiêu lớn dẫn đường: biến thời điểm ảnh hưởng này của Mỹ thành những thế hệ hoà bình dân chủ‖ [39, tr.36]. Bush cho rằng, chính ảnh hưởng và sự độc tôn của Hoa Kỳ mà Clinton thất bại trong việc khẳng định trong khi dính líu quốc gia vào nhữn khuôn khổ đa phương ảo tưởng gây nguy hiểm cho các lợi ích quốc gia và thậm chí là các lợi ích quốc tế rộng lớn hơn. Bush hứa hẹn mang lại cho người Mỹ một tập hợp các ưu tiên dựa trên đánh giá hiện thực lợi ích chiến lược của quốc gia. Điều này không có nghĩa quan điểm này đã thay thế cho mức độ đáng kể của chủ nghĩa Wilson:

Một số người cố đặt ra sự lựa chọn giữa những lí tưởng của Mỹ và lợi ích

của Mỹ – giữa việc chúng ta là ai và chúng ta hành động như thế nào. Nhưng lựa chọn này là sai lầm. Hoa Kỳ, bằng quyết định và số mệnh, thúc đẩy tự do chính trị – và dành hầu hết khi thúc đẩy dân chủ‖ [39, tr.36].

Sự cân bằng thực dụng giữa thúc đẩy cả lí tưởng và lợi ích của Mỹ ra nước ngoài được ủng hộ vững chắc trong những phát biểu của các quan chức cấp cao khác trong chính quyền Mỹ. ―Lợi ích của Hoa Kỳ được xác định thay cho mong

muốn củng cố thúc dẩy dân chủ, thịnh vượng và hoà bình‖ [84] – theo C. Rice. Nói

Sự kiện 11/9 không làm thay đổi quan điểm của Hoa Kỳ về thế giới mà còn củng cố thêm nó. Ứng cử viên Bush từng cam kết điều hành một quốc gia khiêm nhường (humble nation) nhắm lấy cơ hội biến sự lãnh đạo Hoa Kỳ trong cuộc thập tự chinh quốc tế nhân danh dân chủ và tự do. Chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới trở thành sứ mệnh nòng cốt và lâu dài của Hoa Kỳ. Đó là cuộc chiến giữa người tốt và kẻ xấu,ở đó sứ mệnh thần thánh của Hoa Kỳ hoàn toàn đúng với vai trò lãnh đạo thế giới: ―Mọi quốc gia, ở mọi vùng hiện giờ phải đứng trước một quyết định. Hoặc các bạn đứng về phía chúng tôi, hoặc các bạn đứng về phía những tên khủng bố‖ [39, tr.86].

Bush là một trong số những ông chủ có xu hướng tôn giáo nhất của phòng Bầu dục trong hơn một thế kỉ, và những tuyên bố công khai của Bush có thiên hướng khuyến khích nhận thức chung là ông ta coi cả người Mỹ và bản thân như những công cụ của Chúa. Với Bush, vai trò mới của Hoa Kỳ chính xác là sự đối lập: ngăn chặn quái vật khủng bố mọi nơi trên thế giới nhằm tiêu diệt chúng vĩnh viễn. Dù vậy, Bush không nên quên, như tổng thống John Quincy Adams đã nêu ra, là đánh nhau với một quái vật, Hoa Kỳ đang tiến tới nguy hiểm biến bản thân mình thành quái vật. Nếu quái vật này tự nó không có, nó sẽ được tạo ra, vì vậy Hoa Kỳ có thể có sứ mệnh, tạo cơ sở hợp pháp và củng cố bản sắc là người lãnh đạo thế giới. Lịch sử đã dạy chúng ta điều này thực sự xảy ra như thế nào.

2.4.3. Những điều chỉnh trong quan điểm nhận thức của Tổng thống G. Bush

Phân tích ngắn gọn quan điểm của tổng thống Clinton và Bush đánh giá tình hình quốc tế và vai trò của Hoa Kỳ nên như thế nào trên trường quốc tế cho thấy một số sự liên tục giữa hai quan điểm và và giữa chúng với truyền thống đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ phải gánh lấy và bảo vệ vai trò lãnh đạo của mình trên thế giới bằng thúc đẩy những giá trị và lợi ích quốc gia cơ bản của mình. An ninh, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền, các nguyên tắc và thể chế dân chủ trong và ngoài nước xác định các mục tiêu Hoa Kỳ phải theo đuổi và đạt được như sứ mệnh do Chúa vạch ra cho Hoa Kỳ hay bởi những nhà lập quốc. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiển nhiên với Hoa Kỳ phải can dự vào thế giới để hoàn thành sứ mệnh này.

Điều gì tạo sự khác biệt giữa các chương trình nghị sự CSĐN của các chính quyền kế tiếp, và áp dụng vào xem xét điều chỉnh của Bush với Clinton như thế nào sẽ được nói tới ở dưới đây về vấn đề làm thế nào và nên can dự ra nước ngoài ở mức độ nào.

Điều tách biệt tổng thống Clinton và Bush là nguồn hợp pháp sứ mệnh của Hoa Kỳ trên thế giới. Trong khi Clinton liên tục liên hệ tới những lí tưởng của những người cao quý vạch ra trong Hiến pháp Hoa Kỳ vào hè năm 1787 tại Philadelphia, Bush biện minh cho sứ mệnh của Hoa Kỳ và của mình bằng việc gợi tới Chúa. Trong khi Clinton ủng hộ một quan điểm triết học nhẹ nhàng hơn dựa trên chủ nghĩa lí tưởng và chủ nghĩa đạo đức, Bush gắn với chủ nghĩa nhân văn tôn giáo.

Như lưu ý trước đó, những giả định cơ bản của chính quyền Bush liên quan tới vị thế của Hoa Kỳ trong hệ thống thế giới tương đối giống với những giả định của chính quyền Clinton. Nhưng có những khác biệt cơ bản giữa hai chính quyền bắt nguồn từ những khái niệm hoàn toàn khác về cái gì có thể và phải thực hiện với sức mạnh và vị thế độc tôn của Hoa Kỳ trong hệ thống đương đại. Và những mô tả chính sách trái ngược dựa trên những khái niệm khác nhau về an ninh và điều gì là cần thiết với việc duy trì an ninh vào đầu thế kỉ 21. Thực tế, mặc dù Clinton và Bush đều xây dựng trên cùng mảnh đất với những công cụ tương tự nhưng họ xây dựng nên những cấu trúc hoàn toàn khác dựa trên những nguyên tắc kiến trúc trái ngược.

Xây dựng của Clinton về thế giới hậu chiến tranh lạnh là thế giới trong đó sự phụ thuộc lẫn nhau đa chiều và toàn cầu hoá là những nhân tố cơ bản thống trị của một hệ thống toàn cầu hay một xã hội toàn cầu đang nổi lên. Những quan tâm an ninh truyền thống vẫn còn, nhưng những thế lực kinh tế của toàn cầu hoá đang tăng tốc và rút cục đóng vai trò quan trọng, an ninh được xác định trong khuôn khổ thương mại và kinh tế. Tuy nhiên, từ quan điểm của Clinton, phản ứng chiến lược phù hợp với thế giới mới này không phải là sự không can dự và/ hoặc phòng thủ. Thay vào đó, do những thế lực của toàn cầu hoá là thực tế bắt nguồn từ những giá vị và sức mạnh căn bản nhất của Hoa Kỳ; nói chung, chính sách của Hoa Kỳ kể từ khi

kết thúc thế chiến hai, Hoa kỳ nên bao hàm cả sự phụ thuộc lẫn nhau và toàn cầu hoá. Để làm vậy, toàn cầu hoá trở thành vừa là mục tiêu và vừa là công cụ của chính sách an ninh quốc gia và đối ngoại của Hoa Kỳ. Chừng nào chiến lược Hoa Kỳ dựa trên sự can dự những thế lực đó và củng cố những thể chế nhằm điều chỉnh và củng cố toàn cầu hoá tự do, phạm vi của chủ nghĩa tư bản dân chủ tự do được mở rộng và những lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ được thúc đẩy.

Các cố vấn của Bush không nhất thiết bất đồng với sợi chỉ chung về phân tích chiến lược này. Chẳng hạn Richard Haass khẳng định ―Trong thế kỉ 21, mục đích chính của CSĐN Hoa Kỳ là nhằm hội nhập các quốc gia và tổ chức khác vào những sàn xếp duy trì một thế giới thống nhất với những lợi ích và giá trị của Hoa kỳ và vì vậy thúc đẩy hoà bình, thịnh vượng và công bằng càng rộng càng tốt‖ [56]. Phó tổng thống Dick Cheney khi còn là Bộ trưởng quốc phòng năm 1992 phát triển khái niệm một vùng dân chủ hoà bình, với những đường biên giới trùng với khái niệm của Lake và Clinton về ―Cộng đồng của những nền dân chủ thị trường lớn‖ [80, tr.57]. Tuy nhiên, trong khi chấp nhận tầm quan trọng trung tâm của khu vực hoà bình và thịnh vượng, chính quyền Bush có thiên hướng nhấn mạnh mặt tối của những thay đổi và những thế lực và chú ý tới mức độ hoạt động chính sách ở ngoài vùng trung tâm.

Vào giữa những năm 1990, Zalmay Khalizad, hiện giờ là đặc phái viên của Bush tới Afghanistan và Iraq, xác định bảy khía cạnh của hệ thống thế giới tất cả đều bắt nguồn tưừ sự phát triển của toàn cầu hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau có thể đã xuất hiện trong đánh giá của chính quyền Clinton về các thế lực đang vận động trong chính trị thế giới. Trong mọi ví dụ, Khalizad lại nhận thấy những tác động tiêu cực và đe doạ: tăng trưởng kinh tế tại châu á, thậm chí nó không chậm lại, sẽ mang lại những chênh lệch quyền lực tương đối với tác động quân sự [80, tr.57]. Một số nước trong khu vực bên ngoài vùng trung tâm sẽ đạt được nền dân chủ thị trường nhưng nhiều nước sẽ thất bại. Phần lớn thế giới nằm ngoài khu vực hoà bình và tiếp tục như vậy thậm chí khi họ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Gia tăng xung đột sắc tộc và các hình thức xung đột trong nước khác sẽ tạo ra thêm nhiều cuộc chiến

trnah nhỏ. Thay đổi công nghệ sẽ mang lại tác động lớn lên sức mạnh kinh tế và quân sự. Cạnh tranh trong khu vực hoà bình sẽ tăng. Cuối cùng các nhà nước bất hảo sẽ ngày càng theo chủ nghĩa xét lại và quan trọng hơn, Khalizad nhìn thấy trước khả năng Trung Quốc và Nga có tìm cách cân bằng quyền lực với Hoa Kỳ.

Dưới kịch bản toàn cầu hoá ít sáng sủa như vậy, khái niệm lại vấn đề an ninh dưới hình thức kinh tế và thương mại là không đủ và thậm chí gây nguy hiểm. Thúc đẩy các thế lực toàn cầu hóa kinh tế như bánh xe mở rộng không là một chiến lược lớn cho sự can dự và thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Các thế lực xuyên quốc gia nổi bật trong hệ thống. Về khía cạnh này, những đánh giá chiến lược của những năm 1990 là đúng. Tuy nhiên, thế giới hiện đang chứng kiến và bước vào:

Một giai đoạn trong đó những thách thức xuyên quốc gia giao thoa với những mối quan tâm truyền thống. Các vụ khủng bố (ngày 11/9) là sự nhắc nhở tàn nhẫn của sự phát triển toàn cầu hoá tăng nguy cơ các mối đe doạ xuyên quốc gia. Những tên giết người sử dụng điện thoại di động, email và internet để liên lạc. Chúng chuyển tiền qua điện tín. Và chúng biến các chuyến bay dân dụng thày các tên lửa bay giết hại 3000 người không ngờ vực ở ngay trên lãnh thổ của chúng ta

[56].

Thêm vào đó, những thách thức truyền thống bao gồm Trung Đông, đe doạ chiến tranh hạt nhân tại Nam Á, và mối đe doạ về vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên – tất cả đều tồn tại và tăng lên. Đối mặt với cái mà Haass liên hệ như sự giao thoa của những vấn đề xuyên quốc gia và truyền thống, thành viên trong nội các của Bush khẳng định sự cần thiết phải có một CSĐN cố kết hay học thuyết. Tuy nhiên, trước 11/9, thật khó xác định hình thành chiến lược này. Chủ nghĩa đơn phương của chính quyền đã rõ ràng nhưng những nỗ lực trước bầu cử và sau khi lên cầm quyền nhằm xác định một CSĐN mang tính cộng hoà cho thấy một cái nhìn hơn là một chính sách. Condoleezza Rice và Robert Zoellick phát triển một chính sách thay thế bó buộc lại với nhau thúc đẩy khả năng quân sự nhằm đảm bảo sự kiềm chế, tự do thương mại, ổn định tài chính toàn cầu, các liên minh vững mạnh, ―các mối quan hệ toàn diện‖ [83, tr.47] với Nga và Trung Quốc và giải quyết

mạnh mẽ với các quốc gia bất hảo – tất cả những yếu tố đã hiện diện ngay từ khi chiến lược an ninh quốc gia đầu tien của chính quyền Clinton đưa ra năm 1994.

Nếu có một lưu ý khác biệt thì nó bắt nguồn từ sự khẳng định rằng chính quyền Clinton đã mất cái nhìn thực tế rằng những vấn đề quyền lực và lợi ích quốc gia và không phải những lợi ích nhân đạo hay lợi ích của cộng đồng quốc tế sẽ là nhân tố quyết định trong CSĐN Hoa Kỳ. Rice tiếp tục:

Niềm tin rằng Hoa Kỳ đang thực hiện quyền lực hợp pháp chỉ khi nó làm vậy thay mặt cho những người hay những thứ khác bắt rễ sâu trong tư duy kiểu Wilson

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)