Trong việc xem xét điều gì quyết định phản ứng của chính quyền châu á với học thuyết Bush, đặc biệt kể từ khi bắt đầu chiến tranh Iraq, ba nhân tố đáng chú ý: thứ nhất, xem xét yếu tố trong nước đóng vai trò quan trọng ở một vài nước. Những quan tâm như vậy đặc biệt nổi bật trong trường hợp chính quyền Roh tại Hàn Quốc, lên nắm quyền với cương lĩnh nhấn mạnh sự can dự vào Bắc Triều Tiên và chấp nhận về chính trị cho Mỹ triển khai lại quân đội tại Hàn Quốc. Tại Đông Nam á, các chính quyền có đa số dân chúng theo đạo Hồi, nhất là Malaixia và Inđônêxia, đặc biệt lo ngại việc ủng hộ công khai học thuyết Bush làm tăng bạo loạn trong nước. Các nhà nước sẵn sàng thành đối tác của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố chỉ muốn giữ liên kết an ninh với Washington ở mức thấp. Thậm chí Thái Lan, thành viên trong hệ thống liên minh song phương San Francisco của Mỹ cũng bị hạn chế do dân chúng đạo hồi ở miền Nam nên không thể tham gia ‗liên minh thiện chí‘ chống Iraq [55, tr.23]. Ngược lại, chính quyền Howard tại Úc đang được sự ủng hộ lên cao của dân chúng sau vụ đánh bom Bali, và đang thúc đẩy học thuyết phủ đầu của riêng mình.
Nhân tố thứ hai là vấn đề học thuyết Bush chứng tỏ báo trước hành động quân sự mang tới sự thay đổi chế độ không chỉ xung đột với nguyên tắc chủ quyền của hệ thống Westphalia mà còn vi phạm nguyên tắc không can thiệp của các nước châu Á. Các chính quyền châu Á sẽ rất lưu tâm tới việc chính quyền Bush hiếm khi quan tâm tới chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là ở cấp độ toàn cầu bởi họ coi hệ thống LHQ mang tầm quan trọng sống còn với mang lưới an ninh của các nước nhỏ và yếu. Thậm chí Singapore, đồng minh của Mỹ cũng cảnh báo chính quyền Bush về hậu quả của chủ nghĩa đơn phương.
Phản ứng và chia rẽ của châu Á với học thuyết Bush đồng nghĩa với việc học thuyết không có tác động duy nhất hay thống nhất lên chiến lược an ninh của các nước châu Á. Sự chia rẽ này nhấn mạnh hơn nữa phản ứng với chiến tranh Iraq. Nhật, Philipin, Hàn Quốc và Singapore chính thức tham gia liên minh thiện chí do Mỹ lãnh đạo dù không nước nào cung cấp quân cho các chiến dịch như Úc đã làm. Malaixia và Inđônêxia tiếp tục chỉ trích vụ tấn công của Mỹ. Điều này mang lại sự
chia rẽ và bất đồng trong nội bộ châu Á. Để giữ khu vực khỏi bị phân cực hoá thành phe chống Mỹ và thân Mỹ, Mỹ cần quản lý những khác biệt như vậy.
Tác động với kiến trúc an ninh châu Á
Trên nền tảng này, tác động của học thuyết Bush lên trật tự an ninh châu Á có thể chia làm hai lĩnh vực. Thứ nhất, nó góp phần củng cố liên minh song phương của Mỹ ở trong vùng. Trong số các đồng minh truyền thống, Nhật, Hàn Quốc và Úc tham gia liên minh thiện chí tại Iraq, dù chỉ Úc chấp thuận công khai chiến lược phủ dầu. Nhật tiếp tục mâu thuẫn, trong khi Hàn Quốc trầm lặng để xem học thuyết được áp dụng như thế nào với bán đảo Triều Tiên. Mặc dù không phải một phần của hệ thống San Francisco ban đầu, Singapore nổi lên như một đồng minh quan trọng trong khi Philipin bị giảm tầm quan trọng. Thái Lan dù quyết định chính thức ngoài ‗liên minh thiện trí‘ vẫn duy trì vị trí liên kết chiến lược quan trọng với Mỹ.
Nhưng những hạn chế trong nước sẽ ngăn chặn các kế hoạch quy mô hơn của Washington cho an ninh châu Á. Củng cố chủ nghĩa song phương không đảm bảo vị trí chi phối của Hoa Kỳ như chủ thể chính của an ninh khu vực. Nó cũng không đảm bảo các đồng minh châu Á có vai trò lớn hơn trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực. Khoảng cách giữa quyền lực của Mỹ và đồng minh cũng như các đối thủ đã tăng lên đáng kể. Các bộ phận trong chính quyền Bush coi đồng minh gây rắc rối và không cần thiết khi tiến hành các chiến dịch quân sự. Cho dù đôi khi Hoa Kỳ tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng minh, vai trò và ảnh hưởng của họ trong các chiến dịch chung cũng bị hạn chế do họ không theo kịp được trang thếit bị kĩ thuật của Mỹ. Các liên minh châu Á của Mỹ luôn là những thực thể không bình đẳng, và hiện giờ nó càng không bình đẳng hơn. Và về lâu dài châu Á sẽ thấy chủ nghĩa đơn phương mang tính tiêu cực vì rất có thể Bắc Triều Tiên là mục tiêu tiếp theo của học thuyết Bush. Trên cơ sở như vậy, tác động thứ hai của học thuyết Bush với châu Á: nó làm suy yếu, nếu không muốn nói là phá huỷ những hi vọng cho trật tự an ninh đa phương ở châu Á. Chắc chắn Hoa Kỳ sẽ lựa chọn lập trường đơn phương trong các vấn đề an ninh châu Á trong mọi trường hợp và chống lại mọi đối thủ tiềm tàng ở châu Á.
Lo ngại Mỹ sẽ đơn phương giải quyết cho khủng hoảng Bắc Triều Tiên tạm lắng khi cuối năm 2003 Nhà Trắng tuyên bố nhìn nhận vấn đề Bắc Triều Tiên mang tính khu vực hơn là mang tính song phương và vì vậy sẽ hành động đa phương. Nhưng cần lưu ý rằng, cách tiếp cận đa phương mà Hoa Kỳ tìm kiếm trong khủng hoảng Triều Tiên là mang tính một nhóm nhỏ và tạm thời mà không phải trong Diễn đàn khu vực ASEAN mang tính thể chế và lớn hơn. Trong khi không hẳn rút lui khỏi các thể chế như vậy, Hoa Kỳ không có vẻ cho phép bản thân bị kiềm chế bởi khuôn khổ quy tắc trừ phi Hoa Kỳ tích cực hình thành nên chúng và thống trị chúng. Triển vọng về khuôn khổ thể chế ràng buộc trong trật tự an ninh khu vực sau Iraq ngày càng nhỏ, trong đó Hoa Kỳ chấp nhận kiềm chế hành vi và chính sách chiến lược của mình. ưu tiên chính sách của chính quyền Bush quá gây tranh cãi với việc mặc cả về thể chế như vậy.