Tác động tới Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 111 - 115)

3.1.3.1 Lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á

Các vụ khủng bố 11/9 đã dẫn tới thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á. Chủ nghĩa khủng bố dẫn tới việc tái can dự của Hoa Kỳ vào an ninh Đông nam á. Như một nhà phân tích nêu lên, Đông Nam Á hiện có vị trí quan trọng hơn trong CSĐN Hoa Kỳ hơn bao giờ hết kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh [85, tr.18]. Chính quyền Bush coi khủng bố, đặc biệt al – Qaeda như tổ chức xuyên quốc gia với quy mô tiếp cận toàn cầu, tới Trung Đông, Nam Á, và Đông Nam Á. Đe doạ về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á và quan trọng hơn là mức độ nhận thức chính thức về vấn đề này khác nhau đáng kể giữa các nước và điều này hình thành nên thái độ về cuộc chiến chống khủng bố và học thuyết Bush.

Những mối đe doạ với lợi ích Hoa Kỳ ở Đông Nam Á nói chung gồm hai mặt. Trước hết là đe doạ khu vực trước cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Thứ hai là đe doạ về việc Trung Quốc tăng ảnh hưởng tại đông Nam Á. Đe doạ dễ thấy nhất

với khu vực này hiện nay là do các tổ chức khủng bố. Để đáp lại, Hoa Kỳ có một số hợp tác với Đông Nam Á bao gồm triển khai quân đội tại Philipin, đối thoại và hợp tác với Singapore về phối hợp an ninh các tuyến đường vận chuyển trên biển qua eo Malacca và tài trợ Giáo dục và đào tạo quân sự quốc tế (IMET) cho các quốc gia như Malaysia và Thái Lan nhằm huấn luyện quân nhân quân đội và an ninh chống khủng bố. Với Inđônêxia, còn có sự trựo giúp phi quân sự chống khủng bố như đào tạo cảnh sát, hải quân và nhân viên ngân hàng.

Về mối đe doạ sự nổi lên của Trung Quốc, một báo cáo gần đây của Hội đồng Quan hệ đối ngoại tuyên bố ―Trung Quốc đưa ra những thách thức chính trị, quân

sự và kinh tế với Hoa Kỳ và với các quốc gia Đông Nam Á‖ [24, tr.98]. Nền kinh tế

Trung Quốc phát triển với tốc độ trung bình 9% trong hơn một thập kỉ và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này tạo ra sự mở rộng nhu cầu thị trường, hàng tiêu dùng và các nguồn tài nguyên, nhiên liệu. Hoa Kỳ đang coi Trung Quốc đang tranh dành với mình ảnh hưởng chi phối ở khu vực vốn có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ từ thế chiến hai.

3.1.3.2. Tầm quan trọng của Việt Nam

Trước tiên, Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á. Là nước có số dân

đông thứ hai với hơn 80 triệu người, có tiềm lực quân sự lớn thứ nhất, dự trữ dầu khoảng 600 triệu barel. Vào năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và năm 1998 thành thành viên của APEC. Thứ hai, Việt Nam có vị trí chiến luợc ở khu vực do nằm ở vị trí liên quan tới các tuyến đường biển trên biển Đông. Một nhóm gốc hồi giáo như Jemaah Islamiyah (JL) gắn với Al Qaida, dự báo eo biển Malacca và biển Đông sẽ đóng vai trò trọng yếu không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các nền kinh tế của tất cả các quốc gia trong vùng và trên thế giới. Hoa Kỳ sử dụng eo biển Malacca và biển Đông như tuyến đường liên lạc và vận chuyển lực lượng quân đội từ Thái Bình Dương tới Trung Đông. Thêm vào đó, hơn 50% tàu quá cảnh của thế giới qua các tuyến đường biển và eo biển ở đây. Các tổ chức khủng bố có thể xác định các eo biển như các mục tiêu tấn công và gây đứt quãng tuyến đường biển này một cách dễ dàng. Vì vậy, bảo vệ các tuyến đường biển tại

Đông Nam Á là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi nỗ lực hợp tác từ tất cả các nước Đông Nam Á. Khuyến khích Việt Nam hợp tác và tham gia vào nỗ lực an ninh tập thể này là mục tiêu quan trọng với Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực của này,

Thứ ba, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, có cảng nước sâu Cam

Ray và Hải phòng, là một trong sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa ở biển Đông. Theo Trung tâm chính sách quốc gia (CNP) trong một tổng quan gần đây về quan hệ Mỹ – Việt, Việt Nam có thể là công cụ quan trọng tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ và vì vậy kiểm soát sự mở rộng của Trung Quốc trong vùng [34]. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới và chịu trách nhiệm làm tăng 35% cầu về dầu thô của thế giới năm 2003. Hoa Kỳ quan tâm tới biện pháp hạn chế Trung Quốc tiếp cận dầu, gas và cảng nước sâu của Việt Nam, tăng an ninh khu vực và hỗ trợ các mục tiêu khu vực của Hoa Kỳ.

3.1.3.3 Các vấn đề trong quan hệ hai nước

Sau 11/9, các chuyến thăm cấp cao giữa chính phủ hai nước đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai bên. Chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn khải tới Hoa Kỳ vào tháng 6/2005 đánh dấu cải thiện đang kể trong quan hệ hai bên. Đây không chỉ là chuyến thăm đầu tiên của một vị thủ tướng Việt Nam tới Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, mà khi gắn với chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Bush vào tháng 11/2006 cho thấy lãnh đạo hai bên có vẻ tập trung chú ý vào vấn đề làm thế nào cải thiện quan hệ toàn diện hai nước. Hai bên kí Hiệp định về thực hiện chương trình Đào tạo giáo dục quân sự quốc tế IMET nhằm gửi sĩ quan Việt Nam sang Mỹ đào tạo. Tiếp đó, hai bên đã kí hiệp định khung đầu tư và thương mại và giải quyết tranh chấp còn tồn tại.

Quan hệ thương mại: luồng thương mại song phương Mỹ – Việt tăng vọt kể từ tháng 12/2001, khi BTA có hiệu lực. Theo BTA, hai bên mở rộng quan hệ thương mại bình thường cho nhau, vì vậy giảm mức thuế nhập khẩu hai bên. Tổng thương mại hàng hoá năm 2006 là 9,4 tỉ đôla cao hơn 6 lần so mới mức trước khi BTA có hiệu lực (xem bảng). Quan hệ thương mại song phương vượt quá 12 tỉ đôla năm

2007. Hơn 80% mức tăng thương mại từ năm 2001 là từ tăng nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, các công ty Mỹ là một trong những nguồn cung cấp FDI lớn nhất cho Việt Nam [1]. Trong 10 tháng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, luồng thương mại song phương hai bên tăng hơn 25%, trong đó xuất khẩu Hoa Kỳ tăng 75% và nhập khẩu Hoa Kỳ tăng 22%.

Bảng 3.1. Thƣơng mại song phƣơng Mỹ – Việt

(triệu đôla) Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam Xuất khẩu sang Việt Nam của Hoa Kỳ

Tổng thƣơng mại Cân bằng

thƣơng mại Số lƣợng Thay đổi so năm trƣớc 1994 50.5 172.2 222.7 — 121.7 2000 827.4 330.5 1,157.9 — -496.9 2001 1,026.4 393.8 1,420.2 23% -632.6 2002 2,391.7 551.9 2,943.6 107% -1,839.8 2003 4,472.0 1,291.1 5,763.1 96% -3,180.9 2004 5,161.1 1,121.9 6,283.0 9% -4,039.2 2005 6,522.3 1,151.3 7,673.6 22% -5,371.0 2006 8,463.4 988.4 9,451.8 23% -7,475.0 Tháng 1 – 10/2006 7,068.8 789.2 7,858.0 — -6,279.6 Tháng 1 – 10/2007 8,679.9 1,382.9 10,062.8 28% -7,297.0 (Nguồn: www.fas.org/sgp/crs/row/RL33316.pdf )

Trợ giúp kinh tế Hoa Kỳ cho Việt Nam: tăng lên khoảng 1 triệu đôla so năm 1991. Trợ giúp Hoa Kỳ vượt 75 triệu đôla trong năm tài khoá 2006, bằng 3,5 lần mức tài khoá 2000, và dự tính vượt quá 90 triệu đôla năm tài khoá 2007, biến Việt Nam thành nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ lớn nhất tại Đông á. Trong năm tài khoá 2008, chính quyền Bush đề xuất gần 100 triệu đôla, bao gồm 89 triệu đôla cho các chương trình phòng chống và chữa trị HIV/AIDS.

Quan hệ chính trị, an ninh và quân sự: hai bên dần mở rộng quan hệ chính trị và an ninh dù chúng còn tụt hậu so quan hệ kinh tế. Năm 2005 hai nước kí hiệp định IMET. Tháng 6/2006, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld thăm Việt Nam và hai bên cam kết tăng hợp tác và trao đổi quân sự. Các tàu hải quân Mỹ đưa ra một số đề xuất về cảng Việt Nam và quan chức Việt nam tăng cường tham gia các

chương trình và hội thảo do Mỹ khởi xướng. Chương trình đào tạo chống ma tuý chung được thiết lập.

Vào đầu tháng 4/2007, Hoa Kỳ sửa đổi nguyên tắc International Traffic in Arms Regulation (ITAR) với Việt Nam cho phép buôn bán các mặt hàng và dịch vụ quân sự không gây chết người cho Việt Nam. Những giao dịch như vậy được xem xét trên cơ sở từng vụ việc. Vào tháng 5/2007, Tư lệnh phó Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Trung tướng Dan Leaf dẫn đầu một đoà đại biểu quân sự tới Hà Nội và Học viên Không quân Việt Nam tại Nha Trang. Trong chuyến thăm hai bên thảo luận về các nghêin cứu chung có thể, thực hành cứu trợ, gửi sĩ quan Việt Nam sang học viện quân sự Mỹ, các chương trình đào tạo công nghệ thông tin và y khoa quân sự tương lai, và yêu cầu Việt Nam thay thế từng phần các thiết bị hiện thời. Trong ngân sách đệ trình lên Quốc hội, chính quyền Bush yêu cầu khoảng 200 triệu đôla cho chương trình Đào tạo giáo dục quân sự quốc tế IMET, gấp đôi so dự tính mức tài khoá 2007.

Bên cạnh mặt hợp tác, Mỹ tiếp tục gia tăng sử dụng vấn đề nhân quyền, nhất là về tôn giáo để tăng sức ép với Việt Nam, chuyển hoá Việt Nam. Chẳng hạn Đạo luật nhân quyền Việt Nam gắn viện trợ của Mỹ với tình hình nhân quyền ở Việt Nam (H.R. 1587/S.2764, HR.3190, H.R. 3096). Nhưng mặt cạnh tranh trong quan hệ hai bên sẽ được Mỹ điều tiết để không cản trở hợp tác trong những vấn đề có lợi cho Mỹ. Nhất là khi Mỹ nhấn mạnh tính cạnh tranh trong quan hệ với Trung Quốc thì việc hợp tác với Việt Nam sẽ được coi trọng.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)