Người ta giả định rộng rãi rằng sự cam kết kiên quyết thúc đẩy dân chủ ra toàn thế giới của Hoa Kỳ bắt nguồn từ phản ánh của chủ nghĩa lí tưởng được tạo ra bởi truyền thống chính trị của chủ nghĩa đạo đức và chủ nghĩa biệt lệ. Những nhà hiện thực chủ nghĩa khẳng định, sứ mệnh nòng cốt của Hoa Kỳ là khởi động tất cả các nguồn lực để mở rộng lợi ích của nền dân chủ tự do tới mọi người trên trái đất. Nhưng một sự đánh giá công bằng về những lí do và ảnh hưởng của việc đặt dân
chủ vào vị trí trung tâm trong CSĐN của Hoa Kỳ vượt quá thuyết nhị nguyên cận thị của truyền thống thực và lí tưởng. Điều không còn phải nghi ngờ là sự tự nhận thức về bản thân của bất kì quốc gia nào cũng đều tác động đến CSĐN của nó. Tuy nhiên, những lợi ích quốc gia hình thành nên CSĐN cũng nhiều như sự tự nhận thức bên trong. Bởi vì CSĐN bắt đầu bằng việc một quốc gia nghĩ như thế nào và tổ chức bản thân bên trong như thế nào để đặt kế hoạch cho sức mạnh kinh tế và quân sự của nó ở nước ngoài. Kết quả là, chính sách thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài của Hoa Kỳ sau Thế chiến Hai ―phản ánh sự hiểu biết thực dụng, đang tiến hoá và tinh vi của việc làm thế nào tạo ra một trật tự chính trị quốc tế ổn định và một môi
trường an ninh thích hợp‖ [38, tr.103] là một phần thiết yếu của đại chiến lược tự
do. Chiến lược này tóm tắt những ý tưởng tự do liên quan tới việc làm thế nào để các chính thể dân chủ, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các thể chế quốc tế và bản sắc chính trị mang lại sự độc lập hay kết hợp các nguồn của một trật tự thế giới ổn định, hợp pháp, an toàn và có lợi. Đó là một chiến lược tìm thấy sự ủng hộ ở cả cánh tả và cánh hữu trong chính trường Mỹ và được tiếp tục đáng kể trong chính sách của tổng thống Dân chủ và Cộng hoà. Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá động lực chính trị nằm sau các chiến lược an ninh quốc gia của Bush và Clinton trong phần tiếp theo. Chúng ta sẽ chú ý tới những lí do hợp lý về kinh tế của việc thúc đẩy dân chủ và lí do hợp lý về dân chủ của việc mở cửa và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
2.2.3.1. Khái niệm „mở rộng dân chủ‟ của Tổng thống Clinton
Trong các bài diễn văn nổi bật trong chiến dịch tranh cử, Clinton chơi con bài dân chủ trong CSĐN tiềm năng của mình. Trong diễn văn lớn về CSĐN tại Georgetown ngày 12/12/1991, Clinton đẩy George H. W. Bush vào thế phòng thủ trong khi chỉ trích sự ưa thích về ―sự ổn định và các mối quan hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo nước ngoài hơn là một chính sách cố kết thúc đẩy tự do và tăng trưởng kinh tế‖ [38, tr.220]. Trong số báo mùa hè của tờ Harvard International Review, Clinton cho rằng ―Tổng thống Bush quá lưỡng lự khi các lực lượng dân
chủ cần sự ủng hộ của chúng ta trong việc thách thức sự nguyên trạng‖. Trong diễn
cha thờ ơ với dân chủ và cách mạng dân chủ. Và cuối cùng, trong một bài diễn văn tại Đại học Wisconsin ở Milwaukee vào ngày 1/10/1992, Clinton bám lấy trách nhiệm của Bush vì không phải người Mỹ và không ở trong nước trong dòng chính của truyền thống ủng hộ dân chủ trong CSĐN của Mỹ. Phát biểu khi bầu cử của Clinton có vẻ hàm ý rằng ông ta ưa thích một CSĐN được dẫn dắt bởi nguyên tắc dân chủ hơn là nguyên tắc sức mạnh. Nhưng Clinton ―khó là một rambo tự do trong việc tìm kiếm chinh phục các đường biên giới mới. Thực dụng trong cách nhìn và thích sử dụng các khu vực bầu cử dân chủ, rút cục Clinton luôn coi thúc đẩy dân chủ như công cụ của chính sách phát triển sức mạnh Mỹ hơn là một nhiệm vụ đạo đức. Vì vậy, nếu Clinton ủng hộ sự nghiệp dân chủ, thì ông thực sự không làm vậy vì lí do mang tính lí tưởng mà vì ông cảm thấy nó hỗ trợ cho an ninh Mỹ và các mục tiêu kinh tế Mỹ trong hệ thống thế giới‖ [38, tr.221]. Thận trọng và nhạy cảm cao độ với dư luận xã hội Mỹ, Clinton có thể vụng về hay không sẵn sàng đưa ra một khái niệm về CSĐN giành được sự ủng hộ lớn trong nước và nước ngoài trong nhiệm kì đầu làm tổng thống. Điều này xảy ra ở mức độ chắc chắn cuối năm 1993 dưới các mác mở rộng dân chủ. Bên cạnh sự đơn giản hoá khái niệm, cụm từ này biến thành sự tác động lạc quan có thể vượt qua những kịch bản không hạnh phúc được nhìn thấy trước bằng lí thuyết sự xung đột các nền văn minh. Clinton tuyên bố vào ngày 27/9/1993 trong diễn văn tại Liên Hợp Quốc ―Mục tiêu quan trọng hơn bất cứ mục tiêu nào của Hoa Kỳ là mở rộng và củng cố cộng đồng các nền dân chủ dựa trên thị
trường của thế giới‖ [22]. Nhưng tại sao dân chủ? Và tại sao sự thay đổi trong việc
tổ chức chính thể các nước khác lại tăng thêm an ninh cho Mỹ?
Hoa Kỳ không phải là một nền dân chủ thành công và vững chắc, cũng không phải là tấm gương hay nhất cho các nước noi theo. Các học giả phương Tây cho rằng vào cuối thế kỉ XX, dân chủ giành được danh tiếng là hình thức tốt nhất của tổ chức chính trị và tạo ra một làn sóng lan rộng trên thế giới. Người ta cho rằng dân chủ là sự cáo chung của lịch sử theo nghĩa là tổ chức chính trị tốt nhất mà loài người có thể tạo ra [50]. Clinton minh hoạ đặc tính Mỹ theo cách ông nhận thức CSĐN Hoa Kỳ như sự diễn tả của các nguyên tắc cơ bản và không gì trong hệ thống
chính trị Mỹ quan trọng hơn nguyên tắc dân chủ. Nhưng còn hơn thế. Woodrow Wilson đã coi dân chủ như trung tâm của trật tự chính trị hoà bình. Wilson cho rằng các nền dân chủ hiến pháp tự do hay cộng hoà có xu hướng phát triển các mối quan hệ hoà bình với nhau do cấu trúc bên trong và có giá trị văn hoá, chính trị giống nhau. Tác động an ninh của các chính thể dân chủ được Clinton nêu bật: ―Người
khác quản lý họ như thế nào‖ là một vấn đề mà Hoa Kỳ rất quan tâm do ―các nền
dân chủ không gây chiến với nhau‖ [36]. Với Talbott, luận thuyết này hầu hết cho
thấy thực tế kinh nghiệm về khoa học chính trị, mặc dù không quá hiển nhiên. Ông bị thuyết phục bởi lập luận rằng an ninh và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và thế giới phụ thuộc vào sự quá độ lên dân chủ thành công của các nhà nước trên thế giới: ―Câu trả lời của chúng ta cho những người hoài nghi, những người chỉ trích và những ngưòi tự cho là hiện thực rất thẳng thắn: hãy nhìn vào lịch sử và nhìn vào thế giới xung quanh chúng ta. Dân chủ đóng góp vào sự thịnh vượng và an toàn, cả trong đời sống quốc gia và quốc tế, nó rất đơn giản. Khả năng của một người nắm giữ nhà lãnh đạo của mình ở phiếu bầu tốt cho không chỉ với quyền công dân được bỏ phiếu mà còn tốt cho các quốc gia láng giềng và vì vậy tốt với cả cộng đồng các
nhà nước‖ [87]. Lập luận về hoà bình dân chủ được hậu thuẫn bởi những lập luận
khác liên quan tới hiệu ứng vết dầu loang trong hành vi quốc tế và viễn cảnh về việc phân bổ quyền lực được thể chế hoá trong nước và hợp pháp hoá dân chủ, của nguyên tắc luật và sự minh bạch trong tiến trình chính trị. Anthony Lake khôi phục lại ý tưởng tự do vào năm 1995 cho rằng các nền dân chủ có vẻ xây dựng ―những
mối quan hệ hoà bình, liên tục, trên cơ sở luật, thể chế hoá và hợp pháp‖ với nhau:
“Chúng ta đang lãnh đạo cuộc chiến vì dân chủ bởi nhóm các nền dân chủ càng lớn, sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta càng lớn. Chúng ta biết, các nền dân chủ có vẻ ít tiến hành chiến tranh với chúng ta và với các nước khác. Họ có xu hướng không lạm dụng các quyền của người dân của mình. Họ là những đối tác thương mại đáng tin cậy hơn. Và mỗi nền dân chủ mới là một đồng minh tiềm năng trong cuộc đấu tranh chống lại những thách thức về xung đột tôn giáo và sắc tộc
trong thời đại chúng ta; giảm đe doạ hạt nhân; chống khủng bố và tội phạm có tổ
chức; vượt qua những sự xuống cấp môi trường‖ [68].
Mặc dù liên tục bị thống trị bởi động cơ an ninh, chính sách thúc đẩy dân chủ đã gây nguy hiểm trong việc biến sự can dự của Hoa Kỳ ra nước ngoài thành một cuộc thập tự chinh liều lĩnh. Tổng thống Clinton và bộ sậu của mình cực kì thận trọng để tuyên bố sự mở rộng dân chủ của họ không bị hiểu sai. Trong khi chỉ trích trước đó Bush cha ít thành tích thúc đẩy dân chủ, Clinton muốn nêu rõ quan điểm thực dụng của mình. ―Những hoạt động của chúng ta ở nước ngoài luôn phải được
tôi luyện bằng sự thận trọng và suy nghĩ phổ biến‖ [36]. Điều này có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không đột nhiên từ bỏ các mối quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập với các chế độ độc tài, và sẽ điều chỉnh những cam kết dân chủ và nhân quyền của mình với những nhu cầu an ninh và lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ sẽ không áp đặt các giá trị dân chủ tự do, được phát triển trong thời gian dài đối với các nước có nền văn hoá và truyền thống phi dân chủ và ít ưa thích dân chủ. Dân chủ là hàng hoá xuất khẩu tốt nhất của chúng ta, nhưng chúng ta cũng không thể buộc mọi người phải mua nó, Clinton nói. Nếu không nó sẽ mất giá trị. Dân chủ trở thành kết quả tự nhiên bên trong một xã hội với thời gian không cố định, được thúc đẩy thông qua cơ chế cây gậy và củ cà rốt, đổi lại một xã hội có thể được chấp nhận phi dân chủ nếu nó mang lại những lợi ích vật chất quan trọng cho Hoa Kỳ. Lake đã thể hiện sự ủng hộ cao độ với ý tưởng ―can dự có lựa chọn‖. Đây là lô gíc của sự thực dụng: ―Lợi ích của chúng ta trong nền dân chủ và các thị trường không đứng đơn độc… các lợi ích khác của Hoa Kỳ nhiều lúc đòi hỏi chúng ta phải kết bạn và thậm chí phải bảo vệ các nhà nước phi dân chủ vì những lí do lợi
ích lẫn nhau‖ [67]. Cũng trong quan điểm của Talbott, Hoa Kỳ phải giữ động lực
dân chủ, bởi ―vì Hoa Kỳ, sự thu hút và những lợi thế ủng hộ dân chủ ra nước ngoài phải cân bằng với những lợi ích chiến lược khác, với khó khăn của việc hỗ trợ quá độ sẽ không tránh khỏi việc đưa đến mức độ phá vỡ, nếu không muốn nói là mất ổn
Cách tổng thống Clinton và bộ sậu giải quyết có lí do hợp lý việc thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài cho thấy họ đã học được từ sai lầm do những người tiền nhiệm trong Nhà Trắng mắc phải. Không có dân chủ chỉ vì mục đích dân chủ và cũng không có quyền lực chỉ vì mục đích quyền lực. Họ không sẵn sàng lôi kéo nhiều người Mỹ vào một sứ mệnh không thể để nhằm tạo ra một thế giới an toàn cho dân chủ mà không tính tới cái giá phải trả. Theo chính quyền Clinton, Hoa Kỳ nên thiết kế một CSĐN thành công, trong đó dự án quyền lực và bản sắc ra nước ngoài kết hợp, củng cố lẫn nhau và cơ bản thúc đẩy an ninh trong nước của Hoa Kỳ. Điều này cũng là mục tiêu cơ bản của George W. Bush, người đôi khi coi mình còn lí tưởng hơn Woodrow Wilson.
2.2.3.2. Tổng thống G. Bush và vấn đề thúc đẩy dân chủ trong thời đại những tên
khủng bố, bạo chúa và vũ khí huỷ diệt hàng loạt
Như chúng ta đã thấy trong phần trên, Bush và bộ sậu coi những mối đe doạ chính đối với an ninh của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những kẻ khủng bố, các nhà nước bất hảo, và việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Mặc dù những mối đe doạ này được giải quyết bằng cách sử dụng một tập hợp lớn đa dạng các công cụ, từ can thiệp quân sự tới thu thập tin tức tình báo và cắt giảm hỗ trợ tài chính cho khủng bố, Hoa Kỳ có hứng thú tiến hành chiến tranh bằng cách thúc đẩy dân chủ, thị trường tự do, nhân quyền ra toàn thế giới. Đó là một phần của chiến lược rõ ràng nhằm thúc đẩy trật tự thế giới hoà bình có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ: ‗Chúng ta sẽ bảo vệ hoà bình bằng cách đánh khủng bố và những tên bạo chúa. Chúng ta sẽ duy trì hoà bình bằng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cường quốc. Chúng ta sẽ mở
rộng hoà bình bằng thúc đẩy các xã hội mở và tự do trên mọi lục địa‖ [98, tr.3].
Bush có vẻ tin tưởng vào hoà bình dân chủ: ―Hoa Kỳ có mục tiêu lớn dẫn dắt: biến thời khắc ảnh hưởng này của Hoa Kỳ thành việc tạo ra hoà bình dân chủ‖ [39, tr.36].
Cũng như với cố vấn an ninh quốc gia C. Rice, thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài là tấm khiên đảm bảo cho một nước Mỹ và một thế giới an ninh hơn và hoà bình hơn:―Hoà bình vĩnh viễn và an ninh lâu dài chỉ có thể thông qua việc thúc đẩy sự
thịnh vượng, tự do và nhân phẩm‖ [84]. Hay: “Đánh bại khủng bố và thành công của tự do ở những quốc gia này sẽ phục vụ cho lợi ích của quốc gia chúng ta, bởi những nhà nước tự do không hỗ trợ khủng bố và không nuôi dưỡng những hệ tư tưởng giết chóc‖ [84].
NSS do chính quyền Bush thiết kế tiếp tục chủ nghĩa thực dụng trong chiến lược của Clinton, trong đó dân chủ là một mục tiêu chứ không phải là một ưu tiên không thể bác bỏ. Điều này có vẻ xuất hiện trong Bush dưới hình thức của một quan tâm mơ hồ về vị trí thực sự của việc thúc đẩy dân chủ trong chiến lược an ninh. Nó vận hành vừa như mục tiêu và vừa như công cụ của hoà bình:―Sức mạnh và mục đích của Hoa Kỳ phải được sử dụng để bảo vệ dân chủ, trong khi mở rộng tự do sẽ dẫn tới hoà bình vĩnh viễn‖ [84].
Các nhà nước bất hảo được xác định như những nhà nước phi dân chủ thù địch với Hoa Kỳ và thế giới văn minh, không tuân thủ luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế, nuôi dưỡng hệ tư tưởng thù địch và khủng bố bằng cách đe doạ một cách vô lí và liều lĩnh bằng việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhằm ngăn chặn các nhà nước phi dân chủ giúp đỡ khủng bố, tìm kiếm và / hoặc giúp đỡ các nước khác có được vũ khí chết chóc, Hoa Kỳ ―hoạt động tích cực mang lại hi vọng về dân chủ,
phát triển thị trường tự do và tự do thương mại tới mọi ngóc ngách của thế giới‖
[98, tr.4]. Mặc dù không có sự liên kết trực tiếp giữa đói nghèo, phi dân chủ và khủng bố, ―tuy nhiên đói nghèo, thể chế yếu kém và tham nhũng có thể làm các nhà nước yếu kém dễ bị tổn thương trước các mạng lưới khủng bố và các tập đoàn buôn lậu ma tuý trong đường biên giới của họ‖ [98, tr.4].
Phát biểu của Bush về sự thúc đẩy dân chủ mang nhiều dấu ấn của một cách tiếp cận lí tưởng thúc đẩy một cuộc thập tự chinh nhân danh dân chủ ra toàn thế