cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Tổng thống G. Bush
2.2.2.1. „Mở rộng các nền dân chủ thị trường‟ của Tổng thống Clinton
Chiến lược an ninh của B. Clinton và bộ máy cố vấn đưa ra một nỗ lực trong việc gắn mặt chính trị của việc thúc đẩy dân chủ với kinh tế của thị trường toàn cầu. Những thành tựu cách mạng của Clinton nằm ở sự thay đổi khuôn mẫu tư duy CSĐN của Hoa Kỳ. Ông ta đặt ngoại giao kinh tế/ thương mại ở trung tâm chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ. Sự nhấn mạnh được thay đổi, chuyển sang chính sách kinh tế đối ngoại, trong khi đó an ninh quân sự có vẻ ở vị trí thấp hơn. Sự hiện diện chính trị và can dự ra nước ngoài của Hoa Kỳ là nhằm duy trì, đảm bảo và mở rộng thị trường quốc tế cho các sản phẩm của Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường nguyên liệu thô. Việc mở rộng về địa lý dân chủ của thế giới phản ánh và củng cố các giá trị chính trị của Hoa Kỳ, nhưng cũng thúc đẩy những lợi ích tài chính và thương mại của Hoa Kỳ:
―Chiến lược an ninh quốc gia của chúng ta vì vậy dựa trên việc mở rộng cộng
đồng các nền dân chủ thị trường trong khi ngăn chặn và hạn chế một loạt những đe doạ đối với quốc gia của chúng ta, đồng minh của chúng ta và lợi ích của chúng ta. Dân chủ và tự do hoá kinh tế và chính trị càng nhiều trên thế giới này, cụ thể là ở những nước có tầm quan trọng chiến lược đối với chúng ta, thì quốc gia chúng ta
càng an toàn và người dân chúng ta càng thịnh vượng [95, tr.2-7].
Với tổng thống Clinton, thương mại có thể hoàn toàn dẫn tới hoà bình thế giới nhiều hơn, nhưng điều quan trọng hơn là nó khiến Hoa Kỳ giành lại ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường toàn cầu và sự tăng cường phát triển kinh tế. “Điều Clinton ưa thích nhất trong chính sách mở rộng của Lake là cách thức nó gắn kết chặt chẽ sự đổi mới kinh tế với sự nhấn mạnh vào việc đảm bảo Hoa Kỳ vẫn là nhà xuất khẩu số một‖ [26, tr.117].
Mục tiêu mở rộng không chỉ bản thân các nền dân chủ mà còn là dân chủ thị trường. Với tổng thống Clinton thị trường và dân chủ bao hàm lẫn nhau. Điều này
có nghĩa là nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế tạo ra các giá trị và thể chế dân chủ.
―Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khiến nước này ngày càng phụ thuộc
vào thế giới bên ngoài về đầu tư, thị trường và năng lượng. Những liên kết này mang theo cùng chúng những lực lượng sức mạnh để thay đổi. Máy tính và internet, máy fax và máy photo copy, modem và vệ tinh làm tăng sức ép lên con người, ý
tưởng và thế giới vượt khỏi biên giới Trung Quốc‖ [96].
Nguyên tắc luật pháp là yếu tố thiết yếu của nền kinh tế thị trường tự do. Nhưng nó cũng quan trọng đối với thương mại quốc tế:―Các nền dân chủ tạo ra các thị trường tự do mang lại cơ hội kinh tế, những đối tác tin cậy hơn và ít có vẻ khuấy động chiến tranh với nhau‖ [95, tr.2-7].
Chính sách ―can dự có lựa chọn‖ của Clinton trong việc thúc đẩy dân chủ và lợi ích của ông ta trong các thị trường mới hơn là các nền dân chủ đã dẫn tới sự phổ biến ―những nền dân chủ mức độ thấp‖ trong đó ―nền dân chủ bầu cử chính thức được thúc đẩy, nhưng khả năng chuyển đổi dân chủ bị hạn chế nhằm tạo điều kiện cho các chính sách kinh tế tự do mới‖ [38, tr.326].
Sự theo đuổi quyền lực và lợi ích quốc gia của Clinton nhằm biến Hoa Kỳ thành số một liên quan tới các chính sách ít tự do hơn nhằm bảo vệ các thị trường Mỹ ở trong nước. Điều này cho thấy CSĐN của tổng thống Clinton sẽ không phải là chủ nghĩa Wilson cứng rắn, cũng không phải là chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Tổng thống G. Bush cũng có thể có những đặc trưng đúng với cùng nhận xét này. Những ý tưởng của tổng thống Bush về toàn cầu hoá hầu như song hành cùng với những ý tưởng của Clinton, nhưng tập trung vào mục tiêu chính khác: chống khủng bố, làm giảm độc cơ giành vũ khí hủy diệt hàng loạt của các quốc gia bất hảo, xoá bỏ đe doạ hạt nhân từ các quyền lực hạt nhân phi dân chủ.