Tương lai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 118)

3.2.2.1. Tác động của chính quyền tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Quyền lực của tổng thống trong lĩnh vực CSĐN là nổi trội. Một dấu hiệu phân biệt Nhà Trắng trong những năm Bush cầm quyền sẽ là những nỗ lực của Bush

nhằm củng cố quyền lực của tổng thống và chức vụ tổng thống. Các vụ tấn công khủng bố 11/9 và nghị quyết của Quốc hội ủng hộ tổng thống truy lùng khủng bố mở rộng cánh cửa cho sự diễn giải rộng quyền lực của tổng thống. Sự thống trị của tổng thống sống lại trong những năm của Bush trái ngược hoàn toàn với chiều hướng của những năm 1990. Khi đó chính quyền Clinton buộc tội Quốc hội tiếm quyền tổng thống.

Nghiên cứu lịch sử đối ngoại Hoa Kỳ cho thấy quyền lực CSĐN của Quốc hội theo sát khuôn mẫu tuần hoàn về chiến tranh và hoà bình. Lindsay tóm tắt nguyên tắc này: ―Các thời điểm hòa bình thích chủ nghĩa tích cực của Quốc hội. Các thời

điểm chiến tranh thích sự phòng thủ của Quốc hội‖. Ông cũng thêm rằng ‗cả hai

loại hình hành vi của Quốc hội có những lợi thế – cũng như tạo ra những hiểm hoạ‖ [99, tr.539].

Trong nửa thế kỉ XX, chia rẽ hai đảng tăng sự lôi cuốn Quốc hội và Tổng thống vào cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng hoạch định CSĐN. Những cuộc chiến tranh văn hoá về tinh thần đảng phái cao độ trong những năm gần đây đã làm tăng thêm đặc trưng đầu óc đảng phái trong mối quan hệ hành pháp – lập pháp. Không có lí do hi vọng những chia rẽ này sẽ nhất quán sau Bush. Khó có sự nhất trí sâu rộng về vai trò thế giới của Hoa Kỳ và ủng hộ rộng rãi của một đại chiến lược thống trị, những vấn đề như tiếm quyền hay thủ tiêu thẩm quyền đối ngoại của tổng thống có vẻ là đặc trưng của cuộc chiến trong tương lai giữa Quốc hội và tổng thống…

Cấu trúc của hệ thống chính quyền Mỹ, chia rẽ thẩm quyền giữa nhánh hành pháp và lập pháp, có thể hoạt động như cái phanh chặn sự lãnh đạo của tổng thống đổi mới chính sách. Nhánh hành pháp cũng có thể như vậy. Những vấn đề an ninh quốc gia chi phối chương trình nghị sự chính sách của Bush con. Tuy nhiên, ảnh hưởng của những cá nhân chuyên nghiệp hình thành nên bộ máy công tác đối ngoại trong việc hình thành và thực thi chính sách rõ ràng trong các chương trình phát triển của những thách thức và cơ hôi toàn cầu những năm gần đây. Những vấn đề bắt nguồn từ thương mại tới môi trường, từ nhập cư tới chiến tranh, chống buôn lậu ma tuý, nằm trong số đó. Một loạt những vấn đề hiện nay có sự can dự thêm nhiều

thành tố của bộ máy công tác đối ngoại hơn trước kia, vì vậy làm nảy sinh thêm nhiều lợi ích, tiếng nói và quan điểm. Đổi lại chúng làm phức tạp thêm thách thức của sự phối hợp giữa các bộ phận. Khi Hoa Kỳ đối mặt với môi trường phức tạp của những nguy hiểm và cơ hội làm mờ ranh giới chính sách đối nội và đối ngoại, Bộ ngoại giao và các cơ quan CSĐN khác thấy họ bị can dự bởi Bộ an ninh nội địa, Ngân khố, Thương mại, Tư pháp và Nông nghiệp và những cơ quan như Cơ quan thực thi chống buôn lậu ma tuý và Cơ quan bảo vệ môi trường trong nghiên cứu những đối sách phù hợp để giải quyết những vấn đề này.

Bản chất đang thay đổi của chính trị thế giới gợi lại vấn đề về sự tương đương giữa sứ mệnh và khả năng của ít nhất là một số tổ chức đối ngoại được tạo ra và hình thành trong sự nổi lên cuả chủ nghĩa toàn cầu của Mỹ trong thế kỉ XX. Thực sự tất cả chúng được thiết kế để giải quyết các đe doạ chiến tranh lạnh. Hiện nay, nhiều cuộc đấu tranh điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh mới. Tổng thống và những người được bổ nhiệm phải vật lộn với việc làm thế nào định hướng lại các cơ quan quan cho phù hợp với những mục tiêu và mục đích mới.

3.2.2.2. Tác động của xã hội tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Do Hoa Kỳ là hệ thống chính trị chịu sự chi phối của xã hội, khả năng của tổng thống thực hiện ý chí trong Quốc hội cuối cùng bị ảnh hưởng bởi sự ủng hộ của người Mỹ cho tổng thống và những chính sách của tổng thống. Đánh giá tỉ lệ tán thành Bush, cao ngất trời ngay sau 11/9, chính sách của Bush vào lúc đó hưởng sự ủng hộ đáng kể trong Quốc hội. Từ đó tới nhiệm kì hai, tỉ lệ tán thành Bush trở thành một trong số những tỉ lệ thấp nhất cùng với các tổng thống sau chiến tranh thế giới II, gồm Truman, Nixon, Carter và Bush I. Chiến tranh Iraq rõ ràng là nguyên nhân chính. Tinh thần đảng phái quyết liệt cũng là đặc trưng cho mối quan hệ giữa các thành viên Quốc hội và cách tiếp cận tới các vấn đề chính sách khác.

Trong thời kì hoà bình và thịnh vượng, và không có mối đe doạ bên ngoài tức thời, nhận thức của người Mỹ về các ưu tiên quốc gia chịu sự thúc đẩy của những vấn đề quan tâm trong nước. Thực tế là sự vượt trội của Hoa Kỳ trong chính trị thế giới thế kỉ XXI dẫn hầu hết người Mỹ tới ít quan tâm tới những vấn đề nổi bật xảy

ra ngoài Pháo đài Mỹ. Đe doạ khủng bố chống lại Hoa Kỳ có thể là một nỗi lo nhưng liệu các vụ tấn công tại Luân Đôn, Madrid, và Bali có là mối quan tâm tương đương đáng được đặt dấu hỏi. Điều này cũng có nghĩa các tổng thống không thể bỏ qua những ưu tiên mà người Mỹ gắn với các vấn đề trong nước.

Kết quả một cuộc điều tra cho thấy người Mỹ có khuôn mẫu thái độ về các ưu tiên CSĐN. Người Mỹ muốn tư tưởng tự do nhưng khi được hỏi lựa chọn giữa các ưu tiên chính sách, các nguyên tắc hiện thực được đặt lên hàng đầu. Trong một số điều tra trong thời gian qua, các ưu tiên hiện thực, nhấn mạnh an ninh và tự trị luôn dành được hơn 60% sự ủng hộ của công cống, trong khi các ưu tiên chính sách mang tính tự do lí tưởng nhấn mạnh thúc đẩy dân chủ và nhân quyền chỉ dành được dưới 50% sự ủng hộ. Điều tra của CCGA cho thấy sự ủng hộ cho chủ nghĩa đa phương. Hầu hết người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ các thể chế đa phương như WTO và NATO. Nhưng cũng có động cơ hiện thực đằng sau sự ủng hộ cho các thể chế đa phương: muốn chia xẻ gánh nặng [43, tr.17]. Quan điểm thiết thực về chủ nghĩa đa phương cũng được thể hiện trong ngôn ngữ của hcính quyền. Trong nhiều thập kỉ quan chức Washington nhất quán với quan điểm: khi các nguyên tắc đa phương bị phá vỡ, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các biện pháp cần thiết để thực thi các tiêu chuẩn đằng sau các thể chế đa phương đó. Chính quyền Bush chỉ phản ánh quan điểm cực đoan nhất của thái độ này mà thôi [43, tr.17] (tham khảo phụ lục 6)

Tại sao trong nửa thế kỉ qua chủ nghĩa tân bảo thủ phát triển? Điều này có thể đặt ra vấn đề: Liệu thái độ công chúng có tác động gì không? Về lâu dài, câu trả lời là có. Tổng thống có thể thực hiện các chính sách không được công chúng ưa thích trong một giai đoạn ngắn, nhưng nếu những chính sách này không thành công nhanh chóng, họ sẽ chịu sự phản đối trong dư luận. Tổng thống Bush được bầu lại năm 2004 chỉ vì chiến tranh Iraq kéo dài chưa được 18 tháng. Khi chi phí của xung đột ngày càng trở nên rõ ràng hơn, ủng hộ cho Bush và CSĐN bắt đầu sụt giảm. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kì năm 2006 là cuộc trưng cầu dân ý về CSĐN của Bush và ông ta đã thất bại.

Những nhóm lợi ích và uỷ ban hành động chính trị tiếp tục gây sức ép cho những vấn đề đặc biệt của họ, dẫn dắt những nhà hoạch định chính sách lèo lái sự nghiệp ở giữa những đám đông chủ nghĩa đa phương chính trị Mỹ. Bộ mặt Hoa Kỳ đang thay đổi, ghi nhận trong cuộc tổng điều tra dân số năm 2000 hứa hẹn khuyến khích thậm chí hoạt động nhóm lợi ích lớn hơn. Tổng thống Clinton từng nhận xét

bạn không thể là tổng thống thêm nữa trừ khi bạn hiểu quan tâm của ít nhất 50

nhómkhác nhau‖ [99, tr.541]. Với 50 nhóm này, cách tốt nhất để thực hiện những

quan tâm của họ là thông qua tổ chức hoạt động chính trị.

Sức ép từ những nhóm lợi ích mạnh tại Mỹ tiếp tục dự báo sự chi phí lớn trong quốc phòng bên ngoài những khoảng phân bổ đặc biệt cho chiến tranh tại Afghanistan và Iraq. Chi tiêu quốc phòng giảm vào cuối thập kỉ kể từ năm 1992, nhưng kể từ khi đó, với sự ủng hộ của cả những người Cộng hoà và Dân chủ, nó tiếp tục tăng lên. Hiện nay, cũng như trong chiến tranh lạnh, chi tiêu quốc phòng chiếm một phần lớn trong chi tiêu liên bang. Quan tâm về công việc và sự cấp thiết giữ cơ sở công nghiệp quốc phòng ấm lên là những thúc đẩy mạnh mẽ bên trong đằng nhau sự thúc đẩy chi tiêu quân sự. Trong khi đó, chi tiêu cho các hoạt động đối ngoại khác vẫn rất khiêm tốn, thậm chí khi ngân sách liên bang thặng dư rất lớn trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng của những năm 1990. Kể từ khi đó, tất nhiên việc giảm thuế lớn cùng với ngân sách liên bang liên tục tăng dẫn tới thâm hụt ngân sách vượt quá 300 tỉ đô la.

Các chính quyền bên ngoài cũng tận dụng các kênh tiếp cận và gây ảnh hưởng được tạo ra bởi hệ thống chính trị mở của Mỹ. Với sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ trên thế giới, những nước khác muốn đảm bảo tiếng nói của họ được quan tâm.

Hiện nay, Washington... bị tràn ngập bởi các nhà ngoại giao nước ngoài và những

người vận động hành lang cửa quay hoạt động để đảm bảo những lợi ích của các

đối tác Hoa Kỳ không bị bỏ qua‖ [99, tr.542 – 543].

Phương tiện điện tử đóng vai trò ngày càng tăng trong việc định hình các chương trình chính trị và khiến các nhà hoạch định chính sách phải cố thoả mãn những ưu tiên của công chúng. Đặc biệt, internet và blog trên internet nằm trong số

những phương sách gần đấy nhất được sử dụng trong việc đồng thanh lên tiếng tìm cách ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách. Phương tiện in ấn truyền thống cũng tự thấy internet là phương tiện hữu ích. Mặc dù ít mang tính quyết định hơn trong thời kì hoàng kim của báo chí điều tra, nổi bật từ thời Watergate, chúng tiếp tục thực hiện chức năng giám sát của báo chí tự do trong xã hội dân chủ.

Bầu cử liên tục – việc bỏ phiếu liên tục quyết định việc đứng về phía người dân Mỹ của các tổng thống – buộc các tổng thống chọn cách thuận tiện, chứ không phải nhận thức, khi đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Những thách thức và khủng hoảng CSĐN thường củng cố sự yêu mến của tổng thống trong nước, như được chứng kiến bởi tỉ lệ yêu mến Bush con sau các vụ khủng bố 11/9. Nhưng tình hình kinh tế tác động cơ bản tới ảnh hưởng lâu dài hơn. Tuy nhiên, thậm chí ở đây, những thách thức đối mặt với Hoa Kỳ trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, kinh tế chính trị gây ra sự khó điều khiển tình cảm công chúng, như được chứng kiến không chỉ bởi phong trào chống toàn cầu hoá mà còn bởi sự chia rẽ sâu sắc trong Quốc hội và công chúng về việc làm thế nào giải quyết làn sóng nhập cư tràn vào, thường bất hợp pháp.

Lo sợ người nhập cư đe doạ công việc của người Mỹ là động lực một chiều của những người chống lại vấn đề nhập cư, ngược lại những người khác cho là người nhập cư thường đóng góp tích cực vào nền văn hoá cũng như kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, chủ nghĩa đa văn hoá - một biểu hiện của sự bác bỏ các nhóm nhập cư mới với ẩn dụ nồi hầm nhừ được sử dụng lâu nay nhằm mô tả tiến trình đồng hoá người Mỹ mới vào hệ thống xã hội – triển vọng tiếp tục là nguồn gốc gây tranh cãi về những vấn đề bắt nguồn từ hành động cương quyết tới sử dụng tiếng Tây Ban Nha tại lớp học. Chỉ có điều chắc chắn là sự cấp thiết của việc di cư tới vùng đất của tự do và nó sẽ tiếp tục khi dân số tăng, môi trường xuống cấp, xung đột tôn giáo và sắc tộc đẩy hàng triệu người ra khỏi quê hương. Một xã hội Mỹ đa dạng hơn sẽ chứng kiến những khác biệt chính trị trong nước đáng kể, khiến khó cho quốc gia tiến tới sự nhất trí về vai trò thế giới phù hợp cho hiện nay và mai sau.

Những chiến thắng gây tranh cãi trong các cuộc bầu cử tổng thống 2000 và sít sao năm 2004 và đa số mong manh trong Quốc hội trong những năm gần đây là những hình ảnh phản ánh chính trị và xã hội Mỹ đương đại. Chia rẽ, không phải thống nhất, hiện là đặc trưng cho chính thể Mỹ. Sự phổ biến rộng rãi của bản đồ bầu cử gồm các bang đỏ và các bang xanh cho thấy rõ ràng sự chia rẽ phe phái của nước Mỹ (và điển hình là chia rẽ đảng phái). Điều này khiến lập một chiến lược cố kết CSĐN mới là gần như không thể. Nhưng như chúng ta thấy, trong một hệ thống chính trị do xã hội chi phối, các cuộc bầu cử chỉ là một nhân tố trong một tiến trình phức tạp quyết định hậu quả chính sách.

3.2.2.3. Tác động của môi trường bên ngoài tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi George W. Bush tiến tới thời điểm nhiệm kì hai, các cuộc khủng hoảng có vẻ đang dần hiện ra trong mọi lĩnh vực: sự bùng nổ chiến tranh không mong đợi giữa Israel và Hezbollah tại Li băng; nổi loạn bạo lực tại Iraq đe doạ làm xấu thêm cuộc nội chiến; tăng bạo loạn tại Afghanistan khi lực lượng NATO mở rộng vai trò gìn giữ hoà bình; những thách thức liên tục tới từ trang bị hạt nhân của Bắc Triều Tiên; sự không khoan nhượng từ các chế độ cấp tiến tại iran và sự tiết lộ âm mưu khủng bố không thành công trong các chuyến bay trên bầu trời Đại Tây Dương bằng các vụ đánh bom tự tử sau khi cất cánh từ sân bay Heathrow tại luân Đôn…

Cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah dọc biên giới giữa Israel và Libăng cho tháy các sự kiện bên ngoài có thể đe doạ lợi ích Mỹ một cách nhanh chóng thế nào. Bên ngoài thử thách gắt gao của cuộc xung đột này, bao gồm bạo loạn phe phái ở Iraq, đe doạ chiến tranh rộng hơn tới gần. Lưu ý rằng vấn đề mang lại sự ổn định và dân chủ cho Trung Đông không nằm thực sự là trung tâm của đại chiến lược của Bush. Nhiều người Ả rập đổ lỗi cho Hoa Kỳ do mối quan hệ chặt chẽ với Israel, một số nhà nước khác, (có mối quan hệ gần gũi với Israel), coi Hoa Kỳ có vai trò lãnh đạo trong việc chấm dứt xung đột. Nhưng việc thực hiện vai trò lãnh đạo còn khó khăn hơn do sự căng thẳng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Syria, bắt nguồn từ việc Hoa Kỳ không công nhân chính quyền Iran và Hamas – tất cả đều nhất quán với Học thuyết Bush, kêu gọi truy lùng khủng bố và các nhà nước ủng hộ chúng.

Ở đây và trong bối cảnh lớn hơn của cuộc xung đột Trung Đông, một số người nhìn thấy yêu cầu thiết yếu với Hoa Kỳ giành lại nền tảng đạo đức cao hơn. Như một quan chức quân đội cấp cao của một nhà nước đồng minh với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại Iraq nêu ra: ―Hoa Kỳ qua mạnh về quân sự tới nỗi mọi bản chất của nó đều cho thấy một mối đe doạ với mọi nhà nước khác trên trái đất. Về lý thuyết quốc gia duy nhất có thể phá huỷ mọi quốc gia đơn độc khác là Hoa Kỳ. Cách duy

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 118)