Những điều chỉnh CSĐN của tổng thống Bush so với tổng thống Clinton không chỉ là do vấn đề bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại, mà còn do khác biệt về nhận thức cơ bản của hai chính quyền về các vấn đề quốc tế và vai trò của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Những vấn đề CSĐN mà Hoa Kỳ đối mặt vào cuối chiến tranh thế giới II không liên quan tới việc Hoa Kỳ có thể làm gì ở bên ngoài mà là Hoa Kỳ nên làm gì ở bên ngoài. ―Liệu Hoa Kỳ xác định lợi ích của mình ở khu vực hay ra toàn cầu? Những mối đe doạ nào với an ninh Mỹ? Liệu hoa Kỳ phản
ứng với những mối đe doạ này như thế nào?‖ [39, tr.8].
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, những đe doạ khủng khiếp mà Hoa Kỳ cần giải quyết trong 50 năm qua đột nhiên biến mất và Washington nhận thấy mình chuẩn bị ít hay không có sự chuẩn bị tri thức trong việc tạo ra một khái niệm cố kết về hình thức mới cho sứ mệnh của siêu cường còn lại của thế giới. Câu trả lời đáng giá do Jeane Kirkpatrick, nguyên đại sứ tại Liên Hợp Quốc đưa ra là: mục đích mới của CSĐN Hoa Kỳ là tạo khả năng Hoa Kỳ trở thành một quốc gia bình thường trong những thời điểm bình thường. Trong thời khắc của những thay đổi, Hoa Kỳ phải xâu chuỗi liên kết giữa chính trị hiện thực tàn nhẫn và chủ nghĩa lí tưởng không hành động [49]. Hay như chỉ trích của Bush cha với Đảng Dân chủ là quá nhiều sự thận trọng. Trong khi kết thúc chiến tranh lạnh mang lại cơ hội đáng kể cho Hoa Kỳ thực hiện một trật tự thế giới mới trên cơ sở lợi ích và giá trị của mình, Hoa Kỳ có thể lo ngại sự thay đổi trong một thế giới đang thay đổi cơ bản. Với Bill Clinton, thời điểm chính trị tới cho một ‗quan điểm mới‘ về vai trò của Mỹ trong một ‗thế giới năng động‘.