Thay đổi thứ tự các ưu tiên

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 48)

2.2.1.1. Ưu tiên của Tổng thống B. Clinton

Một bộ phận quan trọng của học thuyết Clinton là mở đường cho thương mại và đầu tư, và do sự toàn cầu hoá ở những nơi như Mexico, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, một phần của châu Á và thậm chí là tại Mỹ có nguy cơ tạo ra sự hỗn loạn về kinh tế và chính trị trong năm 1994 và 1999, nên CSĐN của tổng thống B. Clinton cố duy trì môi trường thế giới trong trật tự vì lợi ích thương mại. Việc duy trì trật tự đã biến thành một công việc gần như thường nhật của Kho bạc và Bộ ngoại giao của Hoa Kỳ dưới thời Clinton.

Sự thịnh vượng bùng nổ vào cuối những năm 1990 (ít nhất là với mức thu nhập cao hơn của người Mỹ) có lẽ đáng được đánh giá là sự phát triển đầy triển vọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đối với thời kì lãnh đạo của tổng thống B. Clinton. Sự đánh giá phê phán gay gắt nhất – ít nhất từ góc độ sự kiện 11/9 – là về sự tan vỡ từng mảnh ở những khu vực như Nam Á, một phần của châu Phi, là do sự bỏ rơi của nguời Mỹ, điều đó đã tạo ra sự hỗn loạn khiến chủ nghĩa khủng bố của Bin Laden và Al Qaeda nảy mầm. Lỗi này không hoàn toàn tại Clinton. Quốc hội và những người đóng thuế không nhận thấy mối quan hệ giữa CSĐN tại châu Phi và Nam Á với an ninh của bản thân họ. Những sự ưu tiên của tổng thống nằm ở chỗ khác. Sự đánh giá lịch sử về chính quyền Clinton sẽ bao gồm việc đề cập tới những sự lựa chọn đảm bảo cho Hoa Kỳ tiếp cận được với các nguyên liệu và thị trường cần thiết cho sự thịnh vượng của mình. Chẳng hạn, chính quyền Clinton đặt vấn đề vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở vị trí thấp hơn sự ưu tiên buộc Trung Quốc vào trong một cộng đồng kinh tế được điều khiển bởi các nguyên tắc của WTO. Các quan chức Hoa Kỳ tin rằng những nguyên tắc như vậy sớm hay muộn sẽ tạo ra một xã hội đa nguyên và đổi lại là sẽ mang lại việc bảo đảm nhân quyền tốt hơn.

Một sự ưu tiên khác nổi lên trong năm 1996: khí gas thiên nhiên và dầu thô. Các quan chức chính quyền Clinton tiếp cận với chế độ Taliban mới giành được thắng lợi và thiết lập được chính quyền sau những năm nội chiến tại Afghanistan. Hoa Kỳ không ưa cách đối xử đối với phụ nữ, trẻ em của Talinban và các tôn giáo khác. Washington cũng muốn chính quyền mới sống hoà bình với các đối thủ đang tranh giành quyền lực với chính quyền mới này (Liên minh miền bắc). Các quan chức tình báo và quân sự Mỹ đặc biệt quan tâm về gần 1000 tên lửa Stinger được chuyển sang nước này vào cuối những năm 1980 khi xảy ra chiến tranh với Liên Xô. Hàng trăm vũ khí có thể mang lên máy bay hoặc thậm chí có cả những máy bay có thể bay ở độ cao 18000 feet đã được mang trở lại Mỹ, nhưng phần lớn vẫn còn nằm trong tay của Afghanistan. CIA lo ngại tên lửa Stinger sẽ được bán cho khủng bố hay các nước như Iraq.

Nhưng dầu thô cũng là một chất dung môi chính trị đầy quyền lực. Chính quyền Clinton muốn giúp đỡ các công ty Mỹ xây dựng các đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ các khu dự trữ lớn tại Biển Caspia – Trung Á qua Afghanistan tới các cảng tại Pakistan. Đường ống dẫn khí này sẽ giúp xoá nhu cầu về con đường đi qua Iran mà còn thách thức với Nga ngay tại khu vực sân sau của nước này. Các quan chức Nga bất bình về sự xuất hiện bất ngờ của quyền lực Mỹ, dẫn đầu là công ty năng lượng Unocal và các nhà ngoại giao Mỹ đang thiết lập các vị trí đầu cầu tại Trung Á rất lâu trước khi diễn ra sự kiện 11/9.

2.2.1.2. Ưu tiên của Tổng thống G. Bush

Vào đầu năm 2001, chính quyền Bush rõ ràng cố phục hồi những ưu tiên của Clinton trong những năm 1990. Tuy nhiên, sự phục hồi này lại diễn ra trong bối cảnh hai cuộc tấn công đẫm máu chống lại người Mỹ do Bin Laden thực hiện chỉ huy từ trụ sở ở Afghanistan. Cuộc tấn công vào đại sứ quán ở Kenya và Tanzania trong năm 1998 giết hại 224 người. Vụ tấn công vào hạm đội Cole giết hại 17 người Mỹ năm 2000.

Trong những tháng đầu cầm quyền, chính quyền Bush ít quan tâm tới việc hợp tác quốc tế hơn so với chính quyền Clinton. Các quan chức cấp cao, đặc biệt là tại

Nhà Trắng và Lầu năm góc, là những người theo chủ nghĩa hiện thực quan tâm tới vấn đề tính toán quyền lực. Những tính toán của họ chỉ cho thấy Trung Quốc là mục tiêu cần chú ý đặc biệt, Nga có thể bỏ qua, Pakistan đứng sau Ấn Độ, và những nơi như Afghanistan và Đông Phi có thể bỏ qua. Tìm kiếm dầu mỏ và khí gas thiên nhiên còn quan trọng hơn tình trạng lộn xộn tại Afghanistan từ những năm 1980 hay hợp tác để đảm bảo sự toàn cầu hoá phù hợp hơn trong viêc phân bổ của cải và công nghệ và tác động ôn hoà hơn tới môi trường toàn cầu. Sau 11/9, các ưu tiên đã thay đổi: chống khủng bố thay thế cho đòi hỏi về dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đã thành ưu tiên hàng đầu.

Lời mở đầu của NSS 2002 - văn kiện chính sách quan trọng nhất đã ra đời do hậu quả từ các vụ tấn công khủng bố của al Qaeda, tiết lộ: ―Hiện nay, Hoa Kỳ hưởng một vị thế quân sự không thách thức và ảnh hưởng kinh tế và chính trị lớn. Trong việc duy trì di sản và các nguyên tắc, chúng ta không sử dụng sức mạnh của mình để ép buộc lợi thế đơn phương. Thay vào đó, chúng ta tìm cách tạo ra một sự

cân bằng quyền lực có lợi cho tự do của loài người”.

Điều đáng chú ý của tuyên bố này là sức mạnh quân sự không đối thủ của Hoa Kỳ chứ không phải là những xem xét về kinh tế và chính trị. Sự độc tôn này, kết hợp cùng với những khái niệm như cân bằng quyền lực và cường quốc, phản ánh những ý tưởng của một số người tân bảo thủ nổi bật trong chính quyền Bush và cách diễn giải của họ về các vấn đề quốc tế. Lời mở đầu cũng cho thấy một sự mở rộng vấn đề chuyển giao chờ giải quyết về các chiến dịch quân sự trong tương lai bao gồm những tên bạo chúa cũng như những tên khủng bố. Cách tiếp cận hoàn toàn mang tính vũ lực về an ninh quốc tế báo hiệu một tương lai đầy xung đột, khi Mỹ chống lại mọi xã hội mà Mỹ cáo buộc là đóng cửa, mất tự do bằng cách khuyến khích công dân của các nước đó tiếp nhận quan điểm của Mỹ.

NSS 2002 là sự thể hiện quan điểm của chính quyền Bush về an ninh quốc tế song song với tư duy của chính quyền Bush cha, với một số nhà hoạch định chính sách phục vụ cả hai chính quyền (như Cheney, Rice và Wolfowitz). Trước hết, văn kiện gợi lại ý tưởng của Bush cha về một trật tự thế giới mới được vạch ra năm

1990. Tổng thống G. Bush cho rằng ―Chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ sẽ được dựa trên một chủ nghĩa quốc tế Mỹ minh bạch phản ánh sự thống nhất những giá trị và lợi ích quốc gia của chúng ta. Mục đích của chiến lược này là nhằm giúp

thế giới không chỉ an toàn hơn mà còn tốt đẹp hơn‘ [98, tr.1]. Đó là một quan điểm

an ninh thực sự toàn cầu và quan điểm xác định rõ ràng mối đe doạ từ ―các nhà

nước thất bại và những công nghệ thảm hoạ trong bàn tay của số ít kẻ căm thù

[98, tr.1]. Theo văn kiện, điều quan trọng cần lưu ý là bối cảnh hiện nay rất khác những năm 1990, đặc biệt về cấu trúc hệ thống thế giới đã không được thay đổi vào thời điểm 11/9, không giống sự sụp đổ của Liên Xô đã chấm dứt chiến tranh lạnh. Hậu quả là thiết kế của NSS có thể không cân xứng về quy mô so với bản chất của mối đe doạ (băng nhóm khủng bố tương đối nhỏ) và sẽ không cần thiết mở rộng quy mô của cuộc xung đột. Sau cùng, việc giải quyết vấn đề khủng bố đòi hỏi những nguồn lực tương đối ít hơn tuyên bố chiến tranh với một nhà nước (dù thất bại hay không). Tuyên bố về một cuộc chiến tranh chống khủng bố sau 11/9 chắc chắn dẫn tới nguy cơ của một cuộc xung đột gần như vô tận bởi nó đưa ra một kẻ thù mơ hồ khó có thể bị đánh bại hoàn toàn. Tuy nhiên, NSS phô bày không phải những sự quan tâm ấy bởi sự khẳng định tự tin ―Cuộc đấu tranh chống khủng bố toàn cầu khác với những cuộc chiến tranh khác trong lịch sử. Nó sẽ được tiến hành trên nhiều mặt trận chống lại một kẻ thù đặc biệt khó nắm bắt trong một gian đoạn thời

gian được mở rộng‖ [98, tr.5]. Một lần nữa nó có âm điệu tương tự với cuộc chiến

chống ma tuý mà Bush cha đã phát động. Từ phân tích này có thể thấy sự nhất quán trong việc ưa thích sử dụng từ mạnh như chiến tranh. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với triển vọng về hai cuộc xung đột không hồi kết. Cuối cùng, chiến lược NSS còn mang tính ngoạn mục trong cách phân chia thế giới thành các vùng hành động nhằm tạo ra một nỗ lực phối hợp là cô lập khủng bố. Mỗi vùng được giải quyết theo trình tự về tầm quan trọng từ Trung Đông tới Nam Á, Mỹ Latinh và cuối cùng là châu Phi. Nó khiến việc tập trung vào các khối trong chiến tranh lạnh, giữa đông và tây với sự nhấn mạnh vào sân khấu Tây Âu, có vẻ bị hạn chế và giới hạn, tuy nhiên, điều quan trọng là cần lưu ý rằng các lực lượng Mỹ, dù tăng chi phí trong

những năm gần đây, song cũng vẫn tương đối nhỏ hơn so với trong thời kì sự chia rẽ hai cực.

2.2.1.3. Sự điều chỉnh các ưu tiên của Tổng thống G. Bush

Mặc dù việc thảo luận công khai những lợi ích của Mỹ đã thay đổi sâu sắc do sự kiện khủng bố 11/9, nhưng bản thân những lợi ích của Mỹ là rất ít thay đổi, nếu không muốn nói là không có sự thay đổi gì hết. Đặc biệt, an ninh nội địa và an toàn cho người Mỹ luôn luôn là lợi ích sống còn thậm chí ngay cả trước các vụ khủng bố 2001. Nhưng trong Báo cáo thường niên 1995, Bộ trưởng Quốc phòng đã nêu:

Kể từ khi thành lập nước cộng hoà, chính quyền Mỹ luôn tìm cách đảm bảo một tập hợp các mục tiêu cơ bản cho người dân của mình:

-Bảo vệ cuộc sống của người dân và an toàn cá nhân cả trong và ngoài nước

-Duy trì chủ quyền quốc gia, tự do chính trị và độc lập với các giá trị, thể chế và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Mỹ

-Sự thịnh vượng và giàu có vật chất của người dân [25, tr.3].

Cả tổng thống Clinton và G. Bush đều vạch ra mục tiêu về một thế giới thịnh vượng, dân chủ, hoà bình và an toàn hơn, trong đó mọi người có thể hưởng lợi ích từ sự tự do dân sự, kinh tế và chính trị. Cả hai tổng thống đều chia sẻ những tư tưởng tự do liên quan tới việc các chính thể dân chủ, phụ thuộc kinh tế, các thể chế quốc tế và bản sắc chính trị mang lại sự độc lập như thế nào hay kết hợp các nguồn của một trật tự thế giới ổn định, hợp pháp, an toàn và có lợi. Đó là một đại chiến lược tự do đã tìm thấy được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả cánh tả và cánh hữu trong chính trường Mỹ và được tiếp tục đáng kể trong chính sách của các tổng thống thuộc cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà. Cả hai tổng thống đều cảm thấy bị thuyết phục bởi lý thuyết hoà bình dân chủ, theo lí thuyết đó các nền dân chủ không gây chiến lẫn nhau. Bên cạnh đó, họ cho rằng các chính thể dân chủ mang lại khuôn khổ tốt nhất cho kinh tế được tự do nở rộ. Tự do thương mại và nền kinh tế thị trường mang lại cho tổng thống Bush và Clinton những công cụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế, tạo ra sức ép dân chủ cũng như khuôn khổ hành vi và thể chế dân chủ. Cả tổng thống Clinton và Bush đều coi toàn cầu hoá và dân chủ là những công cụ để

thúc đẩy an ninh của Mỹ: an ninh kinh tế với Clinton và an ninh quân sự với Bush. Nhưng cả hai đều rơi vào tình thế nguy hiểm của con dao hai lưỡi khi theo đuổi mục tiêu của mình: can thiệp có lựa chọn vào các nền dân chủ mức độ thấp của Clinton, sự buộc phải hợp tác với các chế độ ít dân chủ để chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu của Bush.

Tổng thống Clinton và Bush đều củng cố mục tiêu và chiến lược Mỹ là trước hết (American first). Trong một thế giới mà Mỹ không còn được bảo vệ bởi các đại dương, cả hai đều nhận thức rõ nhu cầu can dự (hay can thiệp) nhằm đảm bảo các giá trị và lợi ích Mỹ hay để củng cố môi trường quốc tế trong đó hệ thống Mỹ có thể tồn tại và nở rộ.

Sự khác biệt trước tiên có thể nhận thấy là những lợi ích kinh tế nằm trong danh sách lợi ích năm 1995 trở nên lắng dịu hơn trong các cuộc tranh luận về an ninh kể từ năm 2001, giống như sự ổn định khu vực và an ninh của các đồng minh chủ chốt đều nổi lên trong các cuộc tranh luận trước 11/9. Tuy nhiên, chúng vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Thậm chí hiện nay, một lệnh cấm vận dầu mỏ, đóng cửa các tuyến đường biển lớn, các cuộc khủng hoảng tị nạn ở vùng Caribê hay việc các thế lực thù địch chiếm giữ các nguồn lực chủ chốt sẽ đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Hoa Kỳ cho nên đòi hỏi Mỹ phải sử dụng sức mạnh để đối phó và không thể loại trừ các khả năng một cách an toàn. Tự do và an toàn của người Mỹ luôn là mục tiêu quốc gia cơ bản – nhưng chúng không bao giờ là mục tiêu duy nhất và hiện nay cũng vẫn như vậy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một điểm khác biệt nữa là ở sự nhấn mạnh khác nhau về những yếu tố cấu thành nên các chiến lược an ninh thống nhất. Đó là kết quả của sự đánh giá các mối đe doạ, dẫn họ tới việc can thiệp vào thế giới với những ý tưởng khác nhau.

Các mối đe doạ lợi ích của Mỹ

Tương tự như các mục tiêu của Mỹ, có rất ít mối đe doạ mới thực sự ảnh hưởng tới những lợi ích nhất định của Mỹ xuất hiện trong thập kỉ qua và một số mối đe doạ đã biến mất. Tính khốc liệt tương đối của từng mối đe doạ cụ thể này đã thay đổi, nhưng bản thân danh sách các mối đe doạ thì lại không hề thay đổi.

Việc so sánh nhận thức danh sách các mối đe doạ của hai chính quyền dựa trên các văn kiện chiến lược gần đây: NSS 1996 và 2002, Tổng quan quốc phòng bốn năm một lần (QDR) 1997 và 2001 và Chiến lược quốc phòng toàn dân (NDS) 2005 [25, tr.4]. Những văn kiện này được phát triển trong các giai đoạn trước và sau 11/9 nhưng hiện vẫn cho thấy những mối đe doạ rất giống nhau. Các văn kiện 2001 và 2002 nhập một số danh sách trước đó (chẳng hạn ―các quốc gia bất hảo‖ và ―các đối thủ ngang hàng‖ năm 1996 và 1997 thành ―các cường quốc khu vực‖ năm 2001, ―các quốc gia bất hảo và các cuộc khủng hoảng khu vực‖ năm 2002, và ―các mối đe doạ truyền thống‖ năm 2005), nhưng về cơ bản, những thách thức tương tự vẫn xuất hiện dưới một số hình thức trong hầu như tất cả các danh sách. Rõ ràng là các ưu tiên CSĐN đã có sự thay đổi, và cụ thể là những mối đe doạ ―phi truyền

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 48)