Vài nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 115)

3.2.1. Một số đặc điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Tổng thống G. Bush

Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 mang tính nổi bật vì hai lí do. Thứ nhất, CSĐN thành vấn đề nổi bật với các cử tri. Thứ hai, trong khuynh hướng bất thường hiện thời, CSĐN thành lĩnh vực có sự bất đồng lớn nhất giữa hai đảng. Với người Cộng hoà điều này có nghĩa là phải thoả mãn 30% người Mỹ vẫn ủng hộ cho tổng thống Bush và chấp thuận chính sách Iraq của Bush đồng thời cũng không

được quá gần chính sách của Bush để thu hút thêm các phiếu bầu khác. Với người Dân chủ phải thoả mãn mạng lưới chống lại Bush và chính sách Iraq của Bush.

Khi đề cập đến CSĐN, gần như xuất hiện2 nước Mỹ. Sự chia rẽ về vấn đề Iraq và hơn thế nữa là vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Người ta đặt ra câu hỏi rằng, Mỹ có nên đặt cuộc chiến chống khủng bố lên trang đầu trong CSĐN và coi nó như là nhiệm vụ duy nhất? Người Mỹ có nên ném bom Iran hay để Iran sở hữu bom hạt nhân? Mỹ có nên đàm phán với các kẻ thù hay để họ tự thay đổi?

Tấn thảm kịch mà nước Mỹ phải gánh chịu đã kéo người Mỹ lại gần nhau với mục đích chung chống lại Al-Qaeda. Nhưng càng ngày cuộc chiến chống lại khủng bố của ông Bush càng gâychia rẽ sâu sắc trong chính quyền cũng như trong dư luận Mỹ.

Cuộc chiến tranh ở Afghanistan đã mang đến cho ông Bush một vài thắng lợi bước đầu. Không đầy 18 tháng sau, quân đội Mỹ tiến vào Baghdad. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2002, phe Cộng hoà tăng đa số tại Hạ viện và chiếm nốt Thượng viện. Hai năm sau đó, ông Bush tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai với số phiếu nhiều hơn bất cứ ứng cử viên nào trong các cuộc bầu cử Tổng thống trước đó.

Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Nếu như sự kiện 11/9 kéo người Mỹ lại gần nhau, thì quyết định xâm lược Iraq và biến cuộc chiến chống khủng bố thành chiêu bài có lợi cho phe mình đã làm tăng mâu thuẫn với phe đối lập. Phe Dân chủ ngày càng phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq đặc biệt khi những bằng chứng cho thấy chính quyền Saddam Hussein không sở hữu vũ khí hàng loạt hay có bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào với Al-Qaeda. Dư luận Mỹ cũng chẳng vui vẻ gì với việc Mỹ ngày càng lấn sâu vào cuộc chiến hao người tốn của (tham khảo phụ lục 4, 5).

Ông Bush để lại một di sản đối ngoại đầy khó khăn cho người kế nhiệm. Gần 160.000 lĩnh Mỹ đang chiến đấu để ngăn chặn tình trạng bạo loạn ở Iraq với cái giá 300 triệu USD/ngày. Tình hình có vẻ tiến triển tốt hơn nhưng ở Iraq vẫn còn đầy rẫy bạo lực làm cho Mỹ sa lầy. Ngoài Iraq, vẫn còn nhiều mối quan ngại khác:Việc giải trừ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đang giậm chân tại chỗ. Iran vẫn chưa

từ bỏ khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân và đang mở rộng ảnh hưởng ra khu vực. Hamas và Hizbullah đang lớn mạnh. Taliban đang hồi sinh và hoành hành ở Afghanistan. Tình hình Pakistanbất ổn định. Al-Qaeda vẫn như con rắn có nọc độc nằm cuộn tròn chờ cắn bất cứ ai mà nó gặp.

Cuộc bầu cử tháng 11 tới sẽ là cơ hội tốt nhất để những mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ về CSĐN được giải toả. Một tổng thống của Dân chủ sẽ mang lại khả năng sớm rút quân Mỹ khỏi Iraq. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, một sự rút quân đột ngột có thể sẽtăng thảm hoạ đối với Trung Đông và làm bẽ mặt với nước Mỹ. Thất bại tương tự của cựu Tổng thống Jimmy Carter tại Iran đã phá huỷ ngôi vị Tổng thống của ông ta và chuyển giao quyền lực cho phe Cộng hoà.

Một số chuyên gia nhận định, những diễn biến gần đây ở Tây Tạng đã như hồi chuông cảnh tỉnh vị Tổng thống tương lai của nước Mỹ. Tân Tổng thống Hoa Kỳ không thể và không nên đặt cuộc chiến chống khủng bố lên trang đầu trong CSĐN. Thế vận hội Olympic Bắc Kinh sẽ là cơ hội để Trung Quốc ―trình diễn‖ những thành tựu phát triển kinh tế của mình trong khi Chú Sam đang lo ngại nền kinh tế đang bên bờ vực suy thoái. Sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nga và các nền kinh tế mới nổi châu á cũng là vấn đề khiến Mỹ phải bận tâm.

CSĐN của Mỹ năm 2009 sẽ phụ thuộc vào ai làm tổng thống và liệu có thêm các cú sốc với hệ thống xảy ra như các vụ tấn công khủng bố 11/9. Tình hình Iraq và điều kiện không thuận lợi về kinh tế của Hoa Kỳ đang tạo điều kiện thuận lợi cho một người Dân chủ dành thắng lợi. Nhưng dù bầu cử tổng thống có thế nào thì những người Dân chủ có vẻ vẫn giữ đa số trong cả hai viện Quốc hội.

Tư tưởng tân bảo thủ không còn được ưa thích và bãi lầy Iraq cộng với một Quốc hội Dân chủ đảm bảo cho người kế nhiệm Bush giảm mức sử dụng vũ lực sau khi lên nắm quyền. Vị tổng thống kế tiếp có vẻ sẽ phải hành động đa phương hơn để giải quyết các vấn đề nhân đạo, gìn giữ hoà bình hay khủng hoảng năng lượng.

Có một số lí do để có cái nhìn hiện thực về CSĐN Hoa Kỳ. Thứ nhất, một số chính sách sẽ tiếp tục tồn tại cho dù ai là tổng thống. Sức mạnh vật chất và các nhóm lợi ích sắc tộc trong các lĩnh vực nhỏ CSĐN Mỹ là không thể bị bỏ qua. Các

nhóm lợi ích có vẻ không thay đổi tác động điều chỉnh lên đại chiến lược. Tuy nhiên, ảnh hưởng của họ trong Quốc hội có nghĩa sự nguyên trạng trong một số vấn đề: trợ cấp nông nghiệp, quan hệ với Cuba, quan hệ với Ixrael và thực phẩm biến đổi gien. Dù vị tổng thống kế tiếp có kết hợp các phong cách quản lý thế nào thì điều này cũng không nhất thếit dẫn tới một sự dao dộng thực sự về chính sách.

Thứ hai, học thuyết tấn công phủ đầu sẽ không biến mất – nó sẽ không chỉ đơn

giản được thảo luận một cách náo nhiệt trong công chúng. Lựa chọn phủ đầu là một phần các chiến lược an ninh và học thuyết của Hoa Kỳ kể từ thời Teddy Roosevelt, các tổng thống trong chiến tranh lạnh và Bill Clinton cũng đều áp dụng tấn công phủ đầu như phương cách cuối cùng [69]. Chính quyền Bush không khác biệt nhiều lắm trong chiến lược này trong ngôn từ – và áp dụng với Iraq. Có vẻ vị tổng thống kế tiếp sẽ không phô trương tự hào về tấn công phủ đầu. Nhưng điều này không có nghĩa là lựa chọn này loại bỏ hoàn toàn. Barack Obama có lẽ là ứng cử viên ôn hoà nhất nhưng cũng tuyên bố sẽ gửi quân đặc biệt tới Pakistan để chống Al Qaeda. Điều này cho thấy không ứng cử viên tổng thống nào loại bỏ lựa chọn sử dụng vũ lực khi lợi ích của Mỹ bị đe doạ.

Cuối cùng cho dù vị tổng thống kế nhiệm có tích cực hành động đa phương điều này không nhất thiết nghĩa là chủ nghĩa đa phương của Mỹ giống như mong đợi của mọi người. Quan điểm về chủ nghĩa đa phương của người Mỹ mang tính thực dụng. Tổng thống Mỹ kế nhiệm sẽ không từ bỏ chủ nghĩa đa phương nhưng cũng có nghĩa các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể lựa chọn tạo ra những cơ chế đa phương mới. Các phân tích chính sách Dân chủ đề ra ‗Concert of Democracies‘ nhằm trợ giúp quản trị toàn cầu nếu LHQ thất bại. Cũng có những thảo luận chính thức về thay thế G7 bằng một nhóm mới để phù hợp với những chuyển biến trong nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W Bush (Trang 115)