3.1.1.1. Tới nền kinh tế thế giới
NSS không chỉ khẳng định lại hành động phòng ngừa như cách tiếp cận lựa chọn giải quyết với các nhà nước bất hảo và khủng bố có WMD, nó còn biến chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ thành một công cụ lớn của đại chiến lược Hoa Kỳ. Như một phần cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ kích thích một thời đại mới của sự phát triển kinh tế toàn cầu thông qua thị trường và thương mại tự do và mở rộng chu kì phát triển.
Cuộc chiến chống khủng bố: chi phí và hậu quả
Do lợi ích là một siêu cường kinh tế, những quyết định của Hoa Kỳ về chi tiêu công cộng và chính sách tiền tệ thường được chú ý do những tác động của nó lên nền kinh tế toàn cầu. Giai đoạn 2000 – 2004, ngân sách Hoa Kỳ từ thặng dư khoảng 5500 tỉ đô la trở thành thâm hụt 412tỉ đô la, tương đương giảm 6% GDP. Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên tới đỉnh điểm 413 tỉ đôla trong năm 2004. Tổng thống cam kết cắt giảm thâm hụt xuống một nửa vào năm 2008, xuống 1,5% GDP gây ra sự giễu cợt rộng rãi của các nhà kinh tế [27, tr.164]. Thực tế trong 4 tháng đầu năm tài khoá 2008, chính phủ Mỹ đã chi tổng cộng 949,1 tỉ đôla, tăng 8,3% so mức chi cùng kì năm 2007, trong khi đó tổng thu ngân sách chỉ tăng 3,2% được 861,4 tỉ đôla. Sự điều chỉnh ồ ạt có thể khó mà bị đổ tội chỉ vì cuộc chiến chống khủng bố: theo Văn phòng quản lý và ngân sách, tăng chi tiêu quân của các chương trình quân sự và nội chính chỉ chiếm khoảng 1/4 sự thâm hụt so với một nửa gây ra do suy thoái kinh tế và thêm 1/4 là do cắt giảm thuế của Bush [27, tr.164]. Tuy nhiên chi phí quân sự không còn nghi ngờ gì có góp phần vào vấn đề này. Chi phí cho hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanisstan là 94 tỉ đôla, năm 2005 là 108 tỉ đôla, năm
2006 là 122 tỉ đôla và 2007 là 173 tỉ đôla. Nhà Trắng kiến nghị khoản chi 195 tỉ đôla cho cuộc chiến này năm tài khoá 2008. Những con số ngân sách khác cũng phản ánh chiều hướng tương tự: chẳng hạn, ngân sách năm 2005, chi tiêu cho các lực lượng vũ trang và phòng thủ quốc tế tăng lên tương ứng 7% và 10%; với năm tài khoá 2006, Bush đòi hỏi một khoản tăng 4,8% cho Bộ Quốc phòng (nâng tổng chi tiêu tăng lên 41% kể từ năm 2001), gần 7% cho Bộ An ninh nội địa và gần 16% cho Bộ ngoại giao dùng vào các hoạt động đối ngoại. ước tính từ năm 2003 – 2008 chi phí cho chiến tranh Iraq là khoảng 600 tỉ đôla lớn hơn chiến tranh Triều Tiên và gần bằng chiến tranh Việt Nam. Uỷ ban Kinh tế (JEC) của Quốc hội Mỹ dự tính nếu còn hiện diện tại Iraq đến năm 2017, Mỹ phải chi từ 3500 tỉ tới 4500 tỉ đôla. Riêng 5 năm qua Mỹ chi thực tế 1300 tỉ đôla. Số tiền này bao gồm cả tiền mang thương bình về nước chữa chạy, thay thế quân cụ bị hao hụt, ảnh hưởng của việc tăng giá dầu… Giáo sư E. Stigliz của Đại học Columbia, một trong 10 nhà kinh tế hàng đầu tại Mỹ cho rằng sau 5 năm theo đuổi cuộc chiến chính phủ Mỹ vay mượn ít nhất 1000 tỉ đôla, đa số từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Với đà này, năm 2017 Mỹ phải vay thêm 2000 tỉ đôla và người dân Mỹ phải è cổ trả nợ dài dài sau khi ông Bush lui về vườn ở Texas [8]. Chi phí khổng lồ cho cuộc chiến chống khủng bố tăng thêm thâm hụt ngân sách, vì vậy đóng góp vào làm xấu thêm sự thâm hụt tài khoản vãng lai hiện thời của Hoa Kỳ. Thâm hụt lớn hơn có nghĩa chủ nghĩa bảo hộ và sự tổn thương đồng đô la cũng tăng. Một sự sụp đổ của đồng đô la hay một sự tăng mạnh thâm hụt ngân sách (chưa cần đề cập tới một cú sốc dầu mỏ thêm nữa) có thể đều tạo ra lạm phát và tỉ lệ lãi suất cao hơn, thiệt hại lớn cho nền kinh tế thế giới.
Và đến năm 2008 kinh tế Mỹ đi vào suy thoái, buộc Quốc hội Mỹ phải thông qua kế hoạch trọn gói cứu vãn nguy cơ suy thoái trị giá 150 tỉ đôla. Trong vòng có 8 ngày đầu năm 2008, Cục dự trữ liên bang FED phải hai lần cắt giảm thêm lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn xuống còn 3%. Đầu năm 2008, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF Steven Dunaway cảnh báo kinh tế Mỹ suy thoái sẽ dẫn tới sự sụt giảm về xuất khẩu của các nền kinh
tế tăng trưởng nhanh ở châu Á mà đứng đầu là Trung Quốc. Ông dự báo nếu tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 1%, tăng trưởng kinh tế châu á có thể giảm 0,5% - 1% phục thuộc vào những tác động từ Mỹ và tác động này sẽ lớn nhất đối với các nước Đông Nam á, nơi đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp của Trung Quốc về xuất khẩu.
Cũng có những lo ngại là sự trì trệ của thế giới có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân khác: giá năng lượng. Vào năm 2004, giá dầu thô tăng 56% so với thời điểm chiến tranh kết thúc. Các nhà quan sát so sánh giá tăng quá nhanh hiện thời với các cú sốc dầu mỏ trước đáng chú ý là vào đầu những năm 1970 và cảnh báo là những hậu quả của giá dầu tăng liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thế giới, có thể làm chậm nền kinh tế Mỹ và G7 khoảng 0,3 tới 1% [27, tr.166].
Nhưng chính quyền Mỹ cũng bị buộc tội góp phần vào sự đầu cơ điên cuồng và vì vậy dẫn tới giá dầu cao, thông qua sự liên tục mua dầu nhằm đổ đầy Kho Dự trữ dầu chiến lược của quốc gia (Strategic Petroleum Reserve). Sau 11/9, Bush chỉ đạo Bộ Năng lượng đổ đầy Kho Dự trữ dầu chiến lược của quốc gia bằng mua 83 triệu barel và làm vậy không tính tới nghị quyết không ràng buộc kêu gọi chính quyền ngừng mua. Hậu quả là chính sách này làm tăng thêm phần lo lắng của thị trường về khả năng khủng bố vào cơ sở hạ tầng dầu thô, nó còn trực tiếp tăng sức ép lên giá dầu thế giới. Một học giả hài hước lưu ý rằng quyết định tăng thêm dự trữ có thể tăng giá dầu thêm 8 đô la/ barel [94, tr.7] và nói chung dù duy trì - hay thậm chí mở rộng – tiêu dùng dầu của Mỹ cũng tăng thêm luồng tiền chảy vào túi những tên khủng bố [94, tr.7]. Và theo giáo sư Stiglitz, cuộc chiến Iraq là yếu tố quan trọng làm tăng giá dầu thô. Trong 5 năm qua, giá dầu thô đã tăng từ 25 USD lên hơn 100 USD (có thời điểm lên tới 110 USD) vì cuộc chiến Iraq. Mỗi năm Mỹ phải chi thêm 25 tỉ USD cho việc tăng giá này [94, tr.7]. Chuyện này không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ, thế giới cũng bị ảnh hưởng nặng nề. ít nhất có 13 nước châu Phi đã báo cáo rằng do giá dầu tăng, thu nhập bình quân đầu người của nước họ
giảm 3% cao hơn nhiều so với mức tăng viện trợ nước ngoài dành cho họ. Các nhà nhập khẩu dầu tho châu ÂU và Đống á cũng bị thiệt hại 1100 tỉ USD.
Tác động tới tự do hoá cạnh tranh
Quyết tâm của Bush sử dụng các công cụ kinh tế nhằm củng cố liên minh thiện chí tạo ra ảnh hưởng tích cực nhất định tới tự do hoá và tăng trưởng thương mại. Vào hè năm 2001, những triển vọng của việc khởi động vòng đàm phán thương mại mới là rất ảm đạm, với sự chi rẽ lớn về chương trình nghị sự sẽ bàn về những gì. Vào tháng 11, Doha trở thành một biểu tượng của sự thống nhất trong cuộc chiến chống khủng bố. Quan trọng là Hoa Kỳ thành người đề xuất chính đằng sau phát động vòng đàm phán thiên niên kỉ của WTO, đặt những chính sách thương mại nhạy cảm mang tính chính trị của Hoa Kỳ vào hàng dệt may và quần áo, nông nghiệp, chống phá giá và thuế bù đắp lần đầu tiên lên bàn.
Một số người cũng rút ra mối liên kết giữa việc hợp tác của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên và chống khủng bố hồi giáo với sự miễn cưỡng của Bush nhượng bộ tăng sức ép của chủ nghĩa bảo hộ. Việc Nhà Trắng áp đặt vài loại thuế bảo hộ lên hàng nhập khẩu Trung Quốc và chỉ chấp nhận bỏ một loại với vụ kiện tại WTO về hàng bán dẫn là do bị thúc đẩy bởi những mối quan tâm CSĐN hay cam kết thực sự với tự do thương mại.
Tuy nhiên, thành tích của chính quyền trên mặt trận thương mại không phải không có vấn đề. Quyết định lớn đầu tiên của Bush trong lĩnh vực này là áp đặt thuế bảo hộ lên thép nhập khẩu vào tháng 3/2002, một động thái bị Clinton chống đối lâu nay. Hai tháng sau, dự luật trang trại Mỹ hứa hẹn tăng đáng kể trợ cấp nông nghiệp của Mỹ. Các quan chức khẳng định những động thái như vậy là cái giá chính trị phải trả để dành được thẩm quyền đàm phán nhanh từ một Quốc hội lưỡng lự, một thẩm quyền mà Bill Clinton không bao giờ đạt được và là một ưu tiên đặc biệt trong đàm phán thưong mại quốc tế. Nếu vậy, cách tiếp cận này đã thành công: vào tháng 12/2002, quyền đàm phán nhanh, được đặt lại tên là thẩm quyền thúc đẩy thương mại hay TPA được Hạ viện thông qua bằng một đa số suýt soát (chỉ ba hơn mức cần thiết tối thiểu ba phiếu); nó được Thượng viện thông qua vào tám tháng sau. Kể từ
đó, bộ sậu của Bush làm nhiều việc nhưng lại đứng yên trong việc thúc đuổi tự do hoá cạnh tranh, đó là đàm phán đồng thời các hiệp định song phương, khu vực và toàn cầu. Tới tháng 12/2004, 12 hiệp định đã được kí và thêm 12 hiệp định đang được thảo luận. Liệu điều này có giúp thúc đẩy tự do hoá cạnh tranh? Một số hiệp định song phương, chẳng hạn với úc, loại trừ những lĩnh vực được bảo hộ cao và quan trọng như đường. Thêm vào đó, lựa chọn đối tác của chính quyền Bush được xem như chuyên quyền độc đoán, nếu không bị thúc đẩy bởi những xem xét CSĐN: nhiều người rút ra liên kết giữa hiệp định Mỹ – úc và sự tham gia của úc và chiến tranh Iraq. Các cuộc đàm phán với Thái Lan năm 2004 chỉ tới sau sự cộng tác giữa các quan chức Hoa kỳ và cảnh sát Hoàng gia Thái quanh việc bắt giữ nhân vật khủng bố nòng cốt Hambali năm 2003 [27, tr.168]. Chính sách thương mại trở thành một phần sự hỗ trợ cho các mục tiêu an ninh được thể hiện rõ ràng hơn trong trường hợp các đối tác Trung Đông: các cuộc đàm phán với Bahrain bắt đầu vào tháng 1/2004 được ca ngợi như một công cụbiểu tượng rõ ràng của cuộc chiến chống khủng bố, trong khi các hiệp định với Oman và Các tiểu vương quốc ả rập được tuyên bố vào tháng 11/2004 có vẻ là những bước đi quan trọng tiến tới thúc đẩy sự phát triển và dân chủ tại Trung Đông. Ngược lại, những lợi ích kinh tế được dự tính từ các sáng kiến song phương và khu vực này có vẻ khá hạn chế, giải thích thiếu sự ủng hộ tại hai viện quốc hội và trong cộng đồng kinh doanh Mỹ. Khu vực tự do thương mại Trung Mỹ (CAFTA) đặc biệt gây nên sự chống đối đáng kể từ các nghiệp đoàn Mỹ, các nhà hoạt động môi trường, những nhà sản xuất đường, các nhà quan sát hàng đầu dự báo một câu chuyện bầu cử hấp dẫn trong Quốc hội. Một số người thậm chí cảnh báo rằng các hiệp định tự do thương mại khu vực rút cục không thích hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, nhắc nhở việc tạo ra các khu vực ưu đãi thương mại khác, đáng chú ý là ở Đông Á, ở đó Hoa kỳ có thể sớm thấy mình bị loại trừ [27, tr.168]
Cây gậy và củ cà rốt bằng tiền
Do ảnh hưởng của 11/9, các nguồn tiền tệ được sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu CSĐN của Hoa Kỳ, cô lập kẻ thù, thưởng cho bạn bè và giải quyết các đe doạ
an ninh tăng lên gây ra do sự đói nghèo toàn cầu. Vấn đề cung cấp tiền cho khủng bố là vấn đề được đặt ra ở đầu Phần III Đạo luật yêu nước Hoa Kỳ và các sức ép tác động lên nước ngoài. Vào đầu tháng 10/2001, Lực lượng hành động đặc nhiệm về tài chính (FATF),một cơ quan quốc tế được thiết lập nhằm chống rửa tiền, xuất bản tám kiến nghị để chống cung cấp tiền cho khủng bố và chuẩn bị các biện pháp chống lại các nhà nước coi thường họ. Chịu khuất phục trước sức ép của Mỹ, chính quyền Ả rập Xê út đồng ý mở đầu sự kiểm soát. Vào năm 2004, chính quyền Mỹ tự hào trong việc khoá 136, 8 triệu đô la tài sản của khủng bố.
Sau 11/9, chính quyền Mỹ thông báo tăng đáng kể mức viện trợ phát triển của Hoa Kỳ. Tại Monterrey vào ngày 14/3/2002, sau hơn một thập kỉ suy giảm cam kết trợ giúp, Bush tiết lộ một kế hoạch tăng viện trợ phát triển song phương lên 50%, bắt đầu từ năm 2004 và tới mức 5 tỉ đôla vào năm 2005. Toàn bộ khoản tăng viện trợ thành lập ra một Quỹ Thách thức thiên niên kỉ (MCA) mới nhằm thúc đẩy phát triển tại các chính quyền có thiên hướng cải cách. Vào tháng 4, chính quyền hứa tăng quỹ của Hoa Kỳ trong WB lên thêm 18% trong ba năm nhằm giúp thiết chế này đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động nhất định. Những sáng kiến mới này có thể được xem phần lớn như một nhân tố trong cách tiếp cận sau 11/9 của chính quyền. Với mọi người, viện trợ có thể đóng vai trò chính trong cuộc chiến chống khủng bố bằng ủng hộ các nước tuyến đầu và các nhà nước yếu kém: ngân sách năm 2004 vì vậy kêu gọi 4,7 tỉ đô la trợ giúp các nhà nước chính, bao gồm 657 triệu đô la cho Afghanistan, 460 triệu cho Jordan, 395 triệu đô la cho Pakistan và 255 triệu đô la cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nói chung hơn, chính sách mới phản ánh một nhận thức đang tăng lên là Washington phải bắt đầu sử dụng cả sức mạnh ‗cứng‘ và ‗mềm‘ nếu nó tiếp tục biến thế giới trở thành một nơi an ninh hơn và an toàn hơn, như được minh hoạ hoàn toàn gây ngạc nhiên bởi sự đặt sáng kiến HIV/ AIDS bên cạnh chiến lược Iraq trong Thông điệp liên bang năm 2003 [81].
Vấn đề việc viện trợ có nguy cơ bị chính trị hoá. Chẳng hạn, các khoản trợ cấp được quản lý bởi Tập đoàn thách thức thiên niên kỉ (MCC), bị giám sát bởi một ban bao gồm các quan chức nội các do Ngoại trưởng làm chủ tịch. Thứ nữa là về việc
lựa chọn các nước nhận viện trợ. Trong hai năm đầu, chỉ những nước có tỉ lệ bình quân đầu người ít hơn 1435 đô la được xem xét. Điều này, cùng với 16 tiêu chuẩn đủ tư cách được xác định, có vẻ đảm bảo viện trợ công bằng hơn và hiệu qủa hơn. Nhưng từ năm thứ ba, những nước có thu nhập ở giữa sẽ được tham gia xét chọn như Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Colombia, có vẻ gắn với tiêu chuẩn về địa chính trị [82]. Ngược lại, rất nhiều khả năng các nước nghèo nhất sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn tư cách của MCA, có thể khiến hầu hết các nước châu Phi tiểu sa mạc Sahara trong tình trạng chán nản, cùng với những nhà nước thất bại cung cấp chỗ ẩn náu cho khủng bố.
3.1.1.2. Tác động tới an ninh quốc tế
Tác động của Học thuyết Bush lên xã hội quốc tế trong những năm qua là rất lớn. Cuộc chiến chống khủng bố mang lại hình ảnh nước Mỹ rất khác về chủ nghĩa quốc tế và cam kết giúp đỡ quốc gia chịu đau đớn về những tổn thất nhân mạng như tại Somalia năm 1993. Chỉ trong 2 năm, quân đội Hoa Kỳ đã phá huỷ chế độ