Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của sàn giao dịch bất động sản EZ trên địa bàn quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội (Trang 46)

Quận Cầu Giấy được thành lập từ ngày 1/9/1997, trên cơ sở 4 xã và 3 thị trấn của Huyện Từ Liêm hình thành nên 7 phường và nay là 8 phường. Toàn quận có trên 1300 cơ quan, đơn vị, trường học của Trung ương và Thành phố đóng trên địa bàn. Do đặc điểm được thành lập từ cơ sở hạ tầng của Huyện Từ Liêm, đất đai, nhà ở quận Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tồn tại nhiều loại hình sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở: Đất thổ cư lâu đời trong khu vực dân cư cũ, đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm nhà ở, kinh doanh nhà ở, đất do các cơ quan đơn vị tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ quỹ đất chuyên dùng phân cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở, đất do UBND cấp xã tự chia đất dãn dân, Ki ốt cho thuê các gia đình tự chuyển đổi thành đất ở... Những năm trước đây, việc quản lý đất đai ở các xã, thị trấn ( khi chưa thành lập quận) còn lỏng lẻo dẫn đến sử dụng đất còn tùy tiện không theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác, do tộc độ đô thị hoá nhanh nên đất đai biến động nhiều, việc chỉnh lý theo dõi biến động đất không kịp thời, các hồ sơ lưu trữ về đất đai rất ít, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, với lý do như vậy quận Cầu Giấy luôn cố gắng đưa các quỹ đất vào sử dụng với mục đích và hiệu quả cao nhất. Năm 2000, tổng diện tích đất chưa sử dụng có 25,64 ha. Năm 2012, phần đất chưa sử dụng chỉ còn 0,62 ha tại phường Mai Dịch với diện tích 0,09 ha và phường Trung Hòa với diện tích 0,53ha. Như vậy trong giai đoạn 2000- 2012 quận Cầu Giấy đã chuyển 25,02 ha đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Đối với quỹ đất chưa sử dụng còn lại, để đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quận

Cầu Giấy đã có chủ trương xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển mục đích sử dụng sang làm đất ở và xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân Quận đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng kết hợp với kiểm tra giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nên đã hạn chế được phần nào những vi phạm sử dụng đất, đất đai dần được sử dụng đúng pháp luật, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đô thị quận Cầu Giấy.

Bảng 5: hiện trạng và biến động đất giai đoạn 2000-2012

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã loại

đất

Tổng diện tích tự nhiên các năm

2000 2005 2010 2012

Tổng diện tích tự nhiên 1202.98 1202.98 1202.98 1202.98

1 Đất nông nghiệp NNP 393.76 87.54 55.87 45.95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 365.31 68.03 48.02 38.1

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 364.64 66.76 46.75 36.83

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 301.32 33.95 21.47 13.99

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm

khác HNK 63.32 32.81 25.28 22.84

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.27 1.27 1.27 1.27

1.2 Đất lâm nghiệp LNP

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25.6 17.26 5.60 5.60

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2.25 2.25 2.25 2.25

2 Đất phi nông nghiệp PNN 783.58 1105.13 1146.49 1156.41

2.1 Đất ở OTC 315.28 392.58 413.99 413.98

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 315.28 392.58 413.99 413.98

2.2 Đất chuyên dùng CDG 401.41 548.39 635.28 648.46

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 60.64 59.09 86.2 92.12

2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 50.27 46.30 48.48 48.48

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanhphi nông nghiệp CSK 33.28 57.47 72.62 67.9

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 6.33 5.09 5.33 5.33

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 16.77 13.28 11.57 11.57

2.5 Đất song suối và mặt nước chuyên dùng SMN 16.5 16.44 13.17 12.91

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 27.29 123.35 67.15 64.16

3 Đất chưa sử dụng CSD 25.64 10.31 0.62 0.62

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 25.64 10.31 0.62 0.62

Nguồn : Tổng hợp từ só liệu điều tra. 1.3.2. Tình hình quản lý đất đai

Tình hình quản lý đất đai trước khi có Luật Đất đai năm 2003

Do đặc điểm quận Cầu Giấy được hình thành từ cơ sở hạ tầng của Huyện Từ Liêm, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận trong những ngày đầu gặp nhiều khó khăn :

- Hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các phường chưa được hệ thống đầy đủ và ít được cập nhật biến động thường xuyên.

- Cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các phường chưa có chuyên môn và sự am hiểu cần thiết cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.

- Cư dân trên địa bàn quận phần lớn làm nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công; do vậy việc am hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch chưa được quan tâm thực hiện, còn tồn tại nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất

- Cơ bản xây dựng xong hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính - nhà đất. Xây dựng bản đồ chuyên đề, trích và sao in dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận

- Quận Cầu Giấy đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết giao thông, sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2000 - 2010.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt 17.805 GCN, chiếm 70% tổng số Giấy chứng nhận quyền đủ điều kiện cấp.

- Trong các năm 1997 - 2003, UBND quận Cầu Giấy đã thực hiện GPMB được 125 dự án với diện tích là 287,51 ha. Có thể nói, trong giai đoạn 1997 - 2003, công tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Về cơ bản đã thực

hiện quản lý Nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất Đai 1993 quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy. Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt đô thị đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.

Tình hình quản lý đất đai sau khi có Luật Đất đai năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, UBND quận Cầu Giấy rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện tại, trên địa bàn quận và các phường đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất và giao thông ở tỷ lệ 1:2000. Đồng thời UBND quận cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận tới năm 2020 và định hướng tới năm 2030.

Hàng năm phường và quận đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sở để thực hiện việc giao đất cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.

Đến nay quận đã hoàn thành xong bản báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020. Toàn bộ 14 phường trên địa bàn quận đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp phường giai đoạn 2010 - 2020. Hầu hết các phường đều hoàn thành quy hoạch sử dụng đất theo đúng trình tự của luật đất đai, đúng thời hạn quy định và các quy hoạch đều có tính thực tiễn.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất của quận được lập theo đúng trình tự của luật đất đai. Hạn chế tới mức tối thiểu quy hoạch treo xảy ra.

Như vậy, có thể nói rằng công tác quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất đô thị trên địa bàn quận trong những năm qua được thực hiện khá tốt. Song có được kết quả đó cũng phải kể đến sự phấn đấu nỗ lực rất cao của UBND quận, đặc biệt là Phòng tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các phường cũng có vai trò quan trọng, góp phần hạn chế chồng chéo, lấn chiếm đất đai trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của sàn giao dịch bất động sản EZ trên địa bàn quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w