Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của sàn giao dịch bất động sản EZ trên địa bàn quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội (Trang 44)

Ngành nông nghiệp: Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, Nhà nước dần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp còn lại của quận đem lại hiệu quả kinh tế thấp hơn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp, thậm chí thấp hơn cả đi làm thuê. Do đó sản xuất nông nghiệp không thu hút được người dân. Để khắc phục tình trạng bỏ trống đất nông

nghiệp, đất nông nghiệp sẽ được đưa vào quy hoạch các dự án, các khu du lịch xanh, dịch vụ vui chơi, giải trí.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp : Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là bánh kẹo, vàng mã, thủy tinh. Bên cạnh đó quận Cầu Giấy có thể mở rộng thị trường công nghiệp sản xuất cần sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy dép … để tận dụng nguồn lao động dồi dào, cũng như một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ công nghệ cao như lắp ráp điện tử dân dụng, công nghệ thông tin … để khai thác tiềm năng chất xám và nguồn lao động trẻ, trình độ học vấn cao.

Ngành Thương mại du lịch ; Đây là ngành quận Cầu Giấy có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển. Trong tương lai không xa ngành này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế góp phần giải quyết việc làm đặc biệt cho lao động có tay nghề thấp.

1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số :

Theo số liệu thống kê thì tính đến năm 2011 dân số của toàn Quận là 208080 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5341 người. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục thống kê mật độ dân số của Thành phố Hà Nội chỉ là 1962 người/km(theo biểu dân số và mật độ dân số 2011 - Tổng cục thống kê), tức là mật độ dân số của Quận đã cao hơn 9,46 lần so với bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.

Số lượng và chất lượng lao động

Bảng 4: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn

vị 2000 2005 2010 2011

1. Số người trong độ tuổi lao động 1000

người 100.263 124.176 156.220 186.264

2. Số người đang làm việc trong nền kinh tế người100 89.030 108.306 156.160 162.459 Tỷ lệ

lao động

-Nông nghiệp % 5 0 0 0

-Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21

-Dịch vụ % 48 79 80 79

Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 48% năm 2000 lên 79% năm 2005; trong khi đó, cùng với việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thì lao động ngành nông nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2005 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%

Lực lượng lao động trên địa bàn Quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật,trong khi trình độ chuyên môn thì thấp.Như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của sàn giao dịch bất động sản EZ trên địa bàn quận Cầu Giấy - TP. Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w