Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa chưa phát

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 59)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.2.Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa chưa phát

huy được vai trò quản lý sản phẩm, hàng hóa của ngành; cơ quan quản lý khoa học và công nghệ chưa thực hiện được vai trò đầu mối về chất lượng cũng như là trong lưu thông hàng hóa

a. Vấn đề Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng

Hiện nay, căn cứ để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng (xem

Phụ lục trang 105). Tổng cộng chỉ có 115 sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng thuộc trách nhiệm của 8 Bộ, nay còn 7 do Bộ Thủy sản nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm thuộc Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương. Vậy một câu hỏi được đặt ra là ngoài các hàng hóa được qui định trong Quyết định 50 thì các hàng hóa còn lại được quản lý về chất lượng ra sao? Tất cả các hàng hóa nằm ngoài Danh mục theo Quyết định 50 được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở, nghĩa là doanh nghiệp có năng lực sản xuất tới đâu thì công bố mức chất lượng tới đó hay nói cách khác doanh nghiệp tự chọn mức chất lượng cho hàng hóa của mình. Vấn đề chính là ở chỗ này, tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng phải dựa trên các tiêu chuẩn khác (tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế,…, Theo Luật Tiêu chuẩn và QCKT năm 2006 thì không có qui định hệ thống tiêu chuẩn ngành), nhưng thực tế có loại hàng hóa đã có thương hiệu hàng trăm năm, thậm chí đã xuất khẩu sang nước ngoài như thị trường Mỹ, Úc,… mà tiêu chuẩn quốc gia chưa có, đó là sản phẩm Mắm, Đường Thốt lốt,… An Giang đang xây dựng QCKT địa phương cho các sản phẩm này. Qua đó cho thấy, kho tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay chưa bao quát hết các hàng hóa đang lưu thông.

b. Hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra thiếu đồng bộ, phối hợp, vai trò đầu mối chưa thấy

Phải thừa nhận có những nguyên nhân khách quan như áp lực thị trường hàng hóa, lại liền kề với biên giới phức tạp. Việc quản lý lại phân chia thành nhiều Bộ, Ngành nên lực lượng kiểm tra, kiểm soát quá mỏng cả về người lẫn phương tiện. Nhưng nguyên nhân chủ quan phải xem xét:

Cơ quan, người thực thi công vụ chưa làm hết trách nhiệm, lại thiếu điều kiện, công cụ để triển khai và đặc biệt là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong địa phương, cơ quan trung ương với địa phương. Ngoài ra mối liên hệ, liên kết rất thiếu, chưa thiết lập đầy đủ, chưa đáp ứng. Các ngành chưa xác định được hết các sản phẩm, hàng hóa nào là của ngành mình quản lý, có sự đùn đẩy qua lại giữa các đơn vị quản lý. Từ đó chưa

thống kê được doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của ngành để cung cấp chính xác và đầy đủ những thông tin cần thiết về chất lượng. Như sản phẩm Nhang để thắp, khi cơ sở sản xuất liên hệ để được hướng dẫn công bố chất lượng thì không có cơ quan nào cho là sản phẩm này thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Vậy ai sẽ quản lý sản phẩm này? Thực tế còn rất nhiều trường hợp xảy ra như thế.

Hơn nữa, trong hoạt động quản lý thường chú trọng đến những sản phẩm, hàng hóa dễ thực hiện cho việc kiểm tra, thanh tra. Quản lý chất lượng Xăng không chì là trách nhiệm của Bộ KH&CN, cơ quản quản lý nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng là Tổng cục TCĐLCL, về địa phương là Sở KH&CN. Vậy mà Sở Công thương vẫn thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng đối với mặt hàng này.

Bộ KH&CN mà cụ thể là Tổng cục TCĐLCL là cơ quan nhà nước đầu mối về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng vai trò này còn đang bị “bỏ ngõ”.

Các Bộ, ngành địa phương chưa thực hiện chức năng thông tin, báo cáo về tình hình quản lý chất lượng hàng hóa cho ngành KH&CN để phục vụ công tác quản lý. Cụ thể ở An Giang thì Chi cục TCĐLCL chính là đầu mối về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhưng hiện nay chưa Sở, ngành nào trong tỉnh báo cáo về hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa của ngành mình cho đơn vị này.

c. Hoạt động Phòng TBT

Thực hiện theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/05/2005 về việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về TBT. Mỗi tỉnh hiện nay có một Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT, phần lớn các Văn phòng này đặt tại Chi cục TCĐLCL. Nhiệm vụ chủ yếu là thông báo và hỏi đáp về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, đây chính là sự thể hiện vai trò đầu mối về tiêu chuẩn, chất lượng của cơ quan quản lý KH&CN.

Thực tế các Văn phòng này chỉ mới có tiếp nhận thông tin cảnh báo từ Văn phòng TBT Việt Nam về những thông tin liên quan đến việc xuất nhập khẩu của các nước thành viên WTO, sau đó đưa lên Website TBT ở địa phương. Một số tỉnh như Bắc Ninh, Ninh Thuận, Đồng Tháp,… thì cho xuất bản tin hàng tháng từ các thông tin trên và một số hoạt động tiêu chuẩn, chất lượng của tỉnh mình, gửi cho một số doanh nghiệp và các Điểm TBT ở các tỉnh. Nhiệm vụ cần thiết ở đây chính là rà soát lại tất cả các sản phẩm, hàng hóa ở mỗi địa phương, được sản xuất từ những doanh nghiệp nào, thuộc bao nhiêu lĩnh vực, từ đó mới chọn lọc, cung cấp thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng cho doanh nghiệp, để hàng hóa được sản xuất ra ngày một chuẩn hóa. Bên cạnh đó cũng phải hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp những qui định về tiêu chuẩn, QCKT của nước sở tại để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa. Điều này ở địa phương còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 59)