Tình hình chung

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 44)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.1. Tình hình chung

Sau 4 năm gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng mở cửa sâu rộng hơn, đầy đủ hơn, hội nhập nhanh hơn vào thị trường khu vực và thế giới theo lộ trình đã cam kết.

Thị trường bán lẻ liên tục phát triển với tốc độ cao từ 20% đến 25% qui mô; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đạt từ 750.000 ÷ 800.000 tỷ đồng những năm 2006 ÷ 2008, lên trên 1 triệu tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 mặc dù kinh tế khó khăn, giá cả tiêu dùng cao, sức mua giảm nhưng vẫn có thể đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đã đóng góp khoảng 15% GDP; doanh số bán lẻ bằng 60% ÷ 70% GDP, góp phần tăng trưởng kinh tế trong những năm qua.

Cấp độ, không gian thị trường bán lẻ đã có sự thay đổi đáng kể, tổ chức thị trường được các địa phương chú trọng, các doanh nghiệp bán lẻ đã không ngừng mở rộng mạng lưới bán lẻ, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại phát triển nhanh. Năm 2007 ÷ 2008 chỉ có 200 ÷ 250 siêu thị, trung tâm thương mại, đến hết năm 2010 đã có gần 530 siêu thị, trung tâm thương mại. Chợ đầu mối bán buôn, hệ thống bán lẻ đã được xây dựng, cả nước đến nay đã có 8500 ÷ 9000 chợ các loại; phương thức kinh doanh hiện đại phát triển nhanh; đến nay có từ 20% đến 23% lượng hàng hoá lưu thông theo phương thức này, trong đó có nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn như Saigon Coop, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Điện máy Nguyễn Kim, Công ty Cổ Phần Nhất Nam, Tập đoàn Phú Thái, …

Doanh nghiệp, doanh nhân bán lẻ phát triển nhanh, đến 2010 có khoảng từ 15 vạn đến 18 vạn doanh nghiệp chuyên doanh hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ, xuất nhập khẩu với số lao động từ 5,4 triệu đến 5,5 triệu người.10

Mở rộng qui mô thị trường, doanh số tăng trưởng liên tục, đồng nghĩa với việc hàng hóa lưu thông ngày một nhiều, đa dạng và có xuất xứ nhiều nơi; đặc biệt là hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn được bày bán, tạo sự không yên tâm cho NTD. Bên cạnh đó, hệ thống chợ, nhất là chợ nông thôn, chợ ở các vùng kinh tế trọng điểm vừa thiếu, vừa tạm bợ, hệ thống kho, bảo quản, chế biến, đóng gói còn rất sơ khai ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hoá.

Một thực trạng chất lượng hàng hóa hiện nay, được thu nhỏ thông qua kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông thị trường tỉnh An Giang qua các năm: Các mặt hàng được cơ quan chức năng kiểm tra là: xăng, dầu, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, thép xây dựng, đồ điện gia dụng; vật tư nông nghiệp, thuốc thú y - thủy sản, thức ăn chăn nuôi; dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm,…Kết quả kiểm tra thể hiện qua bảng 2.1 và hình 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa

Năm Cơ sở sản xuất, kinh doanh

được kiểm tra Cơ sở vi phạm

2007 2008 2009 2010 256 173 192 152 70 (chiếm 27%) 55 (chiếm 32%) 57 (chiếm 30%) 47 (chiếm 31%)

(Nguồn: tổng hợp từ Sở KH&CN, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tỉnh An Giang)

10

http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/thuongmai/View_Detail.aspx?ItemId=2978, Phan Thế Ruệ (2011) - Nguyên thứ trưởng Bộ Thương Mại, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Thị trườngbán lẻ Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO.

31 30 32 27 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008 2009 2010 2011 năm %

Hình 2.1: Tỉ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm về chất lượng hàng hóa

Qua số liệu báo cáo sơ bộ được thống kê cho thấy chất lượng hàng hóa diễn biến qua các năm là rất phức tạp. Từ những hàng hóa có yêu cầu bình thường như: thức ăn chăn nuôi, phân bón; cho đến những mặt hàng khi sản xuất phải đảm bảo các điều kiện rất khắc khe như: đồ điện hay dược phẩm cũng vẫn xảy ra tình trạng không đạt chất lượng như tiêu chuẩn công bố hay quy chuẩn bắt buộc áp dụng. Trong đó, đặc biệt là sản phẩm ly thủy tinh Beautiful xuất xứ từ Trung Quốc, trên ly có in hình hoa hồng chứa hàm lượng chì vượt gấp 2000 lần mức cho phép. Từ 27% đến 32% cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra vi phạm về chất lượng hàng hóa đang lưu thông, chiếm một tỉ lệ khá lớn; hơn nữa đây cũng chỉ là những mặt hàng điển hình và cũng chỉ riêng của tỉnh An Giang. Nếu chúng ta kiểm soát được toàn bộ hàng hóa trên thị trường thì con số này có thể lớn hơn rất nhiều. Điều này cho thấy thực trạng chất lượng hàng lưu thông thị trường hiện nay là rất đáng lo ngại và thực sự là rất khó để kiểm soát.

Một phần của tài liệu Thiết lập mối liên kết thường xuyên giữa cơ quan quản lý khoa học và công nghệ với người tiêu dùng nhằm nầng cao hiệu quả quản lý chất lượng hàng hóa[153304]153153304.PDF (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)